1 Quan điểm xác lập và áp dụng

Một phần của tài liệu Định hướng xác lập và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 93)

- Phân tích nhân tố khám phá EFA Kiểm định hệ số Cronbach Alpha

Viết báo cáo

4.2. 1 Quan điểm xác lập và áp dụng

Quan điểm của luận án khi xác lập khung pháp lý về kế toán cho DNNVV Việt Nam và đưa khung pháp lý này áp dụng trong thực tiễn thời gian tới bao gồm:

Thứ nhất, kế thừa có chọn lọc khung pháp lý kế toán hiện hành cho doanh nghiệp nói chung để làm nền tảng cho việc xây dựng hoàn chỉnh khung pháp lý về kế toán cho DNNVV trên cơ sở đó áp dụng một cách phù hợp với điều kiện hoạt động và phát triển của DNNVV ở Việt Nam.

Khung pháp lý về kế toán cho DNNVV cần định hình theo hướng không tách rời và không mâu thuẫn với các quy định kế toán đang được áp dụng mà phải dựa trên cơ sở nền tảng là các văn bản này, nghiên cứu, rút kinh nghiệm; chọn lọc và kế thừa những nội dung phù hợp với đặc điểm về quy mô và hoạt động của DNNVV để từ đó đề xuất ban hành các văn bản pháp quy về kế toán giúp các doanh nghiệp này xử lý nhanh chóng, dễ dàng các nghiệp vụ phát sinh nhằm trình bày thông tin trên BCTC một cách phù hợp, đáng tin cậy. Hơn nữa, DNNVV cũng nằm trong hệ thống doanh nghiệp nói chung và luôn vận động chuyển đổi quy mô trong quá trình hoạt động nên các văn bản pháp lý kế toán áp dụng cho DNNVV phải có tính liên thông và kết nối với quy định kế toán đang được áp dụng cho doanh nghiệp, để một khi chuyển đổi quy mô thì các doanh nghiệp này có thể áp dụng một cách dễ dàng, thuận lợi. Bên cạnh đó, việc kế thừa này sẽ giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức nghiên cứu và có thể nhanh chóng đưa vào áp dụng theo yêu cầu thực tiễn.

Thứ hai, tiếp cận các quy định và thông lệ quốc tế để hiện đại hóa khung pháp lý nhằm nâng cao tính hội nhập về kế toán và đảm bảo việc áp dụng khung pháp lý về kế toán được xây dựng sẽ tạo ra được thông tin kế toán phù hợp và tương thích với thông lệ quốc tế.

Quan điểm xây dựng khung pháp lý về kế toán cho DNNVV Việt Nam hài hòa với chuẩn mực quốc tế là xuất phát từ kinh nghiệm rút ra ở mục 2.2.7 trong chương 2. Thực tế cho thấy, xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã thúc đẩy tiến trình hòa hợp kế toán quốc tế diễn ra nhanh chóng, kế toán hiện nay không còn là ngôn ngữ riêng của từng quốc gia một cách biệt lập mà phải có sự hòa hợp để tạo nên tiếng nói chung, để có thể hiểu được một cách rộng rãi. Hòa chung trong xu thế này, việc xác lập khung pháp lý về kế toán hoàn chỉnh không chỉ chú trọng đối với các doanh nghiệp lớn, các công ty niêm yết mà với các DNNVV cũng phải đảm bảo có sự tương thích với kế toán quốc tế nhằm cải thiện chất lượng và khả năng so sánh của BCTC mặc dù mức độ hòa hợp ở các doanh nghiệp này còn có những hạn chế nhất định do quy mô kinh doanh và nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng sử dụng. Do vậy việc xác lập và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho DNNVV Việt Nam cũng cần nghiên cứu và học tập kinh nghiệm ban hành các văn bản pháp quy về kế toán cho DNNVV cũng như việc triển khai đưa vào áp dụng trong điều kiện cụ thể của các DNNVVV ở một số quốc gia tiêu biểu và quá trình xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế áp dụng cho DNNVV mà Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế đã ban hành.

