Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 55)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.2.3Nguyên nhân của hạn chế

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong kết quả hoạt động và công tác phòng ngừa, hạn chế RRTD tại NHPTVN, ngoài những nguyên nhân như đã được trình bày ở Chương I, còn có những nguyên nhân đặc thù đối với hoạt động của NHPTVN như sau:

● Do cơ chế, chính sách TDĐT, TDXK mang tính đặc thù của Nhà nước

Lĩnh vực hoạt động của NHPT mang tính đặc thù, không hoàn toàn giống các NHTM nên việc xây dựng cơ chế, chính sách cho quản lý tín dụng ở NHPT cũng cần thời gian nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện. Các thể chế, chính sách của Nhà nước đối với hoạt động TD ĐT, TDXK có liên quan đến nhiều cơ quan ban ngành, do vậy cũng không tránh khỏi sự chồng chéo, mâu thuẫn.

Đối tượng vay vốn tại NHPTVN cũng chỉ tập trung trong một số ngành, lĩnh vực, địa bàn nhất định theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ, do vậy NHPTVN rất khó khăn trong việc đa dạng hoá để hạn chế rủi ro.

- Do đặc điểm của bản thân các dự án cũng tiềm ẩn nguy cơ RRTD cao hơn như: Quy mô vốn đầu tư lớn, thời hạn thực hiện thường dài (từ 10-15 năm), thường đầu tư tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn…

- TSĐB tiền vay của các dự án phát triển vay vốn tại NHPT thường là tài sản hình thành từ vốn vay, có giá trị thường thấp hơn so với giá trị khoản vay, hơn nữa lại

mang tính đặc thù, chẳng hạn đó có thể