5. Kết cấu của đề tài
2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng
Mặc dù hoạt động TDĐT, TDXK của NHPT thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng như đã trình bày ở trên song hoạt động này cũng chứa đựng nhiều rủi ro mà hậu quả khá nặng nề.
•Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
Về TDĐT: Do NHPT đã thực hiện tốt chính sách thắt chặt tín dụng trong 9 tháng đầu năm, nợ gốc quá hạn năm 2008 là 3.561 tỷ đồng, chiếm 5,74% dư nợ. Tuy nhiên, nợ quá hạn chủ yếu tập trung vào: các dự án hạ tầng giao thông có nguồn trả nợ từ ngân sách nhà nước, chương trình đánh cá xa bờ, các dự án khác thuộc diện được XLRR theo quy định. Lãi quá hạn 1.674 tỷ đồng.
Nhìn vào bảng số liệu 2.3 có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn TDĐT đến thời điểm 31/12/2009 là không cao (3,18%, giảm so với thời điểm 31/12/2008) nhưng không phải là tín hiệu đáng mừng mà do thu được một phần nợ gốc quá hạn các dự án hạ tầng giao thông (2.678 tỷ đồng), toàn bộ nợ gốc quá hạn chương trình đánh cá xa bờ được
hạch toán ngoại bảng (702 tỷ đồng), thực hiện các biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Công văn số 4610/NHPT-KHTH ngày 18/12/2009 của NHPTVN. Nếu không áp dụng những biện pháp này thì số dư nợ quá hạn thời điểm 31/12/2009 lên đến gần 3.500 tỷ đồng (chiếm khoảng 4,8% dư nợ), lãi treo lên đến 1.800 tỷ đồng.
Cuối năm 2010, nợ quá hạn TDĐT ở mức 3.315 tỷ đồng, chiếm 3,84% dư nợ, cao hơn so với năm 2009. Nợ quá hạn tập trung chủ yếu vào các dự án đầu tư tại các địa bàn kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn. Đến 31/12/2011, nợ quá hạn của địa bàn này vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nợ quá hạn (65,47% gốc quá hạn và 61,16 % lãi quá hạn), tiếp theo đó là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm 19,52% gốc quá hạn và 23,29% lãi quá hạn.
Thực tế tình hình nợ quá hạn theo nhóm ngành (bảng 2.5) phần nào phản ánh nguy cơ tiềm ẩn rủi ro mang tính cơ cấu trong hoạt động tín dụng của NHPT, trong đó cần chú trọng hơn quản lý rủi ro đối với các lĩnh vực Nông nghiệp, nông thôn và Địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn. Trong điều kiện danh mục mặt hàng bị giới hạn và NHPTVN không thể chủ động; vấn đề đặt ra song hành với quản lý tín dụng nhằm hạn chế rủi ro đối với loại hình tín dụng này là nghiên cứu và dự báo thị trường, nhất là đối với các ngành hàng mà NHPT tập trung cho vay.
Bảng 2.5: Cơ cấu nợ quá hạn TDĐT theo nhóm ngành, lĩnh vực năm 2011 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) (%) Hạ tầng Kinh tế - Xã hội 235 6,28 69 5,56
Nông nghiệp, nông thôn 731 19,52 289 23,29
Công nghiệp 327 8,73 124 9,99
Địa bàn khó khăn, đặc biệt khó
khăn 2.452 65,47 759 61,16
(Nguồn: Ban TDĐT - NHPTVN)
Về TDXK: Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn của TDXK tăng qua các năm. Năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn là 2,32%, tăng nhanh so với 2008 (chỉ chiếm 0,56%). Nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở nhóm hàng nông lâm thuỷ sản: cà phê, chè, hạt điều đã qua chế biến, rau quả và thủy sản, đặc biệt, mặt hàng thủy sản có tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất trong nhóm hàng nông lâm thủy sản. Tiếp theo là nhóm hàng công nghiệp có số nợ quá hạn là 97 tỷ đồng, chiếm 34% tổng số nợ quá hạn. Toàn bộ số nợ quá hạn của nhóm hàng công nghiệp phát sinh tại khoản vay xuất khẩu bóng đèn sang thị trường Cu ba của Công ty cổ phần bóng đèn điện quang. Khoản vay được thực hiện theo chương trình đặc biệt của Chính phủ, đã phát sinh nợ quá hạn từ đầu 2009.
