Người mở Người thụ hưởng
1.3.1.4. Nội dung chủ yếu
1.3.1.4.1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng của L/C
a. Khái niệm của L/C:
Thư tín dụng là một văn kiện của Ngân hàng được viết ra theo yêu cầu của nhà nhập khẩu ( người xin mở L/C ) nhằm cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu ( người thụ hưởng ) một số tiền nhất định trong khoảng thời gian nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong L/C.
- L/C phải chỉ rõ là hủy ngang hay không hủy ngang, nếu không chỉ ra như vậy nó sẽ được coi là không hủy ngang.
- Chứng từ được coi như không phù hợp với các điều khoản quy định trong L/C nếu: chứng từ mâu thuẫn với các điều khoản quy định của L/C hay các chứng từ mâu thuẫn nhau.
- Ngân hàng và các bên tham gia liên quan chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ, không dựa trên hàng hóa hoặc dịch vụ.
- Ngân hàng phát hành có một khoảng thời gian hợp lý không quá 5 ngày làm việc sau khi nhận được chứng từ để kiểm tra chứng từ và xác định chứng từ phù hợp hay không phù hợp.
- Ngân hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra các chứng từ không quy định trong L/C.
- Ngân hàng không chịu trách nhiệm về sự chậm trễ do truyền thông tin, về lỗi chính tả phát sinh trong quá trình chuyển giao hoặc truyền tin.
c. Chức năng của L/C:
- Chức năng thanh toán: bộ chứng từ xuất trình đòi tiền theo L/C là cơ sở để Ngân hàng thực hiện thanh toán.
- Chức năng tín dụng: trong nghiệp vụ này “tín dụng” được hiểu theo nghĩa rộng hơn là “tín nhiệm” chứ không hẳn là khoản tiền vay.
- Chức năng đảm bảo thanh toán: tín dụng chứng từ là sự cam kết độc lập của Ngân hàng mở L/C đối với nhà xuất khẩu. Trong đó Ngân hàng mở
L/C đảm bảo nghĩa vụ thanh toán cho nhà xuất khẩu ngay khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp.
1.3.1.4.2. Nội dung chủ yếu của L/C
- Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C
Số hiệu: số hiệu dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng.
Địa điểm phát hành L/C: là nơi Ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho người thụ hưởng ( người xuất khẩu ).
Ngày mở L/C: là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của Ngân hàng mở L/C với người thụ hưởng ( người xuất khẩu ), cũng là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C.
- Tên, địa chỉ những người có liên quan
Các thương nhân: bao gồm những người nhập khẩu, người yêu cầu mở L/C, người xuất khẩu, người hưởng lợi L/C.
Các Ngân hàng: bao gồm Ngân hàng mở L/C, Ngân hàng thông báo, Ngân hàng trả tiền…
Các tổ chức khác: là người cung cấp các chứng từ có liên quan trong bộ hồ sơ thanh toán như Bộ thương mại, Phòng thương mại và công nghiệp…
- Số tiền của thư tín dụng
- Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền, thời hạn giao hàng
Thời hạn hiệu lực: thời hạn này được tính từ ngày mở L/C ( Date of issue ) đến hết ngày hiệu lực ( Expiry date ).
Thời hạn trả tiền: là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền về sau.
Thời hạn giao hàng: được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định, có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C.
- Những nội dung về hàng hóa
Bao gồm tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, mã kí hiệu…
- Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa
Bao gồm điều kiện cơ sở giao hàng ( FOB, CIF, CFR ), nơi gửi, nơi giao hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng…
- Những chứng từ người xuất khẩu phải xuất trình
Đây là nội dung then chốt trong thư tín dụng, bởi bộ chứng từ quy định trong thư tín dụng là một bằng chứng của người xuất khẩu chứng minh rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những điều quy định trong thư tín dụng. Thông thường bộ chứng từ bao gồm: bản gốc thư tín dụng; hóa đơn thương mại; giấy tờ bảo hiểm; vận đơn; giấy chứng nhận kiểm định, giấy chứng nhận xuất xứ; bản kê khai hàng hóa; và một số giấy tờ khác theo yêu cầu của người nhập khẩu.
Nội dung này ràng buộc trách nhiệm của Ngân hàng mở L/C, cam kết trả tiền bằng uy tín và trách nhiệm của mình đối với khách hàng.
- Những điều khoản đặc biệt khác
Ngân hàng mở L/C nhập khẩu có thể thêm những nội dung khác như quy định có thể hoàn trả bằng điện T/T…
Chữ ký của Ngân hàng mở L/C
Bản quy tắc này mang tính chất pháp lý tùy ý, có nghĩa là khi áp dụng nó các bên tham gia phải thỏa thuận ghi vào văn bản của hợp đồng và có dẫn chiếu trong L/C.
1.3.1.4.3. Các loại thư tín dụng chủ yếu Căn cứ vào công dụng của thư tín dụng:
a. L/C có thể hủy ngang ( Revocable letter of credit ) : là loại L/C có thể
bị sửa đổi hoặc hủy bỏ mà không cần thông báo cho người hưởng lợi.
L/C có thể hủy ngang chứa đựng những rủi ro đối với người bán vì việc sửa đổi hay hủy thư tín dụng có thể xảy ra khi hàng hóa đang trên đường vận chuyển hoặc trước khi thanh toán được thực hiện.
