9. Cấu trúc của luận văn:
2.5. Những mặt tích cực của Nghị định:
- Chính sách hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu đổi mới công nghệ góp phần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về vai trò tích cực của khoa học và công nghệ trong phát triển sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng là một đòn bẩy kích cầu, làm cho doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ vào hoạt động nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ công nghệ cũng nhƣ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng. Một số kết quả nghiên cứu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp đã đƣợc đƣa vào ứng dụng trong các công trình tầm cỡ quốc gia và tạo ra những đóng góp đáng kể trong tăng trƣởng của một số ngành hoặc lĩnh vực. Từ những kết quả nghiên cứu đổi mới công nghệ của mình, một số doanh nghiệp đã đƣợc chỉ định thầu các công trình với giá trị hàng chục triệu USD.
- Việc thực thi chính sách hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp nghiên cứu khoa học đổi mới công nghệ không phân biệt đối xử với thành phần kinh tế của các doanh nghiệp đã tạo “sân chơi” bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Việc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đƣợc nhận hỗ trợ kinh phí của Nhà nƣớc để thực hiện nghiên cứu đổi mới công nghệ chiếm tỷ trọng đáng kể và có xu hƣớng ngày càng tăng cả về số lƣợng doanh nghiệp và tổng kinh phí đã giúp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tiếp cận các chính sách ƣu đãi tín dụng khi có nhu cầu đầu tƣ hoạt động khoa học và công nghệ.
- Bên cạnh việc bƣớc đầu góp phần thúc đẩy doanh nghiệp nghiên cứu đổi mới công nghệ, tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trƣờng, chính sách hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp theo Nghị định 119 đã tạo điệu kiện để thiết lập mối quan hệ, liên kết giữa doanh nghiệp với các tổ chức
56
khoa học và công nghệ (các Viện nghiên cứu và các trƣờng đại học) và ngƣợc lại, cũng cho thấy trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã có nhu cầu về sự tham gia của hoạt động khoa học và công nghệ. Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp còn nhận đƣợc sự tƣ vấn có giá trị của chuyên gia là các nhà khoa học thông qua các Hội đồng thẩm định chuyên ngành về các vấn đề liên quan nhƣ thị trƣờng, công nghệ, phƣơng pháp nghiên cứu…Các ý kiến tƣ vấn đã góp phần quan trọng trong việc thành công của các doanh nghiệp trong nghiên cứu khoa học.
- Các quy định về nội dung hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp cũng đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc thuê chuyên gia nƣớc ngoài, nhận chuyển giao công nghệ mới, mua bí quyết công nghệ hoặc thiết kế kỹ thuật nhằm nâng cao trình độ công nghệ mà trong nƣớc chƣa có hoặc chƣa đáp ứng đƣợc.
- Thông qua các dự án đầu tƣ, Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ đã tạo động lực cho các DNNVV tin tƣởng, quyết tâm đổi mới công nghệ, góp một phần trong việc thu hút các nguồn lực đầu tƣ của xã hội, huy động vốn đầu tƣ từ các thành phần kinh tế nhằm phát triển sản xuất theo hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp của thành phố. Có thể đánh giá: nếu quỹ cho vay 01 đồng thì doanh nghiệp sẽ đầu tƣ thêm 1,7 đồng để đổi mới công nghệ/ thiết bị theo hƣớng tiên tiến, hiện đại tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao.