Những mặt còn hạn chế của Nghị định

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của Nghị định 119 1999 của Thủ tướng Chính phủ tới hoạt động đầu tư cho đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 57)

9. Cấu trúc của luận văn:

2.6. Những mặt còn hạn chế của Nghị định

Qua 10 năm thực thi, nhiều nội dung của Nghị định đã lạc hậu, bộc lộ nhiều hạn chế, không còn phù hợp với quy định về ƣu đãi tại các Luật nhƣ Luật Đầu tƣ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật doanh nghiệp, Luật thuế doanh nghiệp đƣợc ban hành những năm gần đây. Mặt khác các thủ tục hành chính để hƣởng các ƣu đãi của Nghị định 119 quá rƣờm rà, tuy đã khắc phục đƣợc cơ chế hành chính “một cửa” những phải đi lại quá nhiều lần, nếu đƣợc

57

cấp kinh phí thì kéo dài, cấp nhiều lần nên mất tính thời cơ của một kết quả nghiên cứu để đƣa sản phẩm ra thị trƣờng nên doanh nghiệp không mặn mà, thậm chí còn bức xúc với cơ chế hành chính, với cơ quan quản lý.Cụ thể:

Việc thông tin tuyên truyền về các cơ chế, chính sách tài chính, khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu đổi mới công nghệ chƣa đƣợc tiến hành rộng rãi và thƣờng xuyên, vì vậy, số lƣợng doanh nghiệp đăng ký đề nghị Nhà nƣớc hỗ trợ hàng năm không nhiều.

Các vấn đề cần đƣợc giải quyết bằng khoa học và công nghệ do các doanh nghiệp đề nghị nhà nƣớc hỗ trợ còn phân tán. Số các doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn pháp định thấp nên khả năng huy động 70% vốn đối ứng từ nguồn tự có để thực hiện đề tài nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, đồng thời khả năng nhận đƣợc sự hỗ trợ lớn từ ngân sách cũng bị hạn chế. Phần lớn các doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ khoảng 1 tỷ đồng, cao nhất là 6,5 tỷ đồng cho 1 nhiệm vụ nghiên cứu. Vì vậy, kết quả nghiên cứu mới chỉ có tác dụng giúp doanh nghiệp phát triển trong thời gian trƣớc mắt, chƣa có tác dụng đối với sự phát triển về lâu dài của một ngành, một lĩnh vực. Tỷ lệ hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp theo quy định không quá 30% tổng kinh phí cần thiết để thực hiện đề tài, theo ý kiến của phần lớn các doanh nghiệp là thấp, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân của việc một số doanh nghiệp buộc phải “khai khống” vốn từ các nguồn khác để có thể nhận đƣợc số kinh phí hỗ trợ đủ lớn từ ngân sách Nhà nƣớc để triển khai đề tài nghiên cứu.

Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp theo Nghị định 119 chƣa nhận đƣợc sự hƣởng ứng mạnh mẽ của các doanh nghiệp lớn, nhất là của các tập đoàn kinh tế hoặc Tổng Công ty. Vì vậy, sự hỗ trợ của Nhà nƣớc chƣa đến đƣợc với những sản phẩm chủ lực của các Tập đoàn kinh tế hoặc Tổng Công ty, chƣa góp phần tạo ra đƣợc những chuyển biến cơ bản về trình độ công nghệ của một ngành hoặc của một lĩnh vực.

58

Theo đánh giá của Vụ Tài Chính- Kế hoạch, Bộ KH&CN, cơ quan trực tiếp quản lý việc hỗ trợ tài chính cho các DN theo Nghị định 119 (từ năm 2000-2008) và Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (từ năm 2008 đến nay), tiềm lực KH&CN (về cơ sở vật chất- kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu khoa học, tài chính,…) của các doanh nghiệp còn hạn chế, khả năng đáp ứng về khoa học và công nghệ của các tổ chức nghiên cứu và phát triển, dịch vụ khoa học và công nghệ trong nƣớc chƣa cao nên một số vấn đề bức xúc trong sản xuất – kinh doanh đòi hỏi phải giải bằng khoa học và công nghệ chƣa đƣợc đáp ứng.

Ngoài ra, các quy định về hồ sơ xin tài trợ, hồ sơ và thủ tục để cấp thanh toán kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc cho các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu thời gian qua chƣa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Do doanh nghiệp chƣa quen với kế toán sự nghiệp và việc sử dụng ngân sách nên việc bóc tách kinh phí nghiên cứu khoa học và kinh phí sản xuất kinh doanh để xác nhận kinh phí đã sử dụng cho nghiên cứu khoa học tại doanh nghiệp gặp khó khăn và mất nhiều thời gian. Nhiều doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ nhƣng do chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu cấp thanh toán theo quy định mới (chủ yếu về chứng từ, hóa đơn, vốn đối ứng) nên mặc dù đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu mà vẫn chƣa đƣợc cấp thanh toán.

Việc quy định doanh nghiệp tự tổ chức đánh giá nghiệm thu kết quả của đề tài nhƣ thời gian qua là chƣa hợp lý, nhất là đối với những đề tài đƣợc hỗ trợ kinh phí lớn hoặc những đề tài đặt ra để giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ phức tạp. Chƣa có quy định về việc công nhận các kết quả nghiên cứu khoa học do các doanh nghiệp thực hiện đƣợc Ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của Nghị định 119 1999 của Thủ tướng Chính phủ tới hoạt động đầu tư cho đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)