Thông gió: nhiệm vụ của thông gió là đảm bảo trạng thái không khí cho con người sống và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh quy định Có 2 cách thông

Một phần của tài liệu Bài giảng Vệ sinh môi trường (Trang 64)

gió:

+ Thông gió chung: là đưa không khí từ ngoài vào với lưu lượng cần thiết nhằm pha loãng cường độ ô nhiễm (bởi nóng, bụi, hơi hoặc khí độc) trong toàn bộ không gian nhà xưởng, sau đó thải ra ngoài.

Nhược điểm của biện pháp này là tạo ra mức độ không đồng đều của điều kiện vệ sinh tại những điểm khác nhau trong không gian nhà xưởng; đồng thời dễ đưa độc hại từ vùng này sang vùng khác. Vì vậy, một trong những yêu cầu cần thiết khi áp dụng biện pháp này là phải ổn định được các nguồn phát thải độc hại.

Hiện tồn tại một số sơ đồ hệ thống trao đổi không khí trong phòng như sau: Thổi trên hút dưới; Thổi trên hút trên; Thổi dưới hút trên; Thổi dưới hút dưới. Tùy từng trường hợp mà áp dụng sơ đồ này hay sơ đồ khác, nhưng phải tuân thủ theo nguyên tắc là dòng không khí phải đi theo trình tự:

Không khí sạch Vùng thở Vùng toả độc Miệng Hút Thải

+ Thông gió cục bộ: là thu giữ các khí, hơi độc ngay tại nguồn phát sinh. Đây là biện pháp hiệu quả nhất trong việc đảm bảo trong sạch không khí cho vùng làm việc. Việc tổ chức, xử lý hợp lý các chất gây ô nhiễm phải thoả mãn các yêu cầu

sau: Không cản trở thao tác công nghệ.; Không cho không khí chứa chất ô nhiễm đi qua vùng thở; Vận tốc thu khí đủ lớn.

+ Thông gió chống nóng: Tùy theo mức độ, yêu cầu khác nhau vềvệ sinh công nghiệp mà áp dụng các giải pháp thông gió chống nóng khác nhau. Có thểchia làm hai loại: thông gió tự nhiên, cách nhiệt và cưỡng bức.

Thông gió tự nhiên là lợi dụng các yếu tố của tự nhiên như vận tốc gió trời, chênh lệch tỷ trọng của không khí để tạo ra các dòng khí vào ra một cách hợp lý. Tại nước ta, thông gió tự nhiên chủyếu là dùng gió trời. Do vậy việc mở các cửa đón gió, thoát gió với tỷlệ đủ lớn là việc làm rất quan trọng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ mở cửa phải từ40 đến 60% diện tích tường mới đảm bảo thông gió tự nhiên theo phương nằm ngang có hiệu quả. Một vấn đề quan trọng khác là việc hạn chếbức xạnhiệt mặt trời truyền qua mái nhà. Vềmùa hè, lượng nhiệt truyền qua mái có thể lên tới 110 ÷120 Kcal/m. Một trong những biện pháp có thể áp dụng là phun nước lên mái.

Thông gió cưỡng bức được sử dụng khi thông gió tự nhiên không còn khả năng đáp ứng được vấn đề cân bằng nhiệt. Thông gió cưỡng bức nhằm tạo ra vận tốc gió thổi thích hợp, kết hợp với các thông số như nhiệt độ, độ ẩm... để đưa vi khí hậu về trạng thái tự nhiên dễ chịu. Trong giải pháp thông gió cưỡng bức thì điều hòa không khí là hình thức cao nhất của kỹ thuật thông gió nhằm đáp ứng chủ động các thông số vi khí hậu trong nhà mà không phụ thuộc vào khí hậu ngoài trời.

Trong công nghiệp, ngoài yếu tố vận tốc gió thổi còn có thể hạ nhiệt độ không khí để làm tăng hiệu quả làm mát. Một trong những biện pháp đơn giản có thể áp dụng là làm mát bằng bốc hơi đoạn nhiệt. Nguyên lý chung của biện pháp này là cho dòng không khí đi qua buồng phun nước hoặc lớp màng ướt. Nhiệt của không khí làm nước bay hơi và tự nó hạ nhiệt độxuống nhưng độ ẩm tương đối tăng lên. Biện pháp này được áp dụng cho những vùng có khí hậu nóng, khô như miền Trung và miền Nam nước ta.

Một phần của tài liệu Bài giảng Vệ sinh môi trường (Trang 64)