Giai đoạn thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (Trang 64)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-HÀ NỘ

3.2.2.2Giai đoạn thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ

Khi thẩm định phương án vay vốn, nhân viên tín dụng cần xem xét tính xác thực của phần vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án, dự án xin vay. Yêu cầu khách hàng chứng minh nguồn cụ thể của vốn tự có này vì đây là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện phương án, dự án. Vì nếu vốn tự có tham gia vào càng lớn thì doanh nghiệp sử dụng vốn sẽ hiệu quả hơn, họ sẽ thận trọng hơn trong việc đầu tư vào kế hoạch kinh doanh sắp tới. Để dự án mang lại hiệu quả và có nguồn trả nợ cho ngân hàng thì:

•Tỉ lện vốn tự có/vốn vay > 1

•Lãi ròng sau thuế và khấu hao > tổng nợ đến hạn phải trả

Ngoài ra, khi thẩm định phương án vay vốn, nhân viên tín dụng cần phải đánh giá năng lực tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh của khách hàng vay để xem xét hiệu quả vốn tín dụng. Quá trình này phải kết hợp với nguyên nhân khách hàng vay, đánh giá được các phương diện: rủi ro do ngành, rủi ro do kinh doanh… và nên

được thực hiện dựa trên các chỉ tiêu như: khả năng sinh lời, khả năng khai thác và sử dụng tài sản, tình hình sử dụng nguồn vốn và khản năng thanh toán.

Khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, nhân viên tín dụng cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính, tức là dòng tiền của phương án xin vay và các nguồn thu khác mà khách hàng cam kết trả nợ cho ngân hàng khi nguồn trả nợ chính có sự cố, đồng thời xem xét kèm theo những rủi ro tiềm tàng có thể mà bước đầu tín dụng chưa thẩm định được nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi.

Có thể nói trong bất kì trường hợp nào thì nguồn vốn tự có phải được coi là nguồn lí tưởng để trả nợ. Nhân viên tín dụng cần phải tránh quyết định cho vay hoàn toàn dựa vào tài sản đảm bảo trực tiếp hoặc của bên thứ 3 bảo lãnh vì khi xử lí tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay thì quá trình này diễn ra lâu dài, mất nhiều thời gian và thiệt thòi luôn nghiêng về phía ngân hàng. Ngân hàng cũng nên yêu cầu khách hàng vay vốn phải có số liệu vay vốn hàng tháng, hàng quý về tình hình sử dụng vốn vay của ngân hàng trong thời hạn đang vay vốn nhằm phát hiện những thay đổi có chiều hướng xấu trong việc sử dụng vốn vay của khách hàng để có biện pháp xử lí kịp thời. Ngoài ra ngân hàng có thể thuê đội ngũ thẩm định chuyên nghiệp trong những phương án xin vay lớn, mang tính kĩ thuật sâu để có thể phân tích chính xác tính khả thi trước khi quyết định cho vay.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (Trang 64)