Thực trạng ảnh hưởng của môi trường đến sựphát triển kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu Bài giảng Vệ sinh môi trường (Trang 42)

Chương 3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

3.3.1.Thực trạng ảnh hưởng của môi trường đến sựphát triển kinh tế-xã hộ

Phát triển kinh tế-xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân cũng như của cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: Môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Trong hệ thống kinh tế-xã hội, hàng hóa được di chuyển từ sản xuất đến lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, chất thải. Các thành phần đó luôn luôn tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó.

Tác động của con người đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho quá trình cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế-xã hội thông qua việc làm

suy thoái nguồn tài nguyên - đối tượng của sự phát triển kinh tế-xã hội hoặc gây ra các thảm họa, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế-xã hội trong khu vực.

Ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu hướng gây ô nhiễm môi truờng khác nhau. Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 80% tài nguyên và năng lượng của loài người. Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh, hoạt động của quá nhiều các phương tiện giao thông vận tải đã tạo ra một lượng lớn chất thải độc hại vào môi trường (đặc biệt là khí thải). Hiện nay việc có được mua bán hay không quyền phát thải khí thải giữa các nước đang là đề tài tranh luận chưa ngã ngũ trong các hội nghị thượng đỉnh về môi trường, các nước giàu vẫn chưa thực sự tự giác chia sẻ tài lực với các nước nghèo để giải quyết những vấn đề có liên quan tới môi trường. Ô nhiễm do nghèo đói: Mặc dù chiếm tới 80% dân số thế giới, song chỉ sử dụng 20% tài nguyên và năng lượng của thế giới, nhưng những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có con đường duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, đất đai,...) mà không có khả năng hoàn phục. Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) về môi trường họp vào tháng 1/2002 tại Trung Quốc đã cho rằng nghèo đói là thách thức lớn nhất đối với công tác bảo vệ môi trường (BVMT) hiện nay. Do vậy, để giải quyết vấn đề môi trường, trước hết các nước giàu phải có trách nhiệm giúp đỡ các nước nghèo giải quyết nạn nghèo đói.

Để phát triển, dù là giàu có hay nghèo đói đều tạo ra khả năng gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề ở đây là phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển và bảo vệ môi trường. Để phát triển bền vững không được khai thác quá mức dẫn tới hủy hoại tài nguyên, môi trường; thực hiện các giải pháp sản xuất sạch, phát triển sản xuất đi đôi với các giải pháp xử lý môi trường; bảo tồn các nguồn gen động vật, thực vật; bảo tồn đa dạng sinh học; không ngừng nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường .

Theo tổng cục thống kê năm 2004, thu nhập bình quân đầu người ở nước ta là 484.400 đồng/tháng trong khi đó chênh lệch giữa nông thôn và thành thị là gần 440.000 đồng/tháng. Tỉ lệ hộ nghèo trong nước năm 2004 là 19.5% và có sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị (3,6% ở thành thị và 25,0% ở nông thôn). Quá trình phát triển kinh tế bằng công nghiệp hóa đòi hỏi nhu cầu về năng lượng, nguyên liệu ngày càng to lớn kéo theo chất lượng sống ngày càng xấu đi nếu không có các biện pháp hữu hiệu ngay từ đầu.

Sự phát triển kinh tế quá nhanh cùng với sự xuất hiện của các đô thị đã và đang gây ra những biến đổi khí hậu, nước, không khí và đa dạng sinh học trên toàn cầu. Việt Nam cũng như nhiều nền kinh tế tăng trưởng nhanh khác đã và đang phải trả giá và đối mặt với các thách thức cho quá trình phát triển kinh tế quá nhanh như ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu, nước và đa dạng sinh học.

Cụ thể, vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị mực nước biển đe dọa, kéo theo kỹ thuật canh tác và nhiều loại cây trồng phải thay đổi. Từ đó có thể kéo theo những vấn đề lớn hơn đó là các cuộc di cư lớn của người dân khi không còn nơi ở, nhiều nơi hạn hán, mưa lũ bất thường cũng sẽ kéo theo các thiệt hại về mùa màng. Việc đầu tư cho khắc phục thiên tai sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Mặt khác quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều khu vực lại không được quán triệt đầy đủ nghĩa là chưa tính toán đầy đủ các yếu tố môi trường trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP phải đạt 6 ÷ 6,5% trong năm 2012 và ổn định theo mức đó trong những năm tiếp theo. Theo tính toán của các chuyên gia nước ngoài, nếu GDP tăng gấp đôi thì nguy cơ chất thải tăng gấp 3 ÷ 5 lần. Và nếu trình độ công nghệ sản xuất, cơ cấu sản xuất, trình độ quản lý sản xuất, trình độ môi trường không được cải tiến thì tăng trưởng sẽ kéo theo tăng khai thác, tiêu thụ tài nguyên và năng lượng. Điều này dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo ra sự gia tăng các loại chất thải gây ô nhiễm môi trường gây sức ép cho môi trường.

Trong khi đó, môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng, đất đai, tài nguyên chưa được quản lý tốt, khai thác và sử dụng kém hiệu quả đã và đang đặt ra những thách thức cho công tác bảo vệ môi trường. Môi trường đô thị, các trung tâm kinh tế - xã hội, đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hệ thống cấp thoát nước lạc hậu, xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu. Mức ô nhiễm không khí về bụi, các khí thải độc hại nhiều nơi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nôi, thành phố Hồ Chí Minh vượt tiêu chuẩn cho phép 2 ÷ 3 lần. Điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

3.3.2. Các giải pháp cần thiếta. Trên thế giới

Một phần của tài liệu Bài giảng Vệ sinh môi trường (Trang 42)