Lợi ích của việc vận dụng thông lệ kế toán quốc tế đã được minh chứng qua nhiều nghiên cứu trước đây như: gia tăng niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài, dễ huy động vốn, đồng thời tiết kiệm được một phần chi phí so với việc tự xây dựng mới, vì thế việc vận dụng quy định quốc tế vào thực tế ở Việt Nam để ban hành các văn bản pháp lý là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên cũng cần khẳng định là việc nghiên cứu và học tập kinh nghiệm của các nước cũng như quy định của kế toán quốc tế để có cơ sở khoa học khi nghiên cứu và soạn thảo các văn bản pháp lý kế toán cho phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế cũng như đặc thù DNNVV Việt Nam chứ không phải là sao chép và sử dụng một cách máy móc. Nói tóm lại, tạo ra sự tương thích trong sự phù hợp với môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh, môi trường văn hóa luôn là vấn đề có tính nguyên tắc khi xác lập và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho doanh nghiệp nói chung và cho DNNVV nói riêng.

Thứ ba, phù hợp với đặc thù về quy mô, trình độ và yêu cầu quản lý của DNNVV để những giải pháp đề xuất mang tính hiện thực, được áp dụng và tuân thủ một cách nghiêm túc.

Như đã phân tích ở mục 2.1.3, DNNVV có những đặc điểm riêng chi phối đến việc ban hành khung pháp lý về kế toán cho các doanh nghiệp này như : hoạt động kinh doanh thường có tính chất đơn giản, cơ cấu tổ chức mang tính tập trung, gắn liền với phạm vi hẹp; quy mô và cơ cấu tài sản không quá lớn và không đa dạng; các quan hệ tín dụng, thanh toán, tài chính cũng như các hoạt động đầu tư thường tập trung vào những nội dung có tính phổ biến, thông dụng. Từ các đặc điểm nói trên cho thấy, việc nghiên cứu quy định kế toán áp dụng cho DNNVV cần có những giới hạn về mặt nội dung so với quy định dành cho các doanh nghiệp nói chung để phù hợp với đặc điểm của DNNVV Việt Nam nhằm đảm bảo tính tuân thủ, nâng cao khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp này, đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán của các đối tượng sử dụng khác nhau.

Thứ tư, đảm bảo sự cân đối, hài hòa giữa lợi ích và chi phí trong việc nghiên cứu, ban hành và đưa vào áp dụng khung pháp lý về kế toán cho DNNVV.

Việc nghiên cứu để ban hành và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho DNNVV là một nhu cầu khách quan, có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay cũng như về lâu dài. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này đòi hỏi Nhà nước, xã hội phải tiêu tốn khoản chi phí không nhỏ. Do vậy, cần phải xem xét một cách thấu đáo mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và lợi ích mang lại từ việc nghiên cứu, ban hành và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho DNNVV để có quyết sách đúng đắn, đồng thời xác lập lộ trình nghiên cứu, ban hành và áp dụng một cách phù hợp.

Thực ra, không dễ đo lường và xác định một cách nhanh chóng, chính xác lợi ích từ việc nghiên cứu, ban hành và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho DNNVV bởi lợi ích này sẽ nhận được trong dài hạn, có tính sâu rộng trên phạm vi xã hội lẫn nền kinh tế đang hội nhập toàn cầu. Tuy nhiên, dựa trên kết quả nghiên cứu của luận án và nhận định của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như kinh nghiệm thực hiện ở một số quốc gia đã được giới thiệu ở chương 2, tác giả cho rằng

việc nghiên cứu ban hành và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho DNNVV là cần thiết, đảm bảo tính hiệu quả và đáp ứng được quan hệ cân đối giữa lợi ích và chi phí.

Một phần của tài liệu Định hướng xác lập và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)