Trong những tháng đầu năm 2010, NHPT thắt chặt tín dụng trong khi các NHTM hạn chế cho vay khiến nhiều khách hàng chiếm dụng vốn của NHPT dẫn tới tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao (đến 31/12/2010, tỷ lệ nợ quá hạn TDXK là 8,71% dư nợ). Trong đó, mặt hàng tàu biển có tỷ trọng nợ quá hạn lớn nhất trong tổng nợ quá hạn TDXK (chiếm 41% tổng nợ quá hạn). Đây là nợ quá hạn mới phát sinh trong năm 2010. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế ngành vận tải biển gặp khó khăn, giá cước vận tải giảm mạnh khiến nhiều nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán cho khách hàng, thậm chí hủy hợp đồng đóng tàu là nguyên nhân khiến nợ quá hạn mặt hàng tàu biển tăng nhanh.
khẩu tìm được thị trường mới. Tuy có khắc phục trong công tác thu hồi nợ từ cho vay đóng tàu nhưng không đáng kể, tỷ lệ nợ quá hạn thời điểm 31/12/2011 vẫn ở mức cao (7,95%).Nợ quá hạn vẫn tập trung chủ yếu vào nhóm hàng công nghiệp (chiếm 51%), trong đó có mặt hàng tàu thuỷ. Tiếp đến là nhóm ngành nông lâm thuỷ sản chiếm 37% gốc quá hạn và 23% lãi quá hạn.
Bảng 2.6: Cơ cấu nợ quá hạn TDXK theo mặt hàng năm 2011
ĐVT: triệu đồng
Danh mục mặt hàng Nợ quá hạn Lãi treo
Số nợ quá hạn Tỷ lệ(%) Số lãi treo Tỷ lệ (%)
Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản 525.771 37 28.543 23
Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ 99.472 7 4.964 4 Nhóm sản phẩm công nghiệp 724.707 51 88.111 71 Các mặt hàng ngoài danh mục Nghị định 75/2011/NĐ-CP 71.050 5 2.482 2 (Nguồn: Ban TDXK – NHPTVN) Bảng 2.7: Tổng hợp nợ quá hạn TDĐT, TDXK ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Dư nợ TDĐT 61.932 72.686 86.252 90.190 Dư nợ TDXK 12.716 17.344 16.079 15.592 Tổng dư nợ 74.648 90.030 102.331 105.782 Nợ quá hạn TDĐT 3.560 2.311 3.315 3.745 Nợ quá hạn TDXK 73 403 1.400 1.241 Tổng nợ quá hạn 3.633 2.714 4.715 4.986 Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ 4,86% 3,01% 4,61% 4,71% (Nguồn: NHPTVN)
Vấn đề về cơ cấu ngành, mặt hàng trong hoạt động tín dụng và những rủi ro đi liền với nó đang đặt ra tính cấp thiết về việc tăng cường quản lý theo ngành với định hướng chuyên môn hoá, nhất là trong lĩnh vực thẩm định và quản lý tín dụng, quản trị rủi ro.
TDXK qua các năm ở mức khá cao. Có thể thấy các xu hướng sau:
- Nợ quá hạn TDĐT tập trung vào một số nhóm ngành: nông nghiệp, nông thôn; địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn; nợ quá hạn TDXK tập trung ở ngành hàng công nghiệp và nông lâm thuỷ sản. Trong lĩnh vực công nghiệp, các dự án thuộc ngành điện hiện có dư nợ chiếm tới 48% tổng dư nợ TDĐT của NHPT; trong đó nguồn điện chiếm 23% tổng dư nợ TDĐT của NHPT,các dự án lưới điện chiếm 3%, các dự án thuỷ điện chiếm 22% tổng dư nợ TDĐT của NHPT, bằng 93% tổng dư nợ các dự án nguồn điện, tương đương 88% tổng dư nợ các dự án thuộc ngành điện (cả nguồn điện và lưới điện). Hiện tại các dự án điện không có nợ quá hạn song việc tập trung quá lớn danh mục tín dụng vào lĩnh vực này sẽ tiềm ẩn rủi ro cơ cấu ngành trong điều kiện nguồn tài nguyên nước cạn kiệt, tài nguyên than cho nhiệt điện cạn kiệt, sự phối hợp liên ngành, liên địa bàn trong điều kiện nước thuỷ lợi và chống lũ… Ngoài ra, hiện có khoảng 17 dự án Xi măng quy mô lớn chiếm tỷ trọng đáng kể trong hoạt động TDĐT của NHPTVN.
