9. Cấu trúc của luận văn:
2.9. Đánh giá chung
Mặt tích cực:
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể nhận thấy việc hỗ trợ kinh phí cho DN thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ đã trở thành đòn bẩy “kích cầu” để họ tăng cƣờng đầu tƣ cho KH&CN, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, theo đúng chủ trƣơng Nghị định đề ra. Một số kết quả nghiên cứu khoa học của doanh nghiệp đã đƣợc đƣa vào ứng dụng trong các công trình tầm cỡ quốc gia và tạo ra những đóng góp đáng kể trong phát triển kinh tế-xã hội. Tuy tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nƣớc cho các doanh nghiệp nghiên cứu khoa học trong thời gian qua không lớn nhƣng đã tạo tiền đề để các doanh nghiệp huy động thêm nguồn vốn để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học. Nhƣ vậy, bƣớc đầu chính sách này đã góp phần hiện thực hoá chủ trƣơng của Nhà nƣớc về đa dạng hoá nguồn vốn đầu tƣ cho hoạt động KH&CN.
Việc tiến hành hỗ trợ doanh nghiệp theo khoản 2, điều 8 của Nghị định 119 không phân biệt đối xử thành phần kinh tế của các doanh nghiệp đã tạo
67
điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc. Tỷ trọng các doanh nghiệp ngoài Nhà có xu hƣớng ngày càng tăng cả về số lƣợng doanh nghiệp lẫn tổng kinh phí đã góp phần giải quyết tình trạng khó tiếp cận các chính sách ƣu đãi tín dụng của các doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc khi có nhu cầu đầu tƣ hoạt động KH&CN. Ngoài việc bƣớc đầu góp phần thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tạo ra các sản phẩm mới có tính cạnh tranh trên thị trƣờng, việc hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học thời gian qua cũng đã tạo tạo điều kiện để thiết lập mối quan hệ, liên kết giữa doanh nghiệp với các tổ chức KH&CN (các Viện nghiên cứu, các Trƣờng đại học) thông qua quá trình các đơn vị này hợp tác triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học.
Mặt hạn chế:
Số các doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn pháp định từ 500 triệu đồng đến 5.000 triệu đồng nên khả năng huy động 70% vốn đối ứng từ nguồn tự có để thực hiện đề tài nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, đồng thời khả năng nhận đƣợc sự hỗ trợ lớn từ ngân sách cũng bị hạn chế. Phần lớn các doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ từ 500 triệu đồng đến 1.000 triệu đồng cho 1 đề tài. Vì vậy, kết quả nghiên cứu chỉ có tác dụng giúp doanh nghiệp phát triển trong thời gian trƣớc mắt, chƣa có tác dụng đối với sự phát triển của một ngành, một lĩnh vực.
Tỷ lệ hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp theo quy định không quá 30% tổng kinh phí cần thiết để thực hiện đề tài, theo ý kiến của phần lớn các doanh nghiệp là thấp, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân của việc một số doanh nghiệp buộc phải “khai khống” vốn từ các nguồn khác để có thể nhận đƣợc số kinh phí hỗ trợ đủ lớn từ ngân sách Nhà nƣớc để triển khai đề tài nghiên cứu.
68
Theo đánh giá của Vụ Tài chính - Kế hoạch, Bộ KH&CN, tiềm lực KH&CN (về cơ sở vật chất-kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu khoa học, tài chính,…) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế; khả năng đáp ứng về khoa học và công nghệ của các tổ chức nghiên cứu và phát triển, dịch vụ khoa học và công nghệ trong nƣớc chƣa cao nên một số vấn đề bức xúc trong sản xuất-kinh doanh đòi hỏi phải giải quyết bằng khoa học và công nghệ chƣa đƣợc đáp ứng.
69
KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
Trong nghiên cứu này, tình hình phát triển của các doanh nghiệp và việc đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp đã đƣợc xem xét. Theo các định hƣớng của các câu hỏi nghiên cứu, có thể rút ra một số kết luận cụ thể nhƣ sau:
- Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua việc tạo ra các cơ hội việc làm, đóng góp cho GDP, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
- Hiện nay các doanh nghiệp Việt nam đang phải đối mặt với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với những cuộc cạnh tranh rất khốc liệt vì vậy các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải đổi mới công nghệ để đạt đƣợc vị thế cao hơn trên thị trƣờng cả trong và ngoài nƣớc.
- Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV là khó khăn về tài chính và việc tiếp cận việc tiếp cận với nguồn tài chính, chính vì vậy Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp này về tài chính để họ tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ nhằm đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp.
Cũng xuất phát từ những khó khăn và nhu cầu nói trên, ngày 19 tháng 8 năm 1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định 119 về một số cơ chế chính sách tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ cho hoạt động Khoa học và công nghệ. Việc đánh giá cơ chế can thiệp đã chỉ ra rằng các khuyến khích về tài chính cho đổi mới công nghệ dựa trên cơ chế về nguyên nhân, trong đó các khuyến khích về tài chính sẽ dẫn đến tăng cƣờng đầu tƣ cho hoạt động KH&CN và đầu tƣ cho hoạt động KH&CN sẽ dẫn đến đổi mới công nghệ nhằm mục đích tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Việc hỗ trợ doanh nghiệp đầu tƣ vào hoạt động khoa học và công nghệ thông qua các chính sách tài chính là một chủ trƣơng đúng, sát với thực tế, đã bƣớc đầu thu đƣợc một
70
số kết quả, cần tiếp tục thực hiện chủ trƣơng này. Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực nội sinh của mình là con đƣờng nhanh nhất nhằm từng bƣớc giúp doanh nghiệp có đủ khả năng tự đầu tƣ để tạo ra sản phẩm có đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài.
Trên thực tế, Nghị định đã góp phần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về vai trò tích cực của khoa học và công nghệ trong phát triển sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng là một đòn bẩy “kích cầu”, làm cho doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ vào hoạt động nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ công nghệ cũng nhƣ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng. Một số kết quả nghiên cứu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp đã đƣợc đƣa vào ứng dụng trong các công trình tầm cỡ quốc gia và tạo ra những đóng góp đáng kể trong tăng trƣởng của một số ngành hoặc lĩnh vực. Nghị định cũng là đòn bẩy cho doanh nghiệp ứng dụng KH&CN vào sản xuất.
Nghị định 119 chính là “đòn bẩy” cho DN trong thời kỳ hội nhập. Sau hơn 10 năm thực hiện, theo hầu hết ý kiến của các DN , “thành công của 119 là đã đƣa DN làm khoa học.
Trên thực tế, thành công của những DN ứng dụng KH&CN vào phát triển sản xuất đƣợc đánh giá là những đốm sáng trong bức tranh công nghệ của Việt Nam.
Tuy nhiên, các khuyến khích về tài chính đƣợc đƣa ra trong Nghị định có thể không chắc chắn, bởi vì đầu tƣ cho KH&CN (thƣờng là các hoạt động R&D) , một hình thức của đổi mới công nghệ không phải lúc nào cũng dẫn đến đổi mới công nghệ vì trong quá trình thực hiện hoạt động R&D rất nhiều những rủi ro có thể xảy ra. Hơn nữa các khuyến khích về tài chính không phải là nhân tố duy nhất quyết định việc đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Các khuyến khích về tài chính sẽ mang lại những thành công nếu các điều kiện
71
khác cho đổi mới công nghệ sẵn có nhƣ kinh nghiệm của một số nƣớc phân tích ở chƣơng 2. Mặt khác, Nghị định 119 sử dụng công cụ tài chính là thuế và các tài trợ về R&D để thúc đẩy đầu tƣ cho hoạt động KH&CN không hấp dẫn đối với doanh nghiệp bởi vì tính không linh hoạt của các khuyến khích về thuế và quy trình khó khăn khi muốn xin tài trợ. Đối với trƣờng hợp các doanh nghiệp Việt Nam, các khuyến khích về tài chính không hấp dẫn các doanh nghiệp có số lƣợng công nhân hạn chế hoặc ở trong các ngành dịch vụ khi nhu cầu đổi