Các giải pháp cần thiết a Trên thế giớ

Một phần của tài liệu Bài giảng Vệ sinh môi trường (Trang 44)

Chương 3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

3.3.2. Các giải pháp cần thiết a Trên thế giớ

Năm 1992, các nhà môi trường thế giới đã đưa ra quan niệm mới về phát triển đó là phát triển bền vững, phát triển trong mức độ duy trì chất lượng môi trường, giữ cân bằng giữa môi trường và phát triển (hình 3-5).

Hình 3-5.Hình ảnh tượng trưng sự phát triển kinh tế

Nội dung của quan niệm này gồm những ý chính như sau:

- Tất cả các dạng sống đều trên Trái Đất tạo thành một hệ thống lớn lệ thuộc lẫn nhau, việc làm rối loạn một yếu tố nào đó trong tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến cả tự nhiên, đến loài người. Thế hệ tương lai phải chịu ảnh hưởng của những hành động ngày nay của chúng ta, cũng như thế giới thiên nhiên luôn bị tác động của con người. Vì thế, con người phải tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng nếu muốn phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

- Mục đích cơ bản của phát triển kinh tế - xã hội là cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Đó là mục tiêu xây dựng một cuộc sống lành mạnh, có một nền giáo dục tốt, có đủ tài nguyên đảm bảo cho sự phát triển không chỉ cho riêng mình và cho cả thế hệ mai sau.

- Loài người chúng ta đều phải lệ thuộc đa dạng sinh học tích lũy trong hệ thống thiên nhiên của Trái Đất. Vì thế, chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái Đất. Chính hệ thống này có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều chỉnh khí hậu, cân bằng nước, làm cho không khí trong lành, điều hòa dòng chảy chu chuyển các yếu tố cơ bản, cấu tạo và tái rạo đất màu và phục hồi hệ sinh thái. Đó cũng là yếu tố để phát triển kinh tế - xã hội.

- Theo dự báo, một số khoáng sản chủ yếu trên Trái Đất, với tốc độ khai thác và sử dụng hiện nay sẽ bị cạn kiệt trong tương lai gần, ví dụ khí đốt khoảng 30 năm, dầu mỏ khoảng 50 năm, than đá khoảng 150 ÷ 200 năm, v.v… Vì vậy, trong khi tìm được các loại thay thế, cần hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm đến nguồn

tài nguyên không tái tạo bằng các cách như: quay vòng, tái chế chất thải, sử dụng tối đa các thành phần có ích trong từng loại tài nguyên, dùng tài nguyên tái tạo khác có thể thay thế chúng v.v…

- Như chúng ta đã biết, mức độ chịu đựng của Trái Đất nói chung hay của một hệ sinh thái nào đó, dù là tự nhiên hay nhân tạo đều có giới hạn. Vì thế chúng ta cần giữ vững khả năng chịu đựng được của Trái Đất.

- Trước đây và ngay cả ngày nay nhiều người trong chúng ta không biết cách sông bền vững. Sự đói nghèo buộc con người phải tìm mọi cách để tồn tại gây tác động xấu đến môi trường sinh thái, từ đó làm kinh tế - xã hội chậm phát triển. Vì thế, chúng ta phải thay đổi tập tục và thói quen cá nhân.

- Môi trường là ngôi nhà chung, không phải riêng của một cá nhân nào. Vì vậy việc “cứu Trái Đất” xây dựng một nền kinh tế - xã hội bền vững cần để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình

- Một xã hội muốn bền vững về kinh tế phải kết hợp hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường. Nhà nước phải có cơ cấu thống nhất về quản lý môi trường, tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ.

Một phần của tài liệu Bài giảng Vệ sinh môi trường (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w