L/C có thể hủy ngang tạo cho người mua sự chủ động tối đa vì nó có thể được sửa đổi hoặc hủy bỏ mà không cần thông báo cho người bán.
b. L/C không thể hủy ngang ( Irrevocable letter of credit ) : là loại L/C
sau khi đã được Ngân hàng mở thì không thể sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó nếu chưa có sự thỏa thuận của các bên tham
L/C không thể hủy ngang đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia. Chú ý: một L/C không thể hủy ngang không có nghĩa là không thể hủy bỏ. Nếu muốn hủy bỏ trong trường hợp L/C không hủy ngang đã được thiết lập phải cần có sự đồng ý của người thụ hưởng, Ngân hàng phát hành, Ngân hàng xác nhận.
c. Thư tín dụng xác nhận L/C không thể hủy ngang có xác nhận ( Confirmed Irrevocable L/C ): là loại thư tín dụng không thể hủy ngang
được Ngân hàng khác xác nhận, nghĩa là ngoài cam kết thanh toán của Ngân hàng phát hành L/C còn có thêm sự cam kết thanh toán của Ngân hàng xác nhận.
Ngân hàng xác nhận có thể là Ngân hàng thông báo, hoặc một Ngân hàng thứ ba tùy theo thỏa thuận của các bên tham gia.
Căn cứ vào thời hạn thanh toán:
a. L/C trả ngay ( L/C Payment by Draft ai sight ) : là loại L/C không thể
hủy ngang và phải thanh toán ngay khi hối phiếu được xuất trình.
b. L/C trả chậm ( L/C Available by Deffered Payment ) : là loại L/C
trong đó Ngân hàng phát hành cam kết thanh toán cho người thụ hưởng số tiền của thư tín dụng, một số ngày sau khi bộ chứng từ hoàn hảo được xuất trình hoặc sau ngày giao hàng.
- L/C có kỳ hạn: là loại L/C không hủy ngang trong đó Ngân hàng phát hành sẽ chấp nhận hối phiếu có kì hạn do người thụ hưởng kí phát khi họ xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo.
- L/C trả dần: là loại L/C không thể hủy ngang trong đó quy định người hưởng sẽ được thanh toán dần toàn bộ số tiền theo những thời hạn đã quy định rõ trong L/C/
Chú ý: loại L/C này không đòi hỏi hối phiếu do người bán ký phát.
c. L/C chấp nhận ( L/C Avaiable by Acceptance ) : là loại L/C trong đó
Ngân hàng phát hành L/C thực hiện chấp nhận hối phiếu hoặc chỉ định bên thứ ba chấp nhận hối phiếu, với điều kiện người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ theo qui định của L/C.
Căn cứ vào quan hệ đối tác:
a. L/C trực tiếp ( Straight L/C ) : là loại L/C trong đó nghĩa vụ thanh
toán của Ngân hàng phát hành L/C chỉ giới hạn duy nhất đối với người thụ hưởng của L/C.
Loại L/C này thường yêu cầu người thụ hưởng xuất trình chứng từ trực tiếp cho Ngân hàng phát hành L/C.
b. L/C cho phép chiết khấu ( L/C Available by Negotiation ) : là loại L/C
trong đó Ngân hàng phát hành L/C ủy quyền cho một Ngân hàng nhất định hoặc cho phép bất kì Ngân hàng nào mua lại bộ chứng từ hoàn hảo do người thụ hưởng xuất trình.
Một số L/C đặc biệt:
a. L/C có điều khoản đỏ ( Red clouse L/C ) : là loại L/C trong đó có một
điều khoản ghi rõ điều khoản đặc biệt Ngân hàng phát hành sẽ chuyển tiền hoặc ủy quyền cho Ngân hàng thông báo (hay Ngân hàng xác nhận, Ngân hàng chiết khấu) để thực hiện ứng trước cho người thụ hưởng một số tiền nhất định trước khi giao hàng .
b. L/C tuần hoàn ( Revolving L/C ) : là loại L/C không thể hủy ngang mà
sau khi sử dụng xong, hoặc sau khi hết hạn hiệu lực L/C thì sẽ tự động khôi phục lại giá trị như cũ mà không cần mở L/C mới.
Lưu ý: L/C tuần hoàn thường được sử dụng trong thanh toán với các bạn hàng quen biết, với số lượng hàng, chủng loại hàng mua bán ổn định trong một thời gian dài.
c. L/C chuyển nhượng ( Transferable L/C ) : là loại L/C mà người hưởng
đầu tiên có thể yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần giá trị L/C gốc cho một hoặc nhiều người hưởng lợi thứ hai. d. L/C giáp lưng ( Back to Back L/C ): sau khi nhận được L/C do người
nhập khẩu mở cho nhà xuất khẩu, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu.
e. L/C dự phòng (Strandby L/C) : theo định nghĩa của phòng Thương
mại quốc tế là loại tín dụng chứng từ hoặc một thỏa thuận tương tự, dù được gọi hoặc miêu tả bằng cách nào, theo đó ngân hàng phát hành cam kết với người hưởng:
- Trả một khoản tiền cho người yêu cầu mở tín dụng thư đã vay hoặc ứng trước.
- Thanh toán khoản nợ cho người mở
- Bồi hoàn về những thiệt hại do người mở không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Tín dụng thư dự phòng xuất hiện và được sử dụng rộng rãi tại Mỹ do đạo luật ngân hàng nội địa của quốc gia này không cho phép các ngân hàng thương mại phát hành bảo lãnh.
f. L/C đối ứng ( Reciprocal L/C ): L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C
kia đối ứng với nó được mở.