Các phương pháp xử lý nước cấp

Một phần của tài liệu Bài giảng Vệ sinh môi trường (Trang 50)

* Khử sắt bằng phương pháp làm thoáng

Nguyên tắc : Oxy hoá sắt hoá từ 2 (Fe2+) hoà tan thành sắt hoá trị 3 (Fe3+). Sắt hoá trị 3 tiếp tục thuỷ phân tạo thành hydroxit kết tủa Fe(OH)3. Cuối cùng các cặn Fe(OH)3 được tách ra khỏi nước bằng lắng và lọc.

Để thực hiện phương pháp này nước ngầm được làm thoáng (phun thành các hạt nhỏ) để tăng diện tích tiếp xúc với không khí, nhờ vậy nước hấp phụ O2 có trong không khí và một phần CO2 hoà tan trong nước sẽ tách ra khỏi nước.

Phản ứng oxy hoá thủy phân sắt có thể biểu diễn bằng phương trình sau: 4Fe(HCO3)2+ O2+ 2H2O = 4Fe(OH)3+ 8CO2

Để phản ứng oxy hoá và thuỷ phân sắt xảy ra nhanh và triệt để, nước phải có độ kiềm thích hợp và độ pH nằm trong phạm vi 7 ÷ 7,5.

* Triệt khuẩn

Sau khi qua bể lắng, bể lọc, phần lớn vi khuẩn trong nước đã bị giữ lại (90%) và bị tiêu diệt. Tuy nhiên, để đảm bảo hoàn toàn vệ sinh, phải áp dụng phương pháp triệt khuẩn nước.

Phương pháp triệt khuẩn nước thường dùng nhất là Clo hoá tức là sử dụng Clo hoặc hợp chất của Clo như clorua vôi (CaOCl2), zaven (NaOCl) là những chất ôxy hóa mạnh, có khả năng triệt khuẩn.

Khi đưa clorua vôi vào nước sẽ xảy ra phản ứng:

Khi đưa Clo vào nước sẽ diễn ra phản ứng:

Cl2, HOCl, OCl- đều là những chất oxy hoá mạnh. Để pha chế và định lượng clorua vôi người ta dùng những thiết bịnhư khi pha chế phèn, Clo được sản xuất tại nhà máy hoá chất dưới dạng lỏng và được đưa vào nước dưới dạng hơi nhờ một loại thiết bị riêng gọi là Clorator.

Clo hay clorua vôi được đưa vào nước trong đường ống từ bể lọc sang bể chứa với liều lượng 0,5 ÷ 1 mg/l. Ngoài Clo hiện nay còn dùng phương pháp điện phân muối NaCl tại chỗ, sản xuất Zaven (NaOCl) để sát trùng.

Việc sử dụng Clo hoá để diệt các vi khuẩn cần được kiểm soát chặt chẽ vì nếu nước chứa còn chứa nhiều các chất hữu cơ sẽ tạo điều kiện để hình thành CHCl,

và các chất hữu cơ Clo khác (ví dụ: clo-amin nếu như các amoni có trong nước) gây độc đối với sức khoẻ con người. Tổchức EPA (Hội bảo vệ môi trường Mỹ) cho phép nồng độ CHCl3 có trong nước ăn uống là 100 ppb (mg/l).

(-CH-CH2-CH2-CH2-) + Cl2 →CHCl3 + (C, H, Cl)

Các chất hữu cơ tan Các chất hữu cơ được ảo hóa

Điều này có thể được ngăn chặn nếu như nước đã Clo hóa được xử lý tiếp bằng than hoạt tính. Ngoài các phương pháp ảo hoá, trên thế giới nhiều nước còn sử dụng các phương pháp sau:

+ Dùng tia tử ngoại: Dùng một loại đèn phát ra tia tử ngoại để triệt khuẩn. Phương pháp này đơn giản nhưng thiết bị đắt hay hỏng và tốn điện (10÷30 kW/1000 m3 nước).

+ Dùng ôzôn (O3): Khi đưa O3vào nước sẽ tạo thành oxy nguyên tử là chất có khả năng diệt trùng.

+ Dùng sóng siêu âm: Dùng thiết bị phát ra sóng siêu âm tần số 500 kHz vi trùng sẽ bị tiêu diệt.

Một phần của tài liệu Bài giảng Vệ sinh môi trường (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w