Trường hợp Công ty Cổ phần Caosu – Nhựa Hải Phòng

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của Nghị định 119 1999 của Thủ tướng Chính phủ tới hoạt động đầu tư cho đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 65)

9. Cấu trúc của luận văn:

2.8.2.Trường hợp Công ty Cổ phần Caosu – Nhựa Hải Phòng

a) Một số thông tin về đề tài đƣợc tài trợ:

Tên đề tài: Nghiên cứu công nghệ xử lý tận dụng cao su phế thải để sản xuất một số sản phẩm cao su kỹ thuật và dân dụng, nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu và bảo vệ môi trường.

Thời gian thực hiện đề tài: 2006-2007

Tổng số kinh phí là 2.512.799.000

Trong đó:

+ Vốn tài trợ: 757.950.000 + Vốn tự có của doanh nghiệp: 1.745.849.000

Nội dung nghiên cứu chính:

- Nghiên cứu các biện pháp xử lý cao su phế thải

- Xây dựng công nghệ xử lý và tận dụng cao su phế thải để chế tạo ra các loại vật liệu Polime bend phục vụ sản xuất ra sản phẩm cao su.

- Xây dựng công nghệ chế tạo các sản phẩm thảm cao su, giày dép, đệm chống va đập tàu biển từ sao su phế thải.

b) Đánh giá về tác động của các cơ chế, chính sách khuyến khích tài chính tới hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Công ty Cổ phần Cao su- Nhựa Hải Phòng là một doanh nghiệp nhỏ đƣợc cổ phần hóa từ một DNNN thuộc sở Công nghiệp Hải Phòng. Cũng nhƣ hầu hết các DNNVV khác, Công ty cũng có nhiều khó khăn cơ bản nhƣ: khả năng tài chính eo hẹp, điều kiện cơ sở vật chất, kĩ thuật, công nghệ còn nghèo nàn, chậm đƣợc đổi mới, trong khi đó nhu cầu thị trƣờng ngày càng cao, đòi

65

hỏi sản phẩm phải có chất lƣợng cao mà giá thành sản phẩm phải hạ để có thể cạnh tranh. Vì thế, các chính sách, cơ chế của nhà nƣớc về KH&CN hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất quý giá, giúp cho DN phần nào giảm bớt đƣợc khó khăn về tài chính, tạo điều kiện cho đội ngũ kỹ thuật và công nhân của doanh nghiệp đi sâu vào hoạt động tự nghiên cứu kết hợp với sự giúp đỡ của các nhà khoa học để cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm của doanh nghiệp. Những kết quả đạt đƣợc của hoạt động KHCN này góp phần cho việc tăng doanh thu, tạo việc làm và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên cũng nhƣ tăng các chỉ tiêu KT- XH hàng năm cho DN. Ngoài tác động của các cơ chế, chính sách theo Nghị định, trong quá trình thực hiện các đề tài KHCN, DN luôn đƣợc sự giúp đỡ và hỗ trợ của các cơ quan quản lý KH&CN ở Trung ƣơng và địa phƣơng. Ngoài đề tài về nghiên cứu công nghệ xử lý, tận dụng cao su phế thải nhƣ đã nêu ở trên, theo chƣơng trình hỗ trợ của Nghị định 119/19999, Công ty Cổ phần Cao su - Nhựa Hải phòng đã triển khai thực hiện thành công 2 đề tài KHCN và 2 dự án sản xuất thử- thử nghiệm về nghiên cứu vật liệu và công nghệ sản xuất các loại sản phẩm cao su kỹ thuật bao gồm: đệm chống va đập tàu biển và các loại ống mềm cao su phục vụ nạo vét song biển Việt Nam. Các sản phẩm này đã phát triển cả về số lƣợng, chất lƣợng và chủng loại cung cấp cho các dự án xây dựng cảng hiện đại trong nƣớc. Sản phẩm này có đƣợc từ kết quả của hoạt động nghiên cứu triển khai KH&CN, đã trở thành các sản phẩm chủ lực và mũi nhọn của công ty. Các sản phẩm này cũng là những sản phẩm thay thế nhập ngoại vì đã đạt đƣợc những chỉ tiêu kỹ thuật tƣơng đƣơng với các sản phẩm cùng loại do nƣớc ngoài sản xuất, mà lại có giá thành hạ hơn nhiều, đáp ứng một phần các yêu cầu ngày càng cao của thị trƣờng, tiết kiệm một phần không nhỏ về ngoại tệ cho Nhà nƣớc, nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hiện nay và tƣơng lai.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện DN cũng đã gặp một số khó khăn nhƣ: Nhà nƣớc không hỗ trợ kinh phí ngay từ ban đầu khi DN triển khai

66

nghiên cứu đề tài để tạo điều kiện cho DN đỡ khó khăn về tài chính trong khi vẫn phải tiến hành hoạt động SXKD bình thƣờng. Hơn nữa việc thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ cũng nên điều chỉnh các định mức cho phù hợp với sự trƣợt giá của thị trƣờng cũng nhƣ các Nghị định về thang, bảng lƣơng, lƣơng tối thiểu áp dụng cho DN.

Nhìn chung, đối với các doanh nghiệp đƣợc vận dụng hỗ trợ theo Nghị định, tuy phần kinh phí hỗ trợ không nhiều nhƣng hiệu quả kinh tế rất tốt, tạo hƣớng chuyển biến tích cực trong việc tiếp cận và làm chủ công nghệ mới. Đặc biệt hiệu quả là việc hình thành đội ngũ làm công tác R&D trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của Nghị định 119 1999 của Thủ tướng Chính phủ tới hoạt động đầu tư cho đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 65)