9. Cấu trúc của luận văn:
2.7 Những khó khăn vƣớng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định
59
- Để có thể phát triển sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ cạnh tranh trên thị trƣờng, bên cạnh việc hỗ trợ tài chính, các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất cần sự hỗ trợ từ nhà nƣớc về nhiều mặt: năng suất chất lƣợng, đổi mới công nghệ phục vụ chuyển dịch cơ cấu, xây dựng thƣơng hiệu/ tài sản trí tuệ, ứng dụng công cụ sản xuất hiện đại….Do đó việc triển khai Nghị định không còn phù hợp với thời điểm hiện nay vì chủ yếu Nghị định 119 chỉ hỗ trợ về tài chính, thủ tục hành chính phức tạp, chi phí thực hiện tốn kém.
- Các doanh nghiệp đƣợc áp dụng cơ chế chính sách khuyến khích tại Chƣơng 2 của Nghị định về Chính sách và cơ chế khuyến khích- rất khó thực hiện trong việc doanh nghiệp phải chứng minh cho đƣợc các hoạt động ứng dụng công nghệ cao.
- Tại điều 7, Chƣơng 2 của Nghị định về ƣu đãi tín dụng; hiện nay đã có các quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ phát triển khoa học và công nghệ từ quy mô cấp quốc gia cho đến các địa phƣơng nhƣng đối tƣợng áp dụng vẫn còn hạn chế, thủ tục còn rƣờm rà, phức tạp nên doanh nghiệp khó tiếp cận đến nguồn vốn vay.
- Đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa chƣa có đủ năng lực (về tài chính, nhu cầu cũng nhƣ về trình độ nhân lực khoa học và công nghệ) để thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ đã xác định tại Điều 1 của Nghị định.
- Tính chủ động và tích cực tham gia hoạt động KH&CN của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chƣa cao (thiên về nhập công nghệ của nƣớc ngoài). Đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chƣa có kế hoạch và chiến lƣợc về đầu tƣ và đổi mới sản phẩm, phát triển CN nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng SP cũng nhƣ xây dựng thƣơng hiệu mạnh trong thời kỳ hội nhập.
60
- Việc thông tin, tuyên truyền và phổ biến hƣớng dẫn các văn bản liên quan tới NĐ119 chƣa rộng rãi, sâu sát. Mặt khác các thông tƣ hƣớng dẫn chƣa phù hợp với thực tiễn sản xuất của các doanh nghiệp.
- Nghị định ra đời từ năm 1999, trong thời gian 10 năm qua đã có nhiều Bộ Luật và các văn bản pháp quy khác có nhiều ƣu điểm hơn NĐ119. Vì vậy hiện tại các cơ chế và chính sách ƣu đãi của NĐ 119 đã lạc hậu so với các Luật và các văn bản pháp quy đã ban hành (kèm theo bảng so sánh về một số chỉ tiêu ƣu đãi của các Luật so với NĐ119).
- Vai trò của các Sở và các cơ quan liên quan: mờ nhạt, không có thông tin (vì doanh nghiệp làm việc trực tiếp với Bộ và từ năm 2008 đến nay là với Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia).
- Về cơ chế miễn giảm thuế thu nhập từ việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ (theo Điểm c, khoản 1 điều 4 của Nghị định): theo quy định của pháp luật hiện hành, chƣa có văn bản nào đề cập đến việc góp vốn bằng quyền SHTT vì vậy chính sách về miễn giảm thuế thu nhập từ việc góp vốn bằng quyền SHTT chƣa đƣợc triển khai. Cụ thể: trong Luật doanh nghiệp không quy định việc đăng ký kinh doanh phải thể hiện phần góp vốn bằng quyền SHTT nên khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh (nếu doanh nghiệp có góp vốn bằng quyền SHTT đều quy ra số tiền tƣơng đƣơng theo thỏa thuận) nên trong đăng ký kinh doanh chỉ thể hiện phần góp vốn bằng tiền mà không thể hiện bằng quyền SHTT, chính vì vậy không có cơ sở để miễn giảm thuế.
- Để khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nhà nƣớc đã ban hành các chính sách và các văn bản pháp luật liên quan đến các vấn đề nhƣ chính sách thuế và tài chính doanh nghiệp, chính sách tín dụng, chuyển giao công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ… Trên thực tế, tác động của các cơ chế, chính sách và văn bản pháp luật liên quan còn khá hạn chế. Qua đánh giá của các doanh nghiệp đƣợc hƣởng những chính sách trong nghị định (có danh sách doanh nghiệp kèm theo) về một số văn bản pháp luật liên quan cho thấy,
61
tác động của các văn bản này đến quá trình đổi mới công nghệ của doanh nghiệp là mang tính tích cực, nhƣng mức độ tác động lại chƣa rõ rệt và không đáng kể.
Nguyên nhân của những khó khăn đó là do:
Doanh nghiệp thiếu thông tin về những chính sách ƣu đãi đƣợc nhà nƣớc áp dụng. Rất nhiều doanh nghiệp thậm chí không hiểu biết cũng nhƣ không nắm bắt đƣợc các chính sách, văn bản pháp luật đã đƣợc nhà nƣớc ban hành, áp dụng liên quan đến những ƣu đãi nói trên. Đây thực tế là một hạn chế cản trở doanh nghiệp trong việc tiếp cận với các ƣu đãi của nhà nƣớc. Nguyên nhân của sự kém hiểu này phải đƣợc xem xét từ hai phía.
Doanh nghiệp chƣa có kế hoạch/ chiến lƣợc kinh doanh và đầu tƣ đổi mới công nghệ mang tính bền vững, lâu dài và ở tầm vĩ mô mà chủ yếu mới chỉ dừng ở kế hoạch ngắn hạn, trực tiếp liên quan đến sản xuất kinh doanh hàng ngày, nên các doanh nghiệp chƣa tìm hiểu và nắm bắt các chính sách và cơ chế ƣu đãi hiện có.
Một số chính sách đƣợc ban hành còn chƣa thực sự rõ ràng cũng nhƣ thiếu hoặc chậm có các hƣớng dẫn thi hành cụ thể, đầy đủ, do vậy cản trở cho quá trình thẩm định của các cơ quan chức năng và tạo điều kiện nảy sinh tiêu cực.
Các chính sách ƣu đãi không phù hợp hoặc chƣa thực sự hấp dẫn với các doanh nghiệp. Chẳng hạn, mặc dù đối tƣợng đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế khá rộng nhƣng chính sách này lại không có tác dụng đối với các đối tƣợng không có tiềm lực về tài chính để thực hiện dự án đầu tƣ đổi mới công nghệ. Hay chế độ ƣu đãi tín dụng từ Quỹ hỗ trợ phát triển hầu nhƣ chỉ áp dụng đối với các dự án đầu tƣ đổi mới công nghệ lớn
62
trong khi tiềm lực của các DNNVV chỉ dừng lại ở đầu tƣ từng phần, nhỏ lẻ.
Hiệu lực thi hành của một số văn bản pháp luật trên thực tế chƣa đƣợc đảm bảo. Mặc dù các quy định bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã đƣợc ban hành, nhƣng tình trạng vi phạm quyền sở hữu, nhƣ hàng nhái, hàng giả vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để và điều này hạn chế các doanh ngiệp trong việc đầu tƣ đổi mới công nghệ.