Giai đoạn kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (Trang 65)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-HÀ NỘ

3.2.2.4 Giai đoạn kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay

Khoản vay đem lại hiệu quả cao sẽ phụ thuộc không ít vào việc kiểm tra tín dụng. Ngay cả đối với các khoản vay tốt nhất cũng cần có một số kiểm tra nhất định, định kì để đảm bảo nó đang hoạt động theo đúng dự kiến, tình trạng của khoản vay không xấu đi. Vì vậy, giai đoạn này mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu rui ro trước khi nó xảy ra, tránh hậu quả nặng nề với phần vốn vay. Tuy vậy, đối với một số khách hàng có quan hệ tín dụng lâu dài, cán bộ tín dụng thường có tâm lí cả nể, tin khách hàng và bỏ qua chế độ kiểm tra định kì, phương pháp kiểm tra không khoa học, nên không phát hiện được

những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp đó, dẫn tới tăng tỉ lệ nợ xấu trong ngân hàng. Các vấn đề cần phải xem xét sau khi cho vay:

•Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng xem việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không? Nêu rõ nguyên nhân gây ra sai lệch.

•Mô tả thực tế sử dụng vốn vay so với các chứng từ đã xuất trình hoặc dự kiến ban đầu.

•Ngân hàng phải quản lí được nguồn doanh thu của khách hàng. Trong hợp đồng tín dụng phải thỏa thuận được với khách hàng việc chuyển doanh thu và sử dụng các dịch vụ tại SHB, qua đó vừa kiểm soát được nguồn trả nợ, vừa tăng thêm phí dịch vụ thu được.

•So sánh thực tế dự án so với dự kiến ban đầu: tình hình các yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ, tình hình cơ sở vật chất, sự hiện hữu và tình trạng của tài sản thế chấp/cầm cố tại thời điểm kiểm tra.

•Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lí, tình hình tài chính của khách hàng (khách hàng doanh nghiệp) hoặc sự thay đổi về tình trạng gia đình và nguồn thu nhập (khách hàng cá nhân). Đánh giá ảnh hưởng của các thay đổi này đến khả năng trả nợ.

Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn sau khi cho vay cần phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt và cán bộ tín dụng cần phải thực hiện tốt giai đoạn này. Ngoài việc trực tiếp kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, nên có một cơ chế kiểm tra chéo trong giai đoạn này để bảo đảm tính khách quan trong kiểm tra, nếu có điều kiện, có thể thành lập một bộ phận kiểm tra sử dụng vốn chuyên biệt cho những món vay lớn, có tầm quan trọng đặc biệt để nhận diện rủi ro ngay từ khi mới phát sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w