Với Ngân hàng phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 68)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.2. Với Ngân hàng phát triển Việt Nam

- Cần phối hợp với các Bộ ngành có liên quan xây dựng và hoàn thiện quy trình tín dụng rõ ràng, minh bạch, phù hợp thông lệ quốc tế.

- Các Chi nhánh hướng dẫn khách hàng tiếp cận, tìm hiểu về các cơ chế, chính sách tín dụng của NHPTVN. Thường xuyên cử cán bộ xuống kiểm tra cơ sở, đặc biệt là sau khi giải ngân, theo dõi sát sao tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để có thể phân tích, tổng hợp thực tế sử dụng nợ vay.

- Luôn coi giảm thiểu RRTD là chính sách hàng đầu, từ đó xây dựng chiến lược quản trị RRTD phù hợp đặc trưng hoạt động của NHPT, mục tiêu từng thời kỳ, trong đó cần xây dựng được mô hình quản lý RRTD hiện đại theo nguyên tắc Basel.

- Tổ chức cơ cấu bộ máy đảm bảo chất lượng công việc cao nhất, sử dụng đúng người đúng việc, giảm số lượng tại Hội sở chính, tăng cường về cơ sở để thu nợ quá hạn. Chú trọng hơn nữa công tác nguồn nhân lực, thường xuyên tự tổ chức các khoá đào tạo, nâng cao nghiệp vụ ngân hàng, hoặc phối hợp với các TCTD khác trao đổi kinh nghiệm về quản trị RRTD.

- Sớm hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phục vụ tốt công tác phòng ngừa, hạn chế RRTD nói riêng, quản lý tín dụng nói chung.

- Thời gian tới thực hiện phân loại nợ theo tiêu chí định tính, dựa vào đặc điểm cụ thể của từng khoản vay và trích lập DPRR phù hợp hơn với quy định của NHNN, đảm bảo đủ nguồn bù đắp khi rủi ro xảy ra.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết hơn về việc thực hiện bảo đảm tiền vay, quy trình xử lý nợ và TSĐB. Đổi mới theo hướng giảm các thủ tục không cần thiết, rút ngắn thời gian để đảm bảo XLRR kịp thời.

- Hội sở chính phối hợp với các Chi nhánh tổ chức đẩy mạnh công tác thu hồi nợ vay, đặc biệt là các khoản vay lớn. Giám sát các khoản vay có vấn đề.

- Tổ chức thanh toán trực tiếp với các TCTD trong và ngoài nước thay vì thông qua một số NHTM như hiện nay nhằm quản lý hiệu quả dòng tiền giải ngân, trả nợ của khách hàng.

- Tăng cường công tác KTNB, tự kiểm tra, phê bình và tự phê bình.

- Đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Kết nối với Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) để khai thác tối đa thông tin khách hàng có quan hệ tín dụng với các TCTD khác.

KẾT LUẬN

NHPTVN là một định chế tài chính phát triển của Nhà nước được thành lập và hoạt động trong thời kỳ nền kinh tế trong nước đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ cùng với xu hướng hội nhập quốc tế, các hoạt động kinh tế diễn ra nhanh chóng. 5 năm qua, với sự nỗ lực lớn và được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền, các Bộ ngành có liên quan, NHPTVN đã và đang thực hiện tương đối tốt vai trò của mình là công cụ hiệu quả của Chính phủ trong việc thực hiện các chính sách TDĐT, TDXK và đạt được những thành tựu đáng kể, giúp cho đồng vốn tín dụng ưu đãi đến được với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động của NHPT còn nhiều bất cập và hạn chế, thể hiện ở khả năng quản lý tín dụng còn yếu kém, RRTD còn ở mức cao.

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã bám sát chế độ hiện hành và thực tế hoạt động TDNN tại hệ thống NHPT thời gian gần đây. Bản luận văn tập trung trình bày, phân tích một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn với những đóng góp sau:

1/ Trên cơ sở tìm hiểu lý luận chung về RRTD và các biện pháp phòng ngừa RRTD trong hoạt động ngân hàng, tiến hành phân tích thực trạng công tác phòng ngừa RRTD tại NHPTVN, luận văn đã nhận xét những mặt tích cực, những tồn tại của công tác này.

2/ Qua đó, chuyên đề đã rút ra những bất cập cần được khắc phục gắn với những lý luận và kinh nghiệm quản lý của một số ngân hàng, làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn công tác phòng ngừa RRTD nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHPTVN trong thời gian tới.

Những nội dung trên được phân tích, chứng minh sát với thực tế; tác giả hy vọng đã đóng góp được những giải pháp tích cực nhằm nâng cao khả năng quản lý tín dụng của NHPTVN trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, do NHPT là một ngân hàng được thành lập với nhiều đặc thù riêng trong hoạt động, cùng với khả năng và trình độ nghiên cứu còn hạn chế, chuyên đề không tránh khỏi những hạn chế khiếm khuyết. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ dẫn của các nhà khoa học, thầy cô và bạn bè, đồng nghiệp quan tâm đến lĩnh vực này.

Xin chân thành biết ơn các thầy, cô giáo, đặc biệt là PGS. TS Phan Thị Thu Hà đã hướng dẫn tận tình và giảng dạy những kiến thức quý báu cùng kỹ năng viết bài để Học viên thực hiện luận văn này./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Phan Thị Thu Hà (2005), Giáo trình Ngân hàng phát triển, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

2. PGS. TS Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị Ngân hàng Thương Mại, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

3. PGS. TS Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng Thương Mại,NXB Tài Chính, Hà Nội.

4. Ths. Nguyễn Đức Tú (2011), Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.

5. Peters. Rose (1998), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội. 6. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.

7. Ngân hàng Nhà nước (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, Hà Nội.

8. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2008, 2009, 2010, 2011, 2012), Báo cáo tổng kết năm, Hà Nội.

9. Tạp chí Hỗ trợ phát triển NHPTVN các số năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 10.Ngân hàng Phát triển Việt Nam, www.vdb.gov.vn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w