Bảo đảm tính đồng bộ trong chỉ đạo các lĩnh vực của hoạt động kinh tế

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động kinh tế đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 111)

tế đối ngoại, nhưng chú trọng những lĩnh vực trọng điểm

Phát triển KTĐN trước hết xuất phát từ lợi ích quốc gia, dân tộc bao gồm cả lợi ích chính trị và lợi ích kinh tế; đồng thời, phải nhằm tới mục đích chung bảo đảm thực hiện lợi ích đó. Với chủ trương của Đảng đề ra từ năm 1986, Việt Nam tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới một cách chủ động và linh hoạt. Quá trình đó góp phần quan trọng phá thế bị bao vây, cô lập, tạo thế và lực vững chắc hơn cho đất nước thông qua mối quan hệ đan xen nhiều chiều, nhiều tầng, vừa hợp tác vừa đấu tranh với các nước và các tổ chức quốc tế. Nội dung kinh tế luôn được coi trọng trong mọi hoạt động đối ngoại song phương cũng như đa phương. Qua các lĩnh vực cụ thể của hoạt động KTĐN, Việt Nam đã đạt được một số kết quả khả quan về thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao trình độ

công nghệ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế, tăng cường tiềm lực phục vụ an ninh - quốc phòng.

Trước tiên, thông qua phát triển KTĐN, thị trường của Việt Nam được mở rộng

Nếu như thời gian đầu thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là Liên Xô và các nước XHCN, đến năm 2006 thị trường này chỉ chiếm khoảng 2% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Châu Á nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn xuất khẩu sang các nước EU, châu Phi, Nam Mỹ và châu Đại Dương. Nhờ việc mở rộng thị trường, hàng hóa Việt Nam có điều kiện xâm nhập vào thị trường thế giới (xem Phụ lục 5, mục 5.2). Tăng trưởng xuất khẩu bình quân hàng năm giai đoạn 1986 - 2005 là 21,2% cao gấp 2 lần tăng trưởng GDP. Nếu xuất khẩu bình quân hàng năm ở giai đoạn trước đổi mới là 1,4 tỷ đôla, thì giai đoạn 2001 - 2005 đã tăng lên 22,2 tỷ đôla (gấp 16 lần). Với mục tiêu phát triển xuất khẩu cao làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP, tỷ trọng xuất khẩu chiếm trong GDP và xuất khẩu bình quân đầu người ngày càng tăng (xem Phụ lục 25). Các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam thường được xuất khẩu là dầu thô, đồ gỗ, than đá, thuỷ sản, may mặc, giày dép, thủ công mỹ nghệ, các hàng hóa sử dụng nhiều lao động. Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong nông nghiệp, từ năm 1989 đến năm 2006 xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Hàng may mặc, giày dép, thuỷ sản, đồ gỗ, cà phê là có kim ngạch xuất khẩu mỗi ngành đạt trên mức 1 tỷ USD/năm. Các làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân.

Một điểm rất đáng chú ý là quan hệ KTĐN giữa Việt Nam và các nước lớn có nhiều chuyển biến quan trọng, thể hiện rõ nét chủ trương xác lập quan hệ kinh tế với các nước lớn. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển toàn diện trên các lĩnh vực. Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc (tháng 11 - 2006) “hai bên đã ký 10 hiệp định hợp tác có tổng giá trị hơn 3 tỷ USD” [61, tr. 24], đồng thời nhất trí sớm hoàn thành mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 10 tỷ USD và phấn đấu đạt 15 tỷ USD vào năm 2010. Hai bên đẩy mạnh triển khai Chương trình hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”, thỏa thuận thành lập ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc và thực thi các biện pháp nhằm hạn chế nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ cũng có bước tiến tích cực. Tháng 12 -

2006, Tổng thống Mỹ đã ký và chính thức ban hành đạo luật về thiết lập Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam. “Năm 2006, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã vượt 9 tỷ USD” [61, tr. 25]. Nhiều tập đoàn công ty lớn của Mỹ đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt tập đoàn Intel đã đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh dự án trị giá 1 tỷ USD, lớn nhất từ trước đến nay. Năm 2006 đánh dấu bước phát triển lên tầm cao mới sau chặng đường 33 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản với chuyến thăm hữu nghị kế tiếp nhau của Thủ tướng hai nước. Hai bên nhất trí hướng tới xây dựng đối tác chiến lược, bắt đầu thảo luận về Hiệp định đối tác kinh tế song phương và Sáng kiến chung Nhật - Việt giai đoạn II. Nhật Bản tiếp tục là nước dẫn đầu viện trợ ODA cho Việt Nam, “kim ngạch thương mại hai chiều đến năm 2006 đạt 9 tỷ USD, phấn đấu đạt 15 tỷ USD vào năm 2010” [61, tr. 25].

