Hoàn thiện chính sách, quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 63)

Chính sách tín dụng phải đảm bảo các nguyên tắc:

Sự minh bạch và công khai: Các chính sách đưa ra phải được cụ thể hoá thành các văn bản rõ ràng trong đó quy định cụ thể về quy mô, phạm vi, thể thức cho vay, lãi suất, kỳ hạn nợ, tiêu chuẩn khách hàng và TSĐB, khả năng tài chính, thẩm quyền, thủ tục thanh lý và thu hồi nợ...và phổ biến cho tất cả các cán bộ thực thi. Những quy định, quy trình tác nghiệp phải tuân thủ và hướng tới chiến lược phát triển tín dụng của Ban lãnh đạo đã đề ra.

Xác định vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng đảm bảo những quyết định quan trọng liên quan đến các chiến lược tín dụng, tính điểm tín dụng và quản trị RRTD được đưa ra bởi tập thể có kinh nghiệm và kiến thức phù hợp. Ngoài ra, việc xác định rõ trách nhiệm sẽ đảm bảo các công việc được thực thi một cách tốt nhất và có thể kiểm soát được.

Việc phân tách nhiệm vụ một cách hợp lý sẽ giảm thiểu khả năng xảy ra các lỗi không thể phát hiện hoặc có sự không tuân thủ các quy định đã đề ra. Một quy trình tốt cần đảm bảo việc phân tích tín dụng, giám sát tín dụng và kiểm tra tín dụng phải được phân chia một cách độc lập theo sự phân nhiệm và tránh xung đột quyền lợi.

Việc phân cấp và uỷ quyền trong phê duyệt tín dụng phải được thực hiện theo các nguyên tắc:

- Tuân thủ các quy định của pháp luật và chế độ của NHPT về hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả.

- Xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong hoạt động tín dụng, tuân thủ quy trình xét duyệt tín dụng từ khâu xét duyệt tín dụng

đến khâu kiểm soát.

- Phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động, quy mô, điều kiện, khả năng và đặc điểm của từng đơn vị, phù hợp với năng lực của người được phân cấp, uỷ quyền cũng như năng lực kiểm soát rủi ro của đơn vị được phân cấp.

Trước mắt, NHPT cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể thực hiện Nghị định 75/2011/NĐ-CP quy định mới nhất về TDĐT và TDXK của Nhà nước. Những văn bản này cần được phổ biến đến từng cá nhân cán bộ trong hệ thống và các khách hàng có quan hệ tín dụng với NHPT. Trong thời gian tới, NHPT cần định kỳ hàng năm đánh giá lại quy định việc phân cấp duyệt vay cho Chi nhánh, đảm bảo thẩm quyền phân cấp cho Chi nhánh được xem xét gắn với năng lực thực hiện cũng như chất lượng tín dụng của các Chi nhánh, gắn với việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, xếp hạng Chi nhánh và quy mô mức vốn cho vay.

Nội dung cơ chế phân cấp duyệt vay phải nêu cụ thể được phân cấp gắn với thẩm quyền quyết định cho vay bao gồm: (1) thẩm quyền quyết định mức vốn cho vay, thời hạn cho vay; (2) thẩm quyền quyết định lãi suất cho vay trong khung lãi suất do Nhà nước quy định; (3) thẩm quyền quyết định giải ngân hoặc đình chỉ giải ngân và xử lý thu hồi nợ vay; (4) thẩm quyền gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ. Đồng thời phải quy định rõ ràng trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân người được phân cấp, uỷ quyền.

Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của bộ phận quan hệ khách hàng, quản lý RRTD và quản lý nợ. Sự rạch ròi trong phân định trách nhiệm sẽ đảm bảo tính công bằng trong đánh giá chất lượng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu RRTD được nhanh chóng, hịêu quả và kịp thời cũng như tạo sự yên tâm trong suy nghĩ, hành động của cán bộ các bộ phận. Đồng thời, mỗi bộ phận trong chức năng, nhiệm vụ của mình cần xây dựng các mục tiêu trong hoạt động cấp tín dụng (tỷ lệ nợ xấu chấp nhận được, số lượng và nhóm khách hàng cần thiết lập, mức độ tăng trưởng tín dụng…), các giải pháp hiện thực hóa các mục tiêu đó, đảm bảo sự phối hợp uyển chuyển, nhịp nhàng giữa các bộ phận tác nghiệp khi thực thi các mục tiêu công tác quản trị RRTD đã đề ra, phù hợp với đặc thù của NHPT.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w