Hệthống chuẩn mực kếtoán quốc tế cho DNN

Một phần của tài liệu Định hướng xác lập và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 43)

Tổ chức lập quy

Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV (IFRS for SMEs) do hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) soạn thảo và ban hành chính thức vào năm 2009. IASB là hội đồng gồm 16 thành viên (từ 1/7/2012) chủ yếu đến từ các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Brazil,…đại diện cho các châu lục. Đây là các chuyên gia nghiên cứu sâu về chuyên môn và có kinh nghiệm thực tế trong thị trường kinh doanh quốc tế. Ngoài ra, IASB còn nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức như: Ủy ban chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS Foundation); Hội đồng tư vấn chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS Advisory Council) nhằm tư vấn chương trình làm việc của IASB và tham vấn các vấn đề có liên quan; Bên cạnh đó còn có Ủy ban hướng dẫn chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRIC) đảm nhận việc soạn thảo các hướng dẫn cũng như những vấn đề chưa được

quy định trong chuẩn mực. Các tổ chức này phối hợp với nhau trên cơ sở cấu trúc hoạt động độc lập nhằm mục tiêu cuối cùng là cho ra đời hệ thống chuẩn mực kế toán có chất lượng cao, được áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu. IASB cũng chính là tổ chức soạn thảo và ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Sau đó căn cứ trên đặc điểm riêng của các DNNVV, mục tiêu của BCTC và nhu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin kế toán các doanh nghiệp này mà trên cơ sở bộ chuẩn mực kế toán quốc tế, IASB đã xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế áp dụng cho DNNVV (IFRS for SMEs) theo hướng giới hạn các nội dung công bố để phù hợp với đối tượng sử dụng thông tin của các doanh nghiệp này.

Quy trình ban hành chuẩn mực

Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV được ban hành theo một quy trình hết sức chặt chẽ và được thực hiện một cách bài bản. Quy trình này có thể tóm tắt bằng một số bước cụ thể như: đầu tiên là khâu thiết lập chương trình, sau đó xây dựng kế hoạch thực hiện, từng bước phát triển và công bố các bản thảo luận để thu thập ý kiến đóng góp từ nhiều phía, nhiều quốc gia, cá nhân, tổ chức. IASB đưa ra ý tưởng đầu tiên về việc phát triển dự án chuẩn mực kế toán cho DNNVV vào năm 2001. Cho đến tháng 6/ 2004: IASB đưa lên website của tổ chức này bản thảo luận (discussion paper: “Preliminary Views on Accounting standards for Small and Medium-sized Entities”). Bản thảo luận này đã nhận được 120 ý kiến phản hồi. Các ý kiến này lại tiếp tục được phân tích trong các cuộc hội thảo được tổ chức sau đó. Qua đây IASB chỉ ra nhu cầu rõ ràng về một chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV. Trên cơ sở tiếp nhận có chọn lọc các ý kiến đóng góp và từ kết quả của các cuộc hội thảo, đến tháng 1 năm 2006, bản thảo đầu tiên của bộ chuẩn mực này được hoàn tất. Tuy nhiên nó được sửa đổi nhiều lần qua các cuộc họp diễn ra cùng năm và bản dự thảo IFRS for SMEs cuối cùng được đưa ra vào tháng 2 năm 2007.

Các bản thảo luận hay dự thảo đều được công bố trên website của IASB để các đối tượng có quan tâm có thể tiếp cận và góp ý một cách thuận lợi. Sau đó, các thành viên của IASB bỏ phiếu kín để thông qua và công bố bản chuẩn mực chính thức vào ngày 09/07/2009. Không chỉ dừng lại ở đây, sau khi chuẩn mực được ban

hành, IASB còn tổ chức nhiều hoạt động, thực hiện nhiều biện pháp như tổ chức hội thảo, phối hợp với các tổ chức, các quốc gia trong việc triển khai các hoạt động đào tạo để các chuẩn mực này có thể đưa vào áp dụng một cách rộng rãi.

Nội dung chuẩn mực

Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV (IFRS for SMEs) gồm 230 trang. Kết cấu chuẩn mực được tổ chức theo từng chủ đề, mỗi chủ đề này được trình bày tách biệt thành một phần riêng và có tổng cộng 35 phần như thế. Về nội dung, cơ bản IFRS for SMEs được soạn thảo trên cơ sở bộ chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/ IFRS), tuy nhiên có sự rút gọn, giảm bớt hoặc đơn giản hóa các quy định để phù hợp với đặc điểm hoạt động của DNNVV, đồng thời giúp cân đối lợi ích – chi phí. Một số cách thức đơn giản hóa quy định của IAS/ IFRS khi soạn thảo IFRS for SMEs được Ủy ban soạn thảo chuẩn mực giới thiệu như: lược bỏ những nội dung phức tạp không liên quan đến hoạt động của DNNVV, giảm sự lựa chọn về chính sách kế toán, đơn giản hóa một số nguyên tắc ghi nhận và đánh giá, đơn giản hóa yêu cầu trình bày và công bố thông tin, đơn giản hóa ngôn ngữ và cách thức diễn đạt. Trong phần đầu, chuẩn mực đã trình bày ngắn gọn về một số vấn đề chung như: Định nghĩa lại DNNVV, sự cần thiết phải tồn tại chuẩn mực kế toán riêng cho DNNVV, chỉ ra các đối tượng sử dụng BCTC của DNNVV, nhu cầu của các đối tượng sử dụng khác nhau và việc xem xét dựa trên mối quan hệ lợi ích – chí phí. Sau đó, chuẩn mực đi vào từng vấn đề cụ thể như các khái niệm và nguyên tắc, các BCTC, các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ, doanh thu, chi phí [xem phụ lục 7].

Một phần của tài liệu Định hướng xác lập và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)