CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-HÀ NỘ
3.3.2 Kiến nghị đốivới Chính phủ.
•Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lí: để thúc đẩy kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay va tiếp tục tăng trưởng, giúp các Ngân hàng tránh phải rủi ro, Nhà nước nên ban hành các biện pháp kinh tế hành chính tăng cường bắt buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp. Nhà nước cũng nên đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn tiếp cận các nguồn vốn để sản xuất kinh doanh, từ đó dòng tiền trả nợ cho ngân hàng cũng tăng lên. Cải thiện công tác tòa án, thi hành án sớm chỉnh sửa pháp lệnh thi hành để nâng cao hiệu lực thi hành, rút ngắn thời gian tố tụng, thời gian thi hành án. Tạo cho các ngân hàng thuận lợi trong việc thu hồi vốn không bị đọng vốn làm mất cơ hội kinh doanh.
•Tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi: Nhà nước nên có những biện pháp nhằm đảm bảo môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của doanh nghiệp trong đó có các NHTM và các tổ chức tín dụng. Nên có những bước đêm hoặc những giải pháp thiết thực tháo gỡ những khó khăn gây ra khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Mặt khác, Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp nhằm bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, cần điều chỉnh và tăng cường hiệu lực pháp lí của các chính sách thuế, chính sách bảo hộ đối với hàng hóa sản xuất trong nước, chính sách ngăn chặn hàng nhập lậu… đảm bảo tác dụng của các chính sách này.
KẾT LUẬN
Năm 2011 là năm hạn chế về huy động tiền đồng đối với các ngân hàng nước ngoài được dỡ bỏ theo cam kết WTO, các ngân hàng tiếp tục mở rộng mạng lưới và phát triển phạm vi hoạt động sau quá trình tăng vốn sẽ càng gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường tài chính tiền tệ. Áp lực hội nhập đang đặt ra đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải đẩy mạnh cải cách nhằm đạt tới những chuẩn mực, thông lệ quốc tế về hoạt động tiền tệ, ngân hàng. Nhất là trong giai đoạn hậu khủng hoảng như hiện nay, vai trò của các ngân hàng thương mại càng cần được quan tâm, đặc biệt là trong hoạt động huy động và cung cấp vốn cho nền kinh tế. Hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường là một trong những hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động cho vay, bởi vì ngân hàng không những phải hứng chịu những rủi ro do nguyên nhân chủ quan của mình mà còn gánh chịu những rủi ro từ chính khách hàng hay bản thân nền kinh tế gây ra. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động của NHTM đòi hỏi cần phải có những biện pháp phòng ngừa, hạn chế các rủi ro. Tăng cường quản lí rủi ro tín dụng trong ngân hàng là cần thiết, là mối quan tâm cho các ngân hàng cũng như doanh nghiệp và nhà nước cùng các cấp các ngành có liên quan.
Sau thời gian thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội, từ việc học hỏi thực tế, sự chia sẻ hướng dẫn chỉ bảo của các anh chị cán bộ nhân viên tại ngân hàng kết hợp lý thuyết được học ở trường, đề tài “Quản lí rủi ro tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội” của em đã đạt được một số kết quả:
1. Nêu ra những ván đề cơ bản về hoạt động của NHTM và rủi ro tín dụng trong ngân hàng.
2. Phân tích thực trạng của hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội, đưa ra các hạn chế trong quản lí rủi ro tín dụng và nguyên nhân của các hạn chế này.
3. Trên cơ sở đánh giá và định hướng hoạt động tại ngân hàng trong thời gian tới, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lí rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, đặc biệt là sự hướng dẫn của cô giáo PGS-TS Nguyễn Thị Bất cùng các anh chị tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội, nhưng do hạn chế về thời gian kinh nghiệm thực tế và kiến thức của bản thân nên chuyên đề của em vẫn còn những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo thêm của cô để bài của em được hoàn thiện tốt hơn.