Hợp tác Việt Nam - EU được tăng cường theo hướng đưa quan hệ hai bên lên tầm đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện, lâu dài. Năm 2006, Ủy ban châu Âu (EC) và các nước EU vẫn là nhà cung cấp ODA lớn thứ ba cho Việt Nam (sau Nhật Bản và Ngân hàng Thế giới); riêng EC cam kết viện trợ “16 triệu Euro/năm trong giai đoạn 2007 - 2013” [61, tr. 26]. Trong khi coi trọng phát triển quan hệ KTĐN với các nước lớn, các nước phát triển, Việt Nam vẫn dành sự quan tâm đặc biệt đối với việc

củng cố và tăng cường hợp tác với các nước Đông Nam Á, nhất là với các nước Đông Dương. Đến năm 2006, Việt Nam là nước đầu tư lớn thứ hai vào Lào với tổng số đăng ký gần 600 triệu USD. Quan hệ Việt Nam - Cămpuchia có bước phát triển mới với quyết tâm nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 2 tỷ USD vào năm 2010. Quan hệ KTĐN giữa Việt Nam và các nước ASEAN khác được củng cố, tăng cường trên nhiều lĩnh vực theo hướng ổn định, lâu dài và tin cậy lẫn nhau, tích cực thực hiện lộ trình AFTA và các cam kết kinh tế đa phương, phấn đấu vì một ASEAN phát triển đồng đều, hòa bình, thịnh vượng.

Thứ hai,Việt Nam thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu là FDI và ODA(xem Phụ lục 10)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xuất hiện trong nền kinh tế từ năm 1988 khi hình thành liên doanh dầu khí Việt - Xô. Từ đó số dự án, số vốn đăng ký cũng như vốn pháp định dần dần tăng lên. Vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài được thể hiện ở Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1987 và bốn lần sửa đổi (vào các năm 1990, 1992, 1996 và 2000). Với những sửa đổi, bổ sung của Quốc

hội, vốn FDI vào Việt Nam tăng nhanh qua các năm (xem Phụ lục 8). Năm 2006, vốn FDI vào Việt Nam đạt con số kỷ lục là 7,8 tỷ USD. Đặc biệt, khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO càng tạo điều kiện mở rộng thị trường kinh doanh, làm tăng mối quan tâm của các nhà đầu tư, các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài. Địa phương thu hút nhiều dự án và vốn đầu tư là Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương.

ODA là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của các chính phủ, các tổ chức quốc tế dành cho các nước đang phát triển dưới dạng tiền tệ, hàng hóa, chuyển giao công nghệ… ODA đã phát huy vai trò quan trọng trong việc tạo ra lưu lượng vốn cho các nước. Từ năm 1993, sau khi khai thông quan hệ với tổ chức Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) một nguồn vốn ODA khá lớn tập trung vào Việt Nam. Việc sử dụng ODA mang lại hiệu quả lâu dài và trở thành một nguồn ngoại lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam (xem Phụ lục 12).

Thứ ba,góp phần nâng cao năng lực của doanh nghiệp và nền kinh tế

Thông qua hoạt động KTĐN đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam có bước phát triển cả về lượng và chất. Từ chỗ chỉ có 10.000 doanh nghiệp, đến năm 2006, có khoảng 160.000 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó: “Riêng đội ngũ doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu tới năm 2005 là 35.714 doanh nghiệp, tăng gấp 965 lần so với năm 1986” [91, tr. 127].

Phân công lao động thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa còn ở mức độ thấp, phù hợp với cơ cấu kinh tế đóng. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của hoạt động KTĐN 20 năm đổi mới đã đẩy nhanh tốc độ phân công lại lao động xã hội theo hướng phát huy thế mạnh của từng địa phương, từng thành phần kinh tế, hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến: lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long; mía đường ở miền Trung; chè ở trung du, miền núi phía Bắc; cà phê ở Tây Nguyên; cao su ở Đông Nam Bộ; cây ăn quả ở Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi phía Bắc; nuôi trồng thuỷ sản ở nhiều tỉnh ven biển và đồng bằng sông Cửu Long; vùng nguyên liệu giấy ở Trung du và miền núi. Hoạt động KTĐN còn thúc đẩy tốc độ phát triển của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp.

