0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Những khó khăn của các doanh nghiệp Việt nam trong quá trình ĐMCN:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NGHỊ ĐỊNH 119 1999 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHO ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (Trang 27 -27 )

9. Cấu trúc của luận văn:

1.2.2. Những khó khăn của các doanh nghiệp Việt nam trong quá trình ĐMCN:

trình ĐMCN

Theo các nghiên cứu và điều tra (Tuấn 2001 và Havie 2001) cho thấy rằng các DNNVV của Việt Nam hiện nay phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, trong nghiên cứu này tôi thấy rằng có một số khó khăn chủ yếu sau:

Khó khăn lớn nhất là về vốn và tín dụng, các DNNVV gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các khoản tín dụng ngắn, trung và dài hạn từ ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này đƣợc ADB (2003: 216) chỉ ra đó là:

- Tiếp tục có sự bất bình đẳng trên thị trƣờng tài chính khi các tổ chức tài chính hiện nay chủ yếu là các ngân hàng thƣơng mại thuộc sở hữu nhà nƣớc.

- Các tổ chức tài chính này hoạt động kém hiệu quả và thiếu tính tự chủ;

27

- Các ngân hàng không hƣớng tới các DNNVV bởi vì họ muốn tránh các rủi ro và thƣơng tổn khi nền kinh tế suy thoái, các ngân hàng thích cung cấp tài chính cho các công ty lớn để đảm bảo hơn và chi phí giao dịch cũng thấp hơn khi cho vay.

Tố chức MPDF (1999) cũng chia sẻ những ý kiến tƣơng tự: “80% nhân viên trong các tổ chức tài chính của mẫu điều tra trả lời rằng khi họ nhận đƣợc hai hồ sơ cho vay tiền, một từ DNNN, một từ khu vực tƣ nhân và cả hai hồ sơ đều đáp ứng các tiêu chuẩn cho vay, khi họ chỉ đƣợc chấp thuận một hồ sơ thì họ sẽ cho DNNN vay, chỉ có 18% nói họ sẽ cho DNTN vay và 2% số nhân viên nói rằng họ không thể quyết định đƣợc việc đó”

Nhìn từ góc độ khác, các khoản vay từ ngân hàng cũng không có sức hấp dẫn đối với các DNNVV do chi phí cao, thủ tục và các điều khoản ràng buộc rất khó khăn với họ. Điều này, giải thích tại sao có tới 85% DNTN dựa vào nguồn vốn của riêng họ hoặc vay mƣợn từ bạn bè, họ hàng. Nhƣ vậy thị trƣờng tài chính phi chính thức có sức hấp dẫn hơn so với thị trƣờng tài chính chính thức đối với DNNVV. Mặt khác, tác giả Annerstedt và cộng sự (1999) lập luận rằng nguồn vốn đầu tƣ mạo hiểm của Việt Nam hiện giờ rất hạn chế trong khi đó nguồn vốn này đƣợc khẳng định là rất cần thiết cho một nƣớc đang công nghiệp hóa. Sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp tiếp cận với các lợi ích thƣơng mại từ việc đổi mới công nghệ.

Khó khăn thứ hai là vấn đề công nghệ. Hầu hết các DNNVV sử dụng các công nghệ lạc hậu và không có khả năng cải tiến công nghệ đó do thiếu vốn, thông tin, mức thuế cao khi đầu tƣ. Tác giả Havie (2001) dẫn ra rằng trình độ công nghệ của các DNNVV rất nghèo nàn, tỷ lệ đầu tƣ cho đổi mới rất thấp, chỉ chiếm khoảng 10% tổng mức đầu tƣ hàng năm. Tác giả Annerstedt và cộng sự (1999) quan tâm đến các vấn đề sau liên quan đến hệ thống ĐMCN của Việt Nam ảnh hƣởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp.

28

+ Các doanh nghiệp dƣờng nhƣ đầu tƣ rất ít cho năng lực công nghệ, công nghệ họ thu nạp đƣợc thƣờng từ nƣớc ngoài hoặc nguồn sẵn có trong nƣớc. Ở Việt Nam, rất ít các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận và làm chủ công nghệ. Hệ quả là họ không thể đƣa ra sản phẩm có tính đổi mới về công nghệ so với các doanh nghiệp khác trong khu vực.

+ Mối liên hệ giữa các Viện nghiên cứu và khu vực sản xuất rất yếu kém, đặc biệt khi so sánh với các nƣớc trong khu vực.

Một cuộc điều tra của Kokko và Sjoholm (2004) cho thấy các DNNVV thƣờng có thị trƣờng tiêu thụ là nội địa (bởi vì những phát triển nhanh chóng của thị trƣờng trong nƣớc của Việt Nam), chỉ có một số ít các doanh nghiệp này buộc phải tìm kiếm các cơ hội ở các thị trƣờng nƣớc ngoài và phần lớn các doanh nghiệp đó có các hoạt động xuất khẩu với tƣ cách là các nhà thầu phụ. Tuy nhiên, theo quan điểm của hai tác giả này thì các DNNVV nên tập trung vào hoạt động xuất khẩu bởi vì kinh nghiệm của các DN thành công là gắn với hoạt động xuất khẩu. Khi đó là chiến lƣợc dài hạn cho các DNNVV thì việc sử dụng các công nghệ tiên tiến và hiện đại trở nên rất cần thiết khi mà mức độ tiêu chuẩn hóa càng cao gắn liền với quy mô đầu tƣ và năng suất lao động.

Mặt khác, các DNNVV của Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình hình cạnh tranh của các doanh nghiệp nƣớc ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Bởi vậy, họ cần cải thiện khả năng cạnh tranh và đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, để cải thiện các điều kiện phát triển công nghệ của các DNNVV, vấn đề cạnh tranh cần đƣợc đặt ra để khuyến khích các DN tiếp thu công nghệ mới và cải tiến công nghệ đang có. Hơn nữa, các doanh nghiệp phải đƣợc khuyến khích cải tiến khả năng áp dụng công nghệ.

Tuy nhiên, vấn đề tài chính cho hoạt động KH&CN là rất hạn chế đối với các doanh nghiệp khi nguồn vốn còn hạn hẹp. Phần tiếp theo sẽ phân tích

29

về tình hình tài chính cho hoạt động này của một số nƣớc trên thế giới và của các doanh nghiệp nói riêng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NGHỊ ĐỊNH 119 1999 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHO ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (Trang 27 -27 )

×