0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Phân tích tác động của chính sách trong nghị định đến hoạt động đầu tƣ cho

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NGHỊ ĐỊNH 119 1999 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHO ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (Trang 52 -52 )

9. Cấu trúc của luận văn:

2.4. Phân tích tác động của chính sách trong nghị định đến hoạt động đầu tƣ cho

tƣ cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo Nghị định 119, doanh nghiệp nhận đƣợc các ƣu đãi sau:

- Miễn, giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp; ƣu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, ƣu đãi về thuế nhập khẩu hàng hóa phục vụ trực tiếp cho khoa học và công nghệ và ƣu đãi về tín dụng.

- Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có đề tài nghiên cứu khoa học tạo ra công nghệ mới thuộc ngành nghề Nhà nƣớc ƣu tiên, khuyến khích cho doanh nghiệp thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan khoa học thực hiện thì sẽ đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ một phần kinh phí (tối đa không quá 30% tổng kinh phí) thực hiện đề tài. Đối với doanh nghiệp nhà nƣớc, 50% thu nhập tăng thêm sau thuế do áp dụng công nghệ mới (thời hạn không quá 3 năm kể từ khi có thu nhập tăng thêm) đƣợc trích lại để đầu tƣ cho hoạt động khoa học và công nghệ và thƣởng cho cá nhân, tập thể trong và ngoài doanh nghiệp có công trong việc nghiên cứu, tạo ra và tổ chức áp dụng công nghệ mới đó. Cơ chế can thiệp trong Nghị định 119 giả định rằng những khuyến khích về tài chính, một hình thức của chính sách đổi mới, sẽ thu hút đầu tƣ cho hoạt động khoa học và công nghệ và những đầu tƣ này sẽ dẫn đến đổi mới công nghệ nhằm vào mục tiêu nâng cao chất lƣợng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh

52

doanh. Biến can thiệp đƣợc đặt ra giữa biến ảnh hƣởng và biến kết quả trong chính sách này là đầu tƣ vào hoạt động khoa học và công nghệ. Biến ảnh hƣởng là những khuyến khích về tài chính cho doanh nghiệp và biến kết quả là đổi mới công nghệ, tăng chất lƣợng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ nguyên nhân, kết quả trong chính sách này đó là biến can thiệp (chính sách tài chính) có ảnh hƣởng đến biến ảnh hƣởng (đầu tƣ cho hoạt động khoa học và công nghệ) để từ đó có ảnh hƣởng đến các kết quả đổi mới (đổi mới công nghệ, tăng chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ kết quả sản xuất kinh doanh). Trong Nghị định này, lý thuyết đƣa ra là khuyến khích về tài chính sẽ dẫn đến đầu tƣ cho hoạt động khoa học và công nghệ. Những đầu tƣ này sẽ ảnh hƣởng đến đổi mới công nghệ của doanh nghiệp và dài hạn sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm và kết quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vậy, khuyến khích về tài chính nhằm thúc đẩy đầu tƣ cho hoạt động khoa học và công nghệ, hi vọng sẽ tăng cƣờng đổi mới công nghệ. Việc đánh giá những khuyến khích về tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ với các biến nhƣ trên đƣợc đƣa ra trong hình sau

Đầu tƣ cho KH&CN sẽ dẫn đến đổi mới công nghệ và đổi mới công nghệ sẽ dẫn tới tăng năng suất.

Các nhà hoạch định chính sách khi soạn thảo Nghị định 119 đã đi theo quan điểm về chu trình của đổi mới công nghệ, họ giả định rằng đầu tƣ cho hoạt động KH&CN sẽ dẫn đến đổi mới công nghệ và đổi mới công nghệ chắc chắn sẽ dẫn tới tăng năng suất. Đầu tƣ cho hoạt động KH&CN, đặc biệt là hoạt động nghiên cứu và triển khai thƣờng dẫn đến thua lỗ về tài chính hơn là mang lại lợi nhuận bởi vì hoạt động R&D gắn với sản xuất là một hoạt động

Khuyến khích về tài chính

Đầu tƣ cho KH&CN

Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và

53

rủi ro. Tuy nhiên, nếu hoạt động đổi mới đƣợc thực hiện thì nó có thể giúp cho doanh nghiệp cải thiện khả năng cạnh tranh và tƣơng ứng sẽ làm tăng doanh thu hoặc năng suất. Hơn nữa trong điều kiện các doanh nghiệp của Việt Nam, những lạc hậu về công nghệ là một lý do dẫn đến năng suất thấp và chất lƣợng sản phẩm kém. Bởi vậy, giả định là đổi mới công nghệ dẫn tới tăng năng suất cao hơn là một tuyên bố có cơ sở, tuy nhiên đầu tƣ cho hoạt động R&D không phải lúc nào cũng dẫn đến đổi mới công nghệ.

