Với Chính phủ, Bộ Tài chính và chính quyền các cấp

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 67)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.1Với Chính phủ, Bộ Tài chính và chính quyền các cấp

- Chính phủ cần sớm hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật một cách đồng bộ, ổn định rõ ràng, có tính khả thi cao, đảm bảo các văn bản pháp luật đi vào cuộc sống; tạo môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy đầu tư của mọi thành phần kinh tế.

- Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động NHPT phù hợp với thông lệ và phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của ngân hàng trên cơ sở xây dựng Luật NHPT thay vì hoạt động theo Nghị định của Chính phủ như hiện nay. Hoạt động tín dụng của NHPT được thực hiện theo hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến tín dụng còn các văn bản quy định về địa vị pháp lý của NHPT đều có căn cứ là Luật các TCTD. Tuy nhiên, trong thực tế, do đặc thù về tính chất mục tiêu hoạt động, NHPT không thể vận dụng các quy định của Luật này vào hoạt động nghiệp vụ. Trước mắt kiến nghị Ban soạn thảo Luật đưa vào Luật các TCTD (sửa đổi) một chương điều chỉnh về tổ chức, hoạt động của NHPT. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sâu sát hơn nữa đến các Bộ, ngành có liên quan trong việc ban hành văn bản hướng dẫn kịp thời.

- Cho phép NHPT được tham gia cơ cấu lại vốn đối với các doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi sở hữu, như chuyển nợ vay thành vốn góp và tham gia điều hành trong doanh nghiệp cổ phần hóa.

- Để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng, bảo toàn vốn và tài sản Nhà nước giao cho NHPT, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục nghiên cứu, hướng dẫn chi tiết các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các TCTD, đặc biệt đối với các cơ quan cho vay mang tính đặc thù như NHPT. Như quy định về công chứng hợp đồng thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai; công chứng hợp đồng thế chấp một tài sản để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ; công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất trong cụm, tổ, khu công nghiệp; công chứng hợp đồng thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng cho vay hạn mức.

- Hoàn thiện nội dung của chính sách TDĐT, TDXK của Nhà nước theo hướng: Đối tượng có trọng tâm, trọng điểm, cơ chế ưu đãi sát với thị trường, phù hợp với

thông lệ quốc tế; tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của NHPTVN trong hoạt động, cụ thể:

+ Trong thời gian tới, cơ chế lãi suất nên được điều chỉnh theo hướng: cho phép NHPTVN được chủ động quyết định mức lãi suất cho vay linh hoạt đối với từng khách hàng. Việc xác định khung lãi suất mở và lãi suất cho vay cụ thể do cơ quan cho vay quyết định dựa theo các thông lệ tín dụng (quyết định dựa trên độ tín nhiệm của khách hàng, sự đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay…) phù hợp với quy định WTO và theo nguyên tắc thị trường; thực thi đúng các cam kết gia nhập WTO.

+ Về cơ chế XLRR, nên được điều chỉnh thông thoáng hơn, cho phép Tổng Giám đốc NHPT được chủ động trích DPRR để bù đắp cho một số tổn thất ở mức nhất định, chỉ những rủi ro của các khoản vay có giá trị lớn mới phải trình cơ quan cấp trên xem xét giải quyết.

- Phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng xây dựng hệ thống thông tin về quốc gia, doanh nghiệp, thị trường xuất khẩu, dự báo về ngành đầu tư, mặt hàng xuất khẩu. Đây sẽ trở thành nguồn cung cấp thông tin quan trọng phục vụ công tác quản lý tín dụng của Nhà nước, giảm thiểu RRTD.

- Cần sớm cấp giấy phép hoạt động ngoại hổi cho NHPT để thực hiện các dịch vụ hỗ trợ và nâng cao hiệu quả của hoạt động TDXK của Nhà nước. Đây là điều kiện khi NHPT tham gia hoạt động thanh toán quốc tế trực tiếp đồng thời giúp NHPT tránh rủi ro trong TDXK.

- Bộ Tài Chính hỗ trợ NHPT trong quá trình ban hành các văn bản có liên quan đến vốn tín dụng của NHPT, đặc biệt là các thông tư hướng dẫn XLRR.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 67)