Tăng cường công tác thẩm định và phân tích tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (Trang 66)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-HÀ NỘ

3.2.3.1 Tăng cường công tác thẩm định và phân tích tín dụng.

Thẩm định tín dụng mục đích là để hiểu biết về khách hàng, khả năng sinh lợi, phát hiện và chú trọng rủi ro để từ đó giảm thiểu rủi ro.

Thẩm định khách hàng bao giờ cũng tồn tại mâu thuẫn giữa một bên là thẩm định quá kĩ thì chậm, khách hàng bỏ đi, với một bên là thẩm định qua loa sơ sài thì rủi ro cao. Ngân hàng là một trung gian tài chính nên rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, những nhà quản lí ngân hàng giỏi phải biết chấp nhận rủi ro ở mức độ chấp nhận được. Do đó việc thẩm định khách hàng phải luôn tuân thủ quy trình đã được đề ra. Bám sát theo đúng quy trình định sẵn, việc thẩm định sẽ không phải tốn nhiều thời gian do phải định hướng, mà vẫn có thể đảm bảo giảm thiểu được rủi ro.

ngân hàng tiến hành soạn thảo hồ sơ tín dụng mang tính ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lí và giải ngân.

Cùng với việc thẩm định hồ sơ trước khi giải ngân thì việc thẩm định lại rủi ro tín dụng sẽ giúp cho các ngân hàng xác định được mức độ tổn thất khi vỡ nợ có thể xảy ra để ngăn ngừa hoặc dùng quỹ dự phòng trích lập, xử lí trước. Đối với những khoản vay không có đảm bảo, việc đánh giá mức độ tổn thất khi vỡ nợ phụ thuộc vào giá trị hiệu quả ròng trong bảng cân đối kế toán của khách hàng, tỉ trọng của tín dụng không bảo đảm/tổng giá trị tín dụng. Đối với những khoản vay có bảo đảm, việc xác định mức độ tổn thất khi vớ nợ được tiến hàng theo hai khâu. Một là xác định giá trị của khách hàng, xem xét tài sản của khách hàng có thể bán đi và có những cách thức tin cậy giúp xác định giá trị tài sản này hay không. Hai là xác định liệu những tài sản nhất định của khách hàng có thể được thanh lí độc lập với nhau hay không khi vỡ nợ, nếu khách hàng phá sản thì còn lại được những gì.

Việc thẩm định lại rủi ro tín dụng, xác định mức độ thiệt hại khi vỡ nợ xảy ra, hoặc là hậu quả của việc không trả được nợ để xác định mức độ tổn thất ước tính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mức dự phòng rủi ro mà các ngân hàng đặt ra. Hoạt động của ngân hàng là phân bổ nguồn vốn kinh tế dựa trên mức độ tổn thất ước tính nhưng cần chú ý tính toán các khoản vay sao cho có thể bù đắp được những tổn thất dự kiến và các tổn thất ngoài dự kiến, tức là cần phải tính đến cả các yếu tố như khả năng vỡ nợ, mức độ tổn thất thực tế khi vỡ nợ và tổn thất thông thường khi vỡ nợ. Do vậy công tác này cần được chú trọng hơn nữa.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w