Chương 3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
3.2.3. Tài nguyên nước đang bị cạn kiệt dần
Trái đất là một hành tinh xanh, có nhiều nước, nhưng 95,5% lượng nước có trên Trái đất là nước biển và đại dương. Lượng nước ngọt mà loài người có thể sử dụng được chỉ chiếm khoảng 0,01% lượng nước ngọt có trên Trái đất. Cuộc sống của tất cả chúng ta và nhiều loài sinh vật khác phụ thuộc vào lượng nước ít ỏi đó. Lượng nước quý giá đó đang bị suy thoái một cách nhanh chóng do các hoạt động của con người và con người đang phải vật lộn với sự thiếu hụt nước ngọt tại nhiều vùng trên thế giới. Sự suy thoái nguồn nước ngọt đã gây nên một chuỗi tác động nguy hiểm. Trong trường hợp này, do mức nước hạ thấp mà biển bắt đầu cạn dần, lượng nước mưa trong vùng giảm sút rõ rệt, dòng nước các sông chảy vào hồ cũng cạn kiệt. Tiếp theo là cả vùng bị sa mạc hóa, cây cối bị chết, đất mặt bị xói mòn do gió. Nồng độ muối trong hồ cao dần và các ruộng trồng bông bị nhiễm mặn, nghề trồng bông thất bại nặng nề, dân cư đói khổ, nghề cá cũng sụp đổ. Cả vùng quanh hồ bị bão cát hoành hành, một vài thành phố bị cát vùi lấp, dân không thể sống nổi, phải bỏ đi nơi khác. Ngày nay, khu vực quanh hồ Aral đã trở thành những vùng chết. Biển hồ Aral, một vùng đã từng sung túc, giàu tài nguyên mà nay trơ đáy, chỉ còn lại vài vũng nước nhỏ. Hơn 50 năm đã trôi qua từ khi thực hiện dự án thủy lợi, vùng biển Aral, một vùng rộng khoảng 1/5 diện tích Việt Nam, đã biến thành sa mạc. Có lẽ chỉ khoảng mươi năm nữa, có nghĩa là chỉ sau khoảng 60 năm kể từ khi con người làm thay đổi chu trình tự nhiên ở đây, biển Aral có thể hoàn toàn biến mất.
Các hoạt động của con người đã làm giảm sút một cách đáng kể số lượng và chất lượng nguồn nước ngọt của thế giới. Các hoạt động thiếu quy hoạch hợp lý nhưng ăn sông, đắp đập, chuyển đổi đất ngập nước, phá rừng, thải các chất thải sinh hoạt và công nghiệp ngày càng nhiều, đến mức thiên nhiên không thể phân hủy kịp, đã và đang gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Trong lúc đó, nhu cầu ngày càng tăng nhanh của con người về nguồn nước ngọt đã làm thay đổi các dòng nước tự nhiên, thay đổi quy trình lắng đọng và làm giảm chất lượng nước. Tình trạng thiếu nước trên thế giới ngày càng lan rộng, nạn khô hạn kéo dài, gây nhiều hậu quả về kinh tế và xã hội cho nhiều vùng rộng lớn. Tất cả những điều đó đều tác động tiêu cực lên sự phát triển, làm suy giảm đa dạng sinh học và chức năng của các hệthống thủy vực trên thế giới.
Để có thể bảo tồn nguồn tài nguyên nước hết sức ít ỏi của chúng ta, chúng ta phải nhận thức được rằng cần phải giữ được sự cân bằng nhu cầu và khả năng cung
cấp bằng cách thực hiện các biện pháp thích hợp. Để có thể hồi phục được sự cân bằng mỗi khi đã bị thay đổi, sẽ tốn kém rất lớn, tuy nhiên, có nhiều trường hợp không thể sửa chữa được. Vì thế cho nên, nhân dân tại tất cả các vùng phải biết tiết kiệm nước, giữ cân bằng giữa nhu cầu sử dụng với nguồn cung cấp, có như thế mới giữ được một cách bền vũng nguồn nước với chất lượng an toàn.