9. Cấu trúc của luận văn:
1.3. Một số kinh nghiệm quốc tế về Chính sách tài chính khuyến khích doanh
doanh nghiệp đầu tƣ cho đổi mới công nghệ
Các hoạt động R&D là một đầu vào quan trọng để phát triển công nghệ trong nƣớc, đặc biệt ở cấp độ doanh nghiệp. Có đủ bằng chứng để nhận ra rằng hoạt động R&D không thể để cho khu vực tƣ nhân quyết định toàn bộ, bởi vì theo tác giả Arrow (1962), nếu nhƣ làm vậy sẽ dẫn đến việc đầu tƣ dƣới ngƣỡng cho R&D. Khu vực tƣ nhân thƣờng thu về kết quả thấp hơn mức đầu tƣ cho hoạt động R&D do những khó khăn để mang lợi nhuận từ những nỗ lực tiến hành nghiên cứu của họ. Để thay đổi điều này, Nhà nƣớc thƣờng cung cấp các biện pháp tài chính nhằm khuyến khích doanh nghiệp cam kết dành nhiều nguồn lực cho hoạt động R&D. Các biện pháp tài chính này thƣờng đƣợc đƣa ra dƣới nhiều hình thức chẳng hạn nhƣ khuyến khích về thuế và tài trợ cho các nghiên cứu. Tuy nhiên, thành công của việc sử dụng các công cụ này rất rõ ràng ở các nƣớc phát triển, trong khi ở các nƣớc đang phát triển về sử dụng các công cụ này còn rất nhiều vấn đề cần xem xét, khi mà ở các nƣớc này, việc phát triển công nghệ chủ yếu dựa vào lắp ráp hoặc bắt chƣớc các công nghệ nhập khẩu từ các nƣớc phát triển từ nhiều kênh khác nhau nên việc cam kết đầu tƣ cho R&D là rất khó khăn.
Tác giả Mani (2004) dựa trên số liệu thứ cấp thu nhập đƣợc về các công cụ của chính sách đổi mới và kết quả của các chính sách này từ một số Bộ Khoa học và Công nghệ các nƣớc để có đƣợc các nghiên cứu so sánh này. Trong nghiên cứu này, tôi muốn tham khảo kinh nghiệm của Singapore, Canada trong việc hỗ trợ tài chính cho các DNNVV đổi mới công nghệ.
30