Tăng cường phát triển chính sách khách hàng

Một phần của tài liệu phát triểt hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây (Trang 68)

Người mở Người thụ hưởng

2.3.4.Tăng cường phát triển chính sách khách hàng

Khách hàng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Phải có khách hàng bằng mọi cách, bằng mọi giá để tồn tại và phát triển đó là phương châm sống còn của các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong hoạt động của mình đặc biệt là trong hoạt động TTQT bằng L/C, Chi nhánh cần xây dựng chiến lược khách hàng một cách hợp lý và hoàn thiện nhất. Cụ thể:

 Mở rộng và thu hút khách hàng:

- Phân loại khách hàng để đánh giá và có những chính sách ưu đãi phù hợp cho từng đối tượng. Phân loại khách hàng không những có thể giúp cho ngân hàng có thể nâng cao hoạt động quản lý khách hàng mà còn giúp chi

nhánh có những chính sách phù hợp cho từng đối tượng khách hàng và phù hợp với định hướng của Chi nhánh.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn cho khách hàng.

Trình độ khách hàng Việt Nam trong hoạt động TTQT còn nhiều hạn chế nên ngân hàng phải tư vấn và giới thiệu cho họ rõ ràng, chi tiết những ưu nhược điểm về phương thức tín dụng chứng từ, tính ưu việt hơn hẳn so với các phương thức khác, về các loại L/C, ưu nhược điểm của từng loại, cách làm thủ tục, ký hợp đồng thương mại, lựa chọn đối tác… để họ có thể lựa chọn phù hợp với điều kiện và đặc điểm kinh doanh của mình.Cụ thể:

Đối với L/C nhập khẩu: tư vấn về điều kiện mở L/C, sự phù hợp của L/C đối với các chứng từ liên quan như Sec, Hối phiếu, những sai sót thường gặp và cách sửa đổi…

Đối với L/C xuất khẩu: tư vấn về lập bộ chứng từ thanh toán, những sai sót và cách khắc phục những sai sót đó.

Ngoài ra, thanh toán viên có thể tư vấn cho khách hàng về thông lệ quốc tế,quy định quốc tế đặc biệt về UCP600 và các tập quán thanh toán của đối tác để có cơ sở giải quyết trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.

 Xây dựng mức ký quỹ cho từng đối tượng khách hàng

Mức kỹ quỹ không phải được áp dụng như nhau đối với tất cả các khách hàng và việc xác định một mức ký quỹ cho từng đối tượng khách hàng là khác nhau và thực sự cần thiết. Đối với các khách hàng truyền thống lâu năm và có uy tín thì Chi nhánh có thể áp dụng một mức ký quỹ thấp hơn

khách hàng trong điều kiện có nhiều ngân hàng khác cạnh tranh. Hơn thế nữa Chi nhánh có thể hiểu và nắm bắt được tình hình tài chính của khách hàng một cách rõ ràng hơn từ đó có thể hạn chế được các rủi ro, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và giảm đọng vốn cho khách hàng.

 Quan tâm đến các dịch vụ hỗ trợ khách hàng

Bên cạnh những ưu điểm của phương thức tín dụng chứng từ thì vẫn còn tồn tại những hạn chế và một trong số đó là áp lực tài chính

Đối với người nhập khẩu: nếu không có đủ vốn thì có thể phải nhập khẩu lên đến 100% giá trị của L/C sẽ tạo áp lực về lãi suất trả cho ngân hàng. Hoặc nếu có đủ vốn thì thời gian để người nhận khẩu nhận được hàng hóa từ nhà xuất khẩu cũng tương đối dài và đó cũng là áp lực trong việc kinh doanh của nhà nhập khẩu

Đối với nhà xuất khẩu: từ thời điểm giao hàng thì nhà xuất khẩu phải chờ đợi hồ sơ, kiểm tra chứng từ thì mới nhận được tiền từ nhà nhập khẩu và đây là một áp lực tài chính đối với nhà xuất khẩu

Trong khi đó các dịch vụ hỗ trợ tài chính như ký quỹ L/C, chiết khấu bộ chứng từ, bảo lãnh L/C trả chậm… vẫn còn ở mức độ hạn chế. Do vậy, Chi nhánh cần đơn giản hóa các thủ tục với nguyên tắc vừa đảm bảo sự thuận lợi cho khách hàng vừa đảm bảo cho vay, vừa hỗ trợ khách hàng một cách chuyên nghiệp vừa hạn chế được rủi ro cho khách hàng và ngân hàng có thể gặp phải.

Một phần của tài liệu phát triểt hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây (Trang 68)