mới công nghệ của họ rất thấp và việc thực hiện các hoạt động R&D là rất khó khăn vì thiếu đội ngũ nhân lực. Mặt khác, nếu đổi mới công nghệ xuất phát từ nhu cầu của chính doanh nghiệp để đạt đƣợc vị thế cao hơn trên thị trƣờng thì không cần phụ thuộc vào nguồn vốn hỗ trợ của nhà nƣớc (với mức hỗ trợ tối đa là 30% và thời gian đƣợc phê duyệt rất dài) thì các doanh nghiệp cũng sẽ tìm mọi cách để thực hiện dự án đổi mới của mình. Hiện nay, tƣ duy của doanh nghiệp khi nói đến đổi mới công nghệ thƣờng đồng nghĩa với việc mua thiết bị/máy móc đơn thuần. Do đó, nhà nƣớc cần có các chính sách, cơ chế phù hợp, mở rộng hơn nữa các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp, trong đó lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Các vấn đề hỗ trợ, đào tạo, tƣ vấn nâng cao trình độ quản lý công nghệ cần đƣợc triển khai sâu đến từng doanh nghiệp; đồng thời, nhà nƣớc cần có phƣơng pháp, tài chính, phƣơng tiện triển khai phù hợp có cân nhắc vấn đề tuân thủ pháp luật và các thỏa thuận chung trong tự do mậu dịch (ví dụ WTO, AFTA, Luật doanh nghiệp, Luật sở hữu trí tuệ…).
Từ thực tế nêu trên, nghiên cứu này khuyến nghị rằng Nghị định 119 cần đƣợc chỉnh sửa để khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ vào đổi mới công nghệ. Những khuyến khích về thuế và tài trợ cho hoạt động R&D nên đƣợc đƣa ra ở mức thích hợp để tầm ảnh hƣởng của chính sách đƣợc mở rộng. Đối với hiện trạng các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, để thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ để có đƣợc đổi mới công nghệ thì
72
cần có những nghiên cứu khung chính sách về các khuyến khích tài chính cho các doanh nghiệp.
Một số khuyến nghị từ nghiên cứu này đƣợc đƣa ra nhƣ sau:
- Điểm c Khoản 2 Điều 1: Nên làm rõ việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi phải đạt mức độ nhƣ thế nào mới đƣợc hƣởng ƣu đãi.
- Điểm d Khoản 2 Điều 1: Nên làm rõ các hoạt động liên quan tới bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất.
- Khoản 2 Điều 5 về xây dựng phòng thí nghiệm: cần xác định rõ tiêu chí về vốn đầu tƣ, quy mô, trang thiết bị hiện đại sử dụng cho phòng thí nghiệm này.
- Giảm cơ chế xin cho, tăng cƣờng các chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc, thu hút hoạt động đầu tƣ đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất cũng nhƣ huy động nguồn lực đầu tƣ của doanh nghiệp thông qua việc triển khai thực hiện các dự án đầu tƣ.
- Cần bổ sung thêm các ƣu đãi về thuế, về vay vốn ngân hàng đối với các doanh nghiệp đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu khoa học mà không may bị lỗ, thời gian nghiên cứu kéo dài mà chƣa có sản phẩm đầu ra.
- Cần điều chỉnh Nghị định 119 theo hƣớng tạo đột phá về tƣ duy, cách làm cũng nhƣ các thủ tục tiến hành. Ƣu tiên phát triển các công nghệ nguồn, đầu tƣ mạo hiểm,…. Mở rộng các giải pháp hỗ trợ về năng suất chất lƣợng, đổi mới công nghệ, xây dựng thƣơng hiệu, nhãn hiệu hàng hóa,…
- Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính xem xét sửa đổi các quy định liên quan đến các ƣu đãi trực tiếp và gián tiếp đối với doanh nghiệp đầu tƣ vào hoạt động khoa học và công nghệ cho phù hợp theo các thông lệ quốc tế vì Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thƣơng mại Thế giới.
- Đề xuất Chính phủ xem xét nâng mức hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu đổi mới công nghệ từ 30% nhƣ hiện nay lên không quá 50% vì
73
các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đều có khó khăn về vốn và hoạt động nghiên cứu khoa học có nhiều rủi ro.
