Bảo đảm nguyên tắc độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động kinh tế đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 133)

trong lãnh đạo hoạt động kinh tế đối ngoại

Trong quan hệ kinh tế với các nước, không đơn thuần phải xử lý tốt mối quan hệ về lợi ích kinh tế, mà còn phải xử lý tốt mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị. Hoạt động KTĐN, vì vậy, có quan hệ khăng khít với việc xây dựng nguyên tắc độc lập tự chủ, bởi thông qua KTĐN là con đường nhanh nhất tăng cường tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của đất nước về nguồn lực con người và tài nguyên. Mở rộng hoạt động KTĐN là để tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, nhưng tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với việc thực hiện từng bước những đặc trưng của CNXH, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước đi, từng bước phát triển. Do vậy, mở rộng quan hệ KTĐN phải chủ động sao cho vừa

khai thác được nhiều nguồn lực bên ngoài, vừa phát huy được nguồn lực bên trong để phát triển kinh tế, trả được nợ, không lệ thuộc vào nước ngoài và xây dựng thành công CNXH.

Độc lập, tự chủ về kinh tế được hiểu là độc lập tự chủ trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; là chủ động tham gia vào phân công lao động quốc tế; hợp tác, cạnh tranh trên cơ sở phát huy tốt nhất nội lực và lợi thế so sánh của quốc gia. Thực tế cho thấy, muốn giữ được độc lập tự chủ nhất thiết phải có hai điều kiện: phải có đường lối, chính sách độc lập tự chủ và phải có thực lực kinh tế đủ mạnh. Độc lập tự chủ về đường lối, chính sách có nghĩa là tự mình lựa chọn định hướng phát triển, không bị lệ thuộc vào bên ngoài, không chịu sức ép của bất kỳ đối tác/quốc gia nào. Điều này có thể thực hiện khi Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực; đồng thời, cân bằng trong các mối quan hệ này, tránh sự lệ thuộc vào một hoặc một số đối tác nhất định. Thực lực kinh tế đủ mạnh là sản xuất phải đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội và có tích lũy cần thiết từ nội bộ nền kinh tế để tái sản xuất mở rộng; nền kinh tế có sức cạnh tranh cao, có cơ cấu hợp lý; an ninh lương thực, an toàn năng lượng được bảo đảm; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, chất lượng… Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, muốn có thực lực kinh tế đủ mạnh thì nhất thiết phải thực hiện CNH, HĐH, mà muốn CNH, HĐH thành công thì không thể không mở rộng KTĐN.

Đảng xác định rõ nguyên tắc trong khi mở rộng KTĐN là bảo đảm giữ vững độc lập, tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng cùng có lợi, bảo vệ môi trường, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Mở rộng KTĐN nhưng phải theo định hướng XHCN. Giữ vững độc lập tự chủ và định hướng XHCN là yêu cầu chính trị cao nhất đối với hoạt động KTĐN và là nguyên tắc bất di bất dịch cần giữ trong mọi hoàn cảnh. Độc lập tự chủ là tự mình quyết định các vấn đề đường lối, chính sách, các mục tiêu và các quyết sách về đối nội, đối ngoại của đất nước, phù hợp với lợi ích và nghĩa vụ quốc gia, thích ứng với xu thế thời đại. Trong quá trình xây dựng đường lối, các kế hoạch phát triển kinh tế, cần chú trọng bảo đảm cho nền kinh tế phát triển bền vững, có khả năng đối phó hữu hiệu trước những diễn biến xấu của tình hình thế giới và trong nước. Để giữ vững độc lập tự chủ và định hướng XHCN thì điều quan trọng nhất là phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước trong hoạt động KTĐN. Đảng và Nhà nước xác định nền kinh tế Việt

Nam không đi theo cơ chế thị trường tự do mà theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, Nhà nước quản lý theo nguyên tắc kết hợp thị trường với kế hoạch. Nền kinh tế độc lập, tự chủ không phải là nền kinh tế khép kín, càng không phải là nền kinh tế được bảo hộ tràn lan, mà đó là nền kinh tế mở và hội nhập. Để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trước hết Đảng có cách tiếp cận mới trong nhận định tình hình thế giới và khu vực, những đặc điểm và xu thế lớn của thời đại… Đảng đánh giá thế giới và khu vực đã và đang diễn ra các xu thế như các nước lớn cạnh tranh gay gắt về kinh tế, thương mại, khoa học - công nghệ; hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và quốc gia trên thế giới; các nước vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình; toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra ngày càng sâu sắc, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng gia tăng; mọi hoạt động KTĐN đều phải phục vụ phát triển kinh tế, “lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương hướng phát triển, lựa chọn các dự án đầu tư và công nghệ” [48, tr. 205-206]. Theo quan điểm này, đòi hỏi phải biết tổ chức và phát huy có hiệu quả các lĩnh vực KTĐN vốn có; đồng thời, biết tìm kiếm và đón nhận các lĩnh vực KTĐN mới trên cơ sở thực tiễn của các nước và điều kiện trong nước. Quan hệ KTĐN trong thời đại ngày nay không chỉ bó hẹp trong phạm vi song phương mà phấn đấu để trở thành bạn hàng của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới (quan hệ đa phương). Đảng chủ trương mở rộng thị trường và đối tượng hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, với tất cả các tổ chức chính phủ và phi chính phủ… trên nguyên tắc bảo vệ độc lập, thống nhất, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và các bên bình đẳng cùng có lợi. Khẳng định tính khách quan và phương hướng của quá trình đổi mới, “quyết không chấp nhận con đường nào khác ngoài con đường xã hội chủ nghĩa”, Đảng từng bước hoàn thiện, bổ sung, cụ thể hóa thêm đường lối đổi mới, mở cửa hội nhập. Đảng xác định ở tầm vĩ mô “xu thế không thể tránh khỏi đối với sự phát triển” của việc tham gia hoạt động KTĐN, đặc biệt là đối với Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Như vậy, nguyên tắc độc lập, tự chủ và định

hướng xã hội chủ nghĩa phải luôn được quán triệt sâu sắc trong từng bước đi, trong

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động kinh tế đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)