- RRTD tập trung chủ yếu vào các dự án có quy mô nhỏ, các dự án thuộc diện phân cấp cho Chi nhánh:
+ Nhóm Dự án có số vốn vay dưới 5 tỷ đồng: Có khoảng 600 dự án, nợ quá hạn của các Dự án này chiếm khoảng 70% dư nợ các dự án này, phần lớn thuộc nhóm 5.
+ Nhóm dự án có số vốn vay từ 5 – 10 tỷ đồng: Có khoảng 112 dự án với tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 51% dư nợ, tập trung vào các nhóm nợ 3, 4, 5.
- Phạm vi nợ quá hạn ngày càng rộng hơn, thể hiện
+ Số dự án có nợ quá hạn đến 31/12/2012 là hơn 3.000 dự án, tăng 77% so với 1.698 dự án có nợ quá hạn tại thời điểm 31/12/2008.
•Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
Từ năm 2008 trở về trước, NHPTVN phân loại nợ theo 4 nhóm: Dư nợ bình thường, dư nợ có khó khăn tạm thời, dư nợ khó thu, dư nợ không có khả năng thu. Kết quả phân loại nợ các năm 2006, 2007, 2008 như sau:
Bảng 2.8: Tình hình phân loại nợ từ 2006 - 2008
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%)
Dư nợ vay bình thường 36.432 78,6 52.645 87.5 71.015 95,13
Dư nợ có khó khăn tạm thời 6.211 13,4 3.911 6.5 2.514 3,37
Dư nợ khó thu 2.827 6,1 2.527 4.2 817 1,09
Dư nợ không có khả năng thu 881 1,9 1.083 1.8 302 0,41
(Nguồn: Trung tâm Xử lý nợ - NHPTVN)
Từ 2009, NHPT thực hiện phân loại nợ theo hướng dẫn tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007của NHNN. Kết quả phân loại nợ từ 2009 – 2011 cụ thể trong bảng 2.9.
Bảng 2.9: Tình hình phân loại nợ từ 2009 - 2011
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng) Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) 82.356 91,48 89.737 87,69 88.268 83,44 Nhóm 2 (nợ cần chú ý) 2.765 3,07 4.578 4,47 7.824 7,40
Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) 1.315 1,46 2.204 2,15 2.511 2,37
Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) 1.041 1,16 2.107 2,06 2.748 2,60
Nhóm 5 (nợ có khả năng
mất vốn) 2.553 2,84 3.705 3,62 4.431 4,19
Tổng cộng 90.030 100 102.331 100 105.782 100
Nợ xấu (nhóm 3 - nhóm 5) 4.909 5,45 8.016 7,83 9.690 9,16
(Nguồn: Trung Tâm Xử lý nợ - NHPTVN)
Có thể thấy rằng, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tại NHPT ngày càng tăng cao. Nợ xấu hiện tại ở mức 9.690 tỷ đồng, chiếm 9,61% tổng dư nợ.Nếu so với các
NHTM nhà nước Việt Nam (sự so sánh này chỉ mang tính tương đối) và tiêu chuẩn của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ trong cho vay TDĐT, TDXK của NHPT là cao.
2.3. Công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng
2.3.1. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng
2.3.1.1. Về chính sách, quy trình cho vay
NHPTVN đã bước đầu xây dựng chính sách tín dụng với định hướng tín dụng cho một số ngành, vùng kinh tế, quy định về phân cấp thẩm định đã phần nào đưa hoạt động tín dụng của NHPTVN phát triển theo đúng định hướng, đảm bảo mục tiêu an toàn, hiệu quả, hạn chế bớt rủi ro. Bên cạnh đó, NHPTVN cũng từng bước xây dựng, hoàn thiện các Quy chế, quy định về thẩm định, quy trình cho vay, đảm bảo tiền vay, XLRR, KTNB…đã tương đối phù hợp với quy định chung của pháp luật về hoạt động ngân hàng, đầu tư xây dựng cơ bản.
Tổ chức bộ máy tham gia vào quy trình tín dụng
Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy tham gia vào quy trình tín dụng
2.3.1.2. Thực hiện bảo đảm tiền vay
Chi nhánh NHPT có thể thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay từ tài sản hình thành từ vốn vay; từ tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng, của bên bảo lãnh (bên thứ 3). Các loại tài sản được sử dụng đảm bảo tiền vay:
- Tài sản hiện có: máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông, nguyên nhiên vật liệu, hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý; số dư bằng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi của bên bảo đảm tại NHPT hoặc TCTD hợp pháp tại Việt Nam; trái
HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂMSOÁT Trung tâm khách h ngà Ban thẩm định Ban tín dụng Ban pháp chế Trung tâm xử lý nợ Ban kiểm tra nội bộ HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG BAN GIÁM ĐỐC CN/SGD HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG Phòng tổng hợp Phòng tín dụng Phòng TCKT Phòng kiểm tra
phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá khác theo quy định pháp luật; quyền đòi nợ, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất...