- Về định hƣớng hỗ trợ:
+ Đối với những nhiệm vụ nghiên cứu đổi mới công nghệ có quy mô lớn (về nội dung và mức hỗ trợ kinh phí), có tính liên ngành, sản phẩm tạo ra có tác động đến sự phát triển của ngành hoặc của lĩnh vực (ví dụ sản phẩm quốc gia) thì ngân sách nhà nƣớc sẽ hỗ trợthông qua Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia (Điều 39 Luật Chuyển giao công nghệ) hoặc thông qua Dự án KH&CN có quy mô lớn gắn với sản phẩm quốc gia (Quyết định số 11/2005/QĐ-BKHCN ngày 25/8/2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ).
+ Đối với những nhiệm vụ nghiên cứu đổi mới công nghệ có quy mô nhỏ (về nội dung và mức hỗ trợ kinh phí), kết quả có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp thì ngân sách nhà nƣớc sẽ hỗ trợ thông qua Quỹ phát triển KH&CN quốc gia.
+ Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Tài chính xem xét sửa đổi các quy định liên quan đến việc cấp phát, thủ tục thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu khoa học linh hoạt hơn, theo hƣớng quản lý kinh phí theo đúng mục tiêu, nội dung và hiệu quả cuối cùng, tránh quản lý theo hƣớng hành chính hoá nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện thành công kết quả đề tài với mức chi phí ít nhất trong thời gian nhanh nhất.
+ Nhà nƣớc sớm hình thành các đơn vị dịch vụ khoa học và công nghệ công đủ mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề tìm đối tác nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài, đánh giá, thẩm định công nghệ, giúp các doanh nghiệp tiếp cận với các thông tin KH&CN, sáng chế, pháp luật, đào tạo cán bộ…nhằm giải quyết các vấn đề công nghệ của doanh nghiệp. Để tiếp tục hỗ trợ có hiệu quả cho doanh nghiệp nghiên cứu đổi mới công nghệ, cần sửa đổi bổ sung Nghị định 119 theo hƣớng hoàn thiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc: mua bí quyết công nghệ, mua thiết kế, mua phần mềm, thuê chuyên gia, đào tạo nhân lực, đáp ứng nhu cầu đổi mới của doanh nghiệp.
74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tiếng Anh
1. ADB (2003), The SME Roadmap, Asian Development Bank Vietnam, Preparing the SME Sector Development Program,
PricewaterhouseCoopers (Vietnam) Limited
2. Annerstedt, J.; Bezanson K.; Chung, K.; Hopper, D.; Oldham G. and Sagasti, F. (1999): Vietnam at the Crossroad: The Role of Science and Technology, International Development Research Centre (IDRC)
3. Beije, Paul (1998): Technological Chance in the Modern Economy:
Basic Topics and New Developments, Edward Elgar
4. Chen, Huey-Tsyh(1990): Intervening Mechanism Evaluation in Theory-Driven Evaluations, Sage Publications, Inc, pp.191-218
5. Cornelius Peter K.; Porter, Michael E. and Schwab, Klaus (2003):
The Global Competitiveness Report 2002-2003, Oxford University Press
6. Feldman, Maryann P.; Link, Albert N. and Siegel, Donald S. (2002):
The Economics of Science and Technology: An Overview of Initiatives to Foster Innovation, Entrepreneurship and Economic Growth, Kluwer Academic Publishers
7. Gregory, Adrian and Botha, Anne-Mare (2003): Tax incentives - a way to stimulate R&D and innovation, PriceWaterHouseCoopers
8. Hall, Peter (1986): “The Theory and Practice of Innovation Policy: An Overview” in Technology, Innovation and Economic Policy, Philip Allan Publishers, pp. 1-34
9. Havie, Charles (2001): Competition Policy and SMEs in Vietnam,
Working Paper Series 2001, no. WP 01-10, Department of Economics, University of Wollongong, Australia
10. Kim, Linsu and Nugent, Jeffrey B. (1994): “The Republic of Korea’s Small and Medium-Size Enterprises and their Support Systems”, Policy Research Working Paper, no. 1404, The World Bank.
11. Kim, Linsu (2003): “The dynamics of technology development: