Sự lỏng lẻo trong công tác kiểm toán và kiểm soát nội bộ của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (Trang 54)

Nhà nước nên dễ dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc gặp khó khăn về tài chính mà vẫn tiếp tục giải ngân cho khách hàng trong hạn mưc tín dụng đã cấp trước đó.

2.2.6.2.3 Chất lượng thẩm định tài chính dự án còn hạn chế.

Hiệu quả của quá trình thẩm định tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc xác định dòng tiền trả nợ của dự án, do vậy sự chính xác trong khâu này ảnh hưởng nhiều đến việc quyết định có cho vay đối với dự án hay không. Nhưng không chỉ ở SHB mà hầu như ở toàn bộ các ngân hàng tại Việt Nam, việc thẩm định tài chính dự án trước khi cho vay chỉ mang tính hình thức là chủ yếu, nó chưa thực sự là yếu tố tiên quyết để ngân hàng ra quyết định. Đây là bất cập chung cần được có sự điều chỉnh khi đất nước đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, có nhiều cơ hội phát triển các dự án mới đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng không ít các dự án kém hiệu quả. Thẩm định tốt sẽ giúp ngân hàng không bỏ lỡ cơ hội đầu tư dự án tốt, và tránh khỏi nguy cơ đầu tư vào dự án không hiệu quả. Từ đó tăng hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.

2.2.6.2.4 Sự lỏng lẻo trong công tác kiểm toán và kiểm soát nội bộ củangân hàng. ngân hàng.

Tại Việt Nam, hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại các NTHM còn nhiều bất cập so với hệ thống kiểm toán nội bộ của các ngân hàng có cơ cấu tổ chức khoa học và so với các chuẩn mực kiểm toán nội bộ. Phần lớn các ngân hàng chất lượng cán bộ kiểm tra, kiểm toán còn nhiều bất cập, chưa có quy trình hướng dẫn thực hiện công việc kiểm toán. Hệ thống các văn bản về hoạt động kiểm tra, kiểm toán còn nhiều bất cập: chưa phân định rõ các khái niệm liên quan đến hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ; trong các văn bản liên quan đến hoạt động kiểm tra, kiểm toán chưa cụ thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm tra nội bộ và kiểm toán nội bộ trong hệ thống giám sát nội bộ.

Hoạt động kiểm soát nội bộ của SHB trong thời gian qua chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Công tác này chưa thực hiện đúng nhiệm vụ của nó mà mang nặng tính hình thức. Các báo cáo kiểm soát nội bộ thường chỉ là tổng hợp, phân tích, thống kê các số liệu từ báo cáo của bộ phận tín dụng nên chưa thể hiện được tính độc lập, tính kiểm tra và cảnh báo của mình. Nguyên nhân là do thiếu nhân sự có đủ trình độ chuyên môn để thực hiện trong lĩnh vực này. Nhân sự của Ban kiểm soát nội bộ thường được tuyển dụng từ nguồn cán bộ tín dụng nhưng do tính chất va chạm và nhạy cảm của công việc này nên cán bộ tín dụng thường từ chối thuyên chuyển công tác. Còn nguồn nhân sự từ ngành kiểm toán thì thường không am hiểu sâu về cong tác tín dụng nên gặp khó khăn trong công việc.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w