Tác động của môi trường đến sựphát triển kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu Bài giảng Vệ sinh môi trường (Trang 40)

Chương 3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

3.3. Tác động của môi trường đến sựphát triển kinh tế-xã hộ

Môi trường là điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển đều phải cần ít nhất một trong các yếu tố như: tài nguyên thiên nhiên, sinh vật, môi trường trong sạch… Nói cách khác, môi trường là địa bàn, là đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi với môi trường.

Tác động hoạt động phát triển đến với môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó. Mặt khác, kinh tế xã hội cũng tác động đến nguồn tài nguyên thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường từ đó dẫn đến gia tăng các thảm họa, thiên tai gây ảnh hưởng ngược lại đến sự phát triển các hoạt động kinh tế xã hôi trong khu vực. Đó chính là sự tác động nhiều chiều, là mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển (hình 3-3).

Hình 3-3. Sự mâu thuẩn giữa môi trường và phát triển kinh tế- xã hội

Năm 1970 các nhà khoa học câu lạc bộ Roma đưa ra khuyến cáo: Dân số tăng theo cấp số nhân, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn đến sự đói kém, loài người dẫn đến diệt vong do đói và ô nhiễm môi trường. Chính vì thế một số lý thuyết cho rằng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của Trái Đất, quốc gia và khu vực cần ngăn chặn sự nghiên cứu, khai thác tài nguyên thiên nhiên, làm cho tăng trưởng kinh tế bằng không hoặc mang giá trị âm. Điều này không thực tế với các nước nghèo. Như ở Việt Nam, muốn bảo vệ môi trường phải ngừng phát triển, hay bảo vệ di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long phải ngừng khai thác than.

Thực tế cho thấy, sự chênh lệch giàu nghèo giữa các nước cũng gây tác động không tốt đến môi trường. Ở các nước giàu đang xảy ra tình trạng ô nhiễm do dư thừa trong việc sử dụng thức ăn. Môi trường và tài nguyên: 20% dân số thế giới sử dụng 80% của cải và năng lượng loài người trong khi 80% còn lại chỉ sử dụng 20% còn lại. Ở các nước nghèo, con đường phát triển duy nhất là khai tác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, nông nghiệp). Nhưng đây cũng là một trong những con đường gây ra nghèo đói (hình 3-4)

Hình 3-4. Sơ đồ biểu hiện mối liên hệ giữa môi trường và sự nghèo đói

Môi trường tự nhiên và sản xuất xã hội quan hệ khăng khít, chặt chẽ, tác động lẫn nhau trong thế cân đối thống nhất: Môi trường tự nhiên (bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên) cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội. Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên: rất nhiều quốc gia phát triển chỉ trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại,... Có thể nói, tài nguyên nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung (trong đó có cả tài nguyên) có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội (KT-XH) ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương.

Một phần của tài liệu Bài giảng Vệ sinh môi trường (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w