- Tài sản hình thành trong tương lai: Tài sản hình thành từ vốn vay NHPT hoặc tài sản hình thành từ vốn tự có của khách hàng, của bên thứ 3 (trường hợp bảo lãnh); các quyền phát sinh từ TSĐB.
Trường hợp tài sản hình thành từ vốn vay không đủ điều kiện bảo đảm tiền vay và bảo lãnh, chủ đầu tư phải sử dụng tài sản hợp pháp khác để bảo đảm tiền vay và bảo lãnh với giá trị tối thiểu bằng 15% tổng mức vay vốn và bảo lãnh.
Các tài sản dùng để bảo đảm tiền vay nếu pháp luật quy định phải mua bảo hiểm bắt buộc thì bên bảo đảm phải mua bảo hiểm cho TSĐB trong suốt thời gian vay vốn của NHPT. Nếu pháp luật không quy định TSĐB phải mua bảo hiểm, để đảm bảo an toàn vốn tín dụng, NHPT yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm theo phân cấp.
Trong quá trình sử dụng vốn vay, NHPT định kỳ hoặc đột xuất tiến hành kiểm tra, định giá lại TSĐB, nếu giá trị TSĐB bị giảm sút, NHPT yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản khác đáp ứng điều kiện và phạm vi bảo đảm. Trường hợp khách hàng yêu cầu thay thế TSĐB hoặc thay đổi biện pháp bảo đảm thì vẫn phải đảm bảo nguyên tắc giá trị TSĐB mới tối thiểu phải bằng nghĩa vụ trả nợ có bảo đảm bằng tài sản của khách hàng.
Bên bảo đảm không được chuyển nhượng, bán, cho thuê, cho mượn hoặc thế chấp, cầm cố TSĐB khi chưa trả hết nợ. Trường hợp khách hàng không trả được hết nợ gốc và lãi cho NHPT hoặc giải thể, phá sản, nếu không có thoả thuận với bên bảo đảm về xử lý TSĐB thì NHPT được quyền phát mại bán đấu giá TSĐB theo quy định pháp luật để thu hồi nợ.
2.3.1.3. Phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro
• Phân loại nợ: Việc phân loại nợ tại NHPT được thực hiện theo bảng 2.8 và 2.9 ở trên. • Trích lập DPRR:
Trước tháng 12/2006, việc trích lập quỹ DPRR của NHPTVN được xác định bằng 0,2% trên dư nợ và tính vào chi phí hoạt động của NHPTVN.
Từ tháng 12/2006 đến nay, mức trích lập quỹ DPRR bằng 0,5% trên dư nợ và tính vào chi phí hoạt động của NHPTVN.
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo (Văn bản số 2323/TTg-KTTH) về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng năm 2011 của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc, cho phép VDB sử dụng số tăng thu về lãi tiền gửi của năm 2011 so với số thu lãi tiền gửi của năm 2010 để trích lập bổ sung quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Thủ tướng giao Bộ Tài chính quyết định mức trích cụ thể vào thời điểm quyết toán tài chính năm 2011, với nguyên tắc không làm tăng cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý đối với VDB; đồng thời, bảo đảm thu nhập cho người lao động trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được Thủ tướng giao
Quỹ DPRR được sử dụng để bù đắp những tổn thất, thiệt hại do nguyên nhân khách quan trong quá trình cho vay. Trường hợp quỹ DPRR không đủ bù đắp các khoản tổn thất, NHPTVN báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xử lý.
• Xử lý rủi ro:
Theo quy định tại Thông tư số 105/2007/TT-BTC ngày 30/8/2007 của Bộ Tài chính Hướng dẫn XLRR vốn TDĐT và TDXK của Nhà nước: khách hàng có các dự án vay vốn TDĐT và TDXK của Nhà nước gặp khó khăn về tài chính và trả nợ vay do nguyên nhân rủi ro bất khả kháng được xử lý gồm:
- Thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, động đất, tai nạn bất ngờ, hoả hoạn, chiến tranh, rủi ro chính trị, rủi ro thay đổi chính sách của Nhà nước trực tiếp gây thiệt hại cho chủ đầu tư hoặc các nhà xuất khẩu;
- Bị năng lực hành vi dân sự; chết, mất tích không còn tài sản để trả nợ và không có