Tổng quan khung pháp lý về kếtoán áp dụng cho DNN

Một phần của tài liệu Định hướng xác lập và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 31)

Kế toán là công cụ quản lý thực hiện việc cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của một tổ chức để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của các đối tượng khác nhau trong nền kinh tế. Muốn công tác kế toán được thực hiện một cách nghiêm túc và đồng bộ thì đòi hỏi phải có những quy định pháp lý để hướng dẫn và điều chỉnh, ràng buộc các đơn vị kế toán và người làm kế toán phải tuân thủ trong quá trình thực hiện. Như vậy, theo quan điểm của tác giả, khung pháp lý về kế toán là hệ thống các quy định pháp lý về kế toán được ban hành để hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động kế toán trong giới hạn về mặt phạm vi và nội dung phải tuân thủ khi tổ chức thực hiện công tác kế toán tại các đơn vị kế toán trong nền kinh tế.

Khung pháp lý về kế toán là một bộ phận hết sức quan trọng trong hệ thống kế toán của bất kỳ quốc gia nào. Tùy theo đặc điểm từng quốc gia mà khung pháp lý về kế toán bao gồm hệ thống văn bản, quy định khác nhau, do các tổ chức khác nhau ban hành. Đối với các quốc gia có hệ thống kế toán theo trường phái châu Âu lục địa như Pháp, Đức…, thì Nhà nước là cơ quan ban hành các văn bản pháp lý về kế toán cũng như các quy định liên quan khác. Còn tại các quốc gia theo trường phái Anglo- Saxon, điển hình như Anh, Mỹ… thì hội nghề nghiệp lại đóng vai trò là tổ chức lập quy, tổ chức này đảm nhiệm việc ban hành khung pháp lý để chi phối hoạt động kế toán tại các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Cụ thể như ở Mỹ, văn bản pháp lý chi phối chủ yếu đến công tác kế toán chính là những chuẩn mực kế toán do Ủy ban Chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) soạn thảo và ban

hành. Bên cạnh đó, Luật nền áp dụng ở Mỹ là Luật chứng khoán do thị trường chứng khoán là nơi cung cấp tài chính chủ yếu cho các doanh nghiệp, khi đó người sử dụng thông tin kế toán chủ yếu là nhà đầu tư. Ngoài ra, hệ thống pháp lý ở Mỹ chịu ảnh hưởng của Anh là dựa trên thông luật, do đó các quy tắc cụ thể và chi tiết về việc lập và trình bày BCTC không được đưa vào trong chuẩn mực kế toán. Pháp lại đi theo một hướng hoàn toàn khác. Các quy định về kế toán của quốc gia này không được ban hành dưới dạng các chuẩn mực theo kiểu Mỹ và các nước thuộc trường phái Anglo – Saxon mà được ban hành dưới hình thức một hệ thống kế toán bao gồm các tài khoản kế toán thống nhất. Hệ thống kế toán của các quốc gia thuộc nhóm Châu Âu lục địa nói chung và Pháp nói riêng mang tính thống nhất cao, với sự quy định chặt chẽ của Nhà nước và chủ yếu dựa trên luật định. Pháp là quốc gia có hệ thống luật pháp dựa trên điển luật, do đó việc ghi chép kế toán và lập BCTC được quy định khá tỉ mỉ và chi tiết. Còn đối với Trung Quốc, tương tự như Việt Nam, khung pháp lý về kế toán do Bộ Tài chính ban hành bao gồm các văn bản chủ yếu là Luật Kế toán, chuẩn mực kế toán và hệ thống kế toán doanh nghiệp (chế độ kế toán). Riêng đối với DNNVV, tùy từng quốc gia mà khung pháp lý về kế toán cho các doanh nghiệp này có thể áp dụng giống hoặc khác với quy định kế toán cho các doanh nghiệp lớn. Qua tìm hiểu thực tế hiện nay, phần đông các quốc gia đã, đang áp dụng hoặc lên kế hoạch sẽ ban hành quy định kế toán riêng cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa (như Mỹ, Singapore, Malaysia, Trung Quốc…). Vấn đề này sẽ được tác giả đề cập chi tiết, cụ thể hơn ở phần sau.

Còn ở Việt Nam, theo quy định hiện nay, hệ thống văn bản chi phối công tác kế toán tại doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng bao gồm các cấp độ pháp lý, được Nhà nước quy định để quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm soát và điều chỉnh tất cả các nội dung trong hoạt động kế toán thuộc các lĩnh vực trong nền kinh tế. Theo thứ tự cấp độ từ cao đến thấp, có thể liệt kê các văn bản pháp lý chi phối hoạt động kế toán ở doanh nghiệp bao gồm: Luật Kế toán, hệthống chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, các thông tư hướng dẫn thực hiện hoặc bổ sung, điều chỉnh khi có những vấn đề mới phát sinh. Do một số đặc điểm hoạt động, quản lý của các DNNVV nên trong quy định kế toán cho các doanh nghiệp này đã được

giới hạn phạm vi áp dụng đối với một số chuẩn mực kế toán cụ thể. Ngoài ra, hoạt động kế toán tại các DNNVV còn chịu sự chi phối gián tiếp của một số luật khác như: Luật Thuế, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư…

Nói tóm lại, khung pháp lý về kế toán giúp điều chỉnh hoạt động kế toán diễn ra một cách trình tự, và theo một cách thức nhất định để đảm bảo cung cấp thông tin kế toán có chất lượng cao cho các đối tượng sử dụng. Khung pháp lý này được các cơ quan, tổ chức khác nhau ban hành và thiết kế với hình thức, nội dung có sự khác biệt tùy thuộc vào từng quốc gia cũng như từng trường phái kế toán.

Một phần của tài liệu Định hướng xác lập và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)