Môi trường đầu tư trong nước được cải thiện liên tục, từ chỗ môi trường đầu tư chưa tốt, đã tốt dần lên. Theo đánh giá của Diễn đàn Thương mại và Phát triển

Liên hợp quốc (UNCTAD): tính đến năm 2006, Việt Nam trở thành một trong 10 nền kinh tế có triển vọng thu hút đầu tư nhất thế giới. Thông qua phát triển KTĐN góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới. Năm 2006, đánh dấu một bước phát triển mới của Việt Nam: là chủ nhà của APEC và Chủ tịch Hội nghị các Nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ XIV; châu Á nhất trí giới thiệu Việt Nam là ứng cử viên duy nhất vào chức Uỷ viên không thường trực Hội động Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009; ngày 07 - 11 - 2006, Việt Nam gia nhập WTO. Đây là quá trình phấn đấu bền bỉ hơn 11 năm trên cơ sở vận dụng quy luật khách quan, đánh giá đúng thực lực đất nước trên con đường đổi mới. “Việc gia nhập WTO là bước hội nhập đầy đủ và thực chất hơn vào kinh tế thế giới, là dấu mốc mới rất quan trọng” [49, tr. 126], từ hội nhập ở cấp độ khu vực (ASEAN năm 1995), liên khu vực (ASEM năm 1996, APEC năm 1998) đến cấp toàn cầu hóa (từ năm 2006).

Thứ tư, tăng cường tiềm lực phục vụ an ninh - quốc phòng

Lợi ích dân tộc luôn là xuất phát điểm và chuẩn mực tối cao trong mọi quan hệ quốc tế. Cần khẳng định rằng chiến tranh tuy đã đi qua song phía trước còn nhiều vấn đề phức tạp như tranh chấp biên giới, lãnh hải, hải đảo và cạnh tranh kinh tế... đó cũng là một cuộc đấu tranh vừa quyết liệt, vừa lâu dài.

Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực tạo điều kiện cho Việt Nam tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, bảo đảm cung cấp ngày càng tốt hơn vũ khí, đạn dược và các trang thiết bị thường xuyên cho lực lượng vũ trang; đồng thời, tăng khả năng dự trữ để bảo đảm nhu cầu thời chiến. Mặt khác, quá trình tham gia phân công lao động và hợp tác quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Sự chuyển dịch này làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới. Thông qua đó, Việt Nam có thể khắc phục được sự yếu kém về cơ sở vật chất, phương tiện cơ động, tăng cường sự vững chắc cho khu vực phòng thủ bằng cách khai thác các nguồn lực tại chỗ từ các khu chế xuất, khu công nghệ cao, các vùng kinh tế đang phát triển.

Phát triển KTĐN góp phần hình thành tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ Tổ quốc ngày nay không chỉ là bảo vệ biên giới, hải đảo, vùng trời… mà còn gắn liền với bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, chống kẻ thù xâm lược từ bên ngoài và bọn phản động bên trong cấu kết

với nhau, chống tự diễn biến đi chệch hướng XHCN, bảo vệ mọi hoạt động của đất nước. Quốc phòng không chỉ đơn thuần hoặc chủ yếu là quân sự, mà bao gồm nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, đối nội, đối ngoại và không chỉ chống lại chiến tranh xâm lược bằng vũ trang mà còn chống lại cả những thủ đoạn phi vũ trang. Việt Nam có thể thông qua thực hiện đa phương hóa và đa dạng hóa hoạt động KTĐN mà tạo ra sự đan xen, chế ước lẫn nhau, qua đó hạn chế nguy cơ xung đột vũ trang, tạo cơ hội thuận lợi để xây dựng CNXH. Thực hiện nguyên tắc này, phải gắn kết kinh tế với quốc phòng, an ninh trong từng hình thức hoạt động, phải đưa yêu cầu quốc phòng - an ninh “xâm nhập một cách tự nhiên” vào các hoạt động KTĐN. Điều đó đòi hỏi phải không ngừng nâng cao năng lực điều hành vĩ mô của Nhà nước trong việc thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng.

Đất nước đã trải qua nhiều năm chiến tranh do vậy, hơn bao giờ hết cần xử lý các vấn đề, các mối quan hệ cụ thể, trong hoàn cảnh cụ thể trên cơ sở xem xét các vấn đề của khu vực và thế giới với mục tiêu Việt Nam trở thành diễn đàn hòa bình, ổn định và phát triển, trở thành cầu nối của mọi giao lưu hợp tác, trở thành trung tâm thương mại và dịch vụ, trung tâm chế biến và cung ứng hàng hóa cho mọi phía khác nhau. Chỉ có làm được như vậy nền kinh tế mới phát triển nhanh chóng và đó cũng chính là cơ sở bảo đảm vững chắc nền an ninh quốc gia, gắn an ninh quốc gia với an ninh cộng đồng khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động kinh tế đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 111)