Chính phủ nên hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tƣ cho hoạt động KH&CN, các doanh nghiệp thƣờng đầu tƣ dƣới mức cho hoạt động KH&CN bởi vì rất nhiều lý do nhƣ rủi ro cao, vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, sự chấp nhận của thị trƣờng đối với công nghệ mới. Các DNNVV ở Việt Nam còn có nhiều lý do hơn thế, việc áp dụng kết quả R&D rất kém hiệu quả và các quy định về tài chính liên quan đến giảm giá và chi phí cho hoạt động R&D không khuyến khích họ ứng dụng kết quả R&D để có đƣợc công nghệ tiên tiến hơn.

Căn cứ vào việc các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn đầu tƣ do những khó khăn khi tiếp cận thị trƣờng vốn, việc chính phủ nên hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào hoạt động KH&CN là cần thiết để cải tiến công nghệ và để đầu tƣ cho R&D.

Các khuyến khích về tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tƣ cho KH&CN. Các khuyến khích về tài chính, bất kể những khuyến khích đó còn có những hạn chế, thƣờng đƣợc sử dụng rộng rãi để khuyến khích đổi mới trong các doanh nghiệp. Việc thiết kế Nghị định 119 dựa trên các chính sách trƣớc đó, có chú ý tới nguồn lực tài chính để đầu tƣ cho hoạt động KH&CN của doanh nghiệp; các mức thuế cho hoạt động KH&CN (bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp); các khuyến khích khác cho hoạt động nghiên cứu và triển khai, thông tin về kết quả KH&CN là có cơ sở.

Trên thực tế, đã có không ít các DN khẳng định mình bằng “làm khoa học” theo tinh thần của 119. Công ty Sáng chế Công nghệ An Sinh với sản

54

phẩm máy chữa cháy không cần cấp năng lƣợng, máy hút rác khí động học; Công ty Cổ phần Gạch ngói Quỳnh Lâm (Hòa Bình) nghiên cứu thiết kế chế tạo các thiết bị cơ giới hóa và tự động hóa dây chuyền sản xuất gạch nung liên tục kiểu đứng, Công ty cơ khí Quang Trung (Ninh Bình), vốn chỉ là một xí nghiệp cơ khí tƣ nhân, không nhận đƣợc đầu tƣ lớn của Nhà nƣớc, đã đi lên từ đôi chân của mình bằng các nghiên cứu về sản phẩm siêu trƣờng siêu trọng có chất lƣợng tƣơng đƣơng với sản phẩm nhập ngoại của các nƣớc phát triển, Công ty Cổ phần TRAPHACO “trị vì” thị trƣờng trong nƣớc, nhƣng vài năm trở lại đây, thuốc ngoại tràn vào khiến công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Khi 119 ra đời, TRAPHACO đã tự “gồng mình” bằng việc đổi mới công nghệ, đầu tƣ nghiên cứu khoa học. Với sự “tiếp sức” của 119, công ty đã nghiên cứu thành công áp dụng y học cổ truyền sản xuất thuốc tự nhiên, giải quyết bài toán phụ thuộc nguồn nguyên liệu, cạnh tranh đƣợc với thuốc ngoại ….

Tuy nhiên, khuyến khích về tài chính đôi khi chƣa phải là nhân tố quyết định để thúc đẩy doanh nghiệp đầu tƣ cho hoạt động KH&CN. Trong trƣờng hợp một số nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, các biện pháp phi tài chính phải đƣợc quan tâm đầu tiên hoặc phải nhận đƣợc nhiều ƣu tiên hơn là các biện pháp tài chính trong việc thúc đẩy đổi mới công nghệ. Các biện pháp về tài chính thƣờng thành công ở các nƣớc phát triển, khi mà các chính sách phi tài chính, đặc biệt là chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN đã có kết quả, tạo ra đội ngũ nhân lực KH&CN cần thiết để thực hiện các hoạt động R&D trong doanh nghiệp . Mặt khác, đối với các doanh nghiệp có thị trƣờng tiêu thụ chính là nội địa thì câu hỏi về tính bắt buộc về đổi mới công nghệ hiện vẫn còn nhiều tranh cãi. Nói một cách khác, nhu cầu về đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp là có nhƣng sức ép đến đâu thì chƣa đƣợc xác định một cách đúng đắn. Bởi vậy, các biện pháp về tài chính, một trong những chính sách kết nối hiệu quả giữa phía cung và phía cầu trong đổi mới

55

công nghệ, không thể đƣợc coi là yếu tố quyết định để thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tƣ cho KH&CN để từ đó dẫn đến đối mới công nghệ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NGHỊ ĐỊNH 119 1999 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHO ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (Trang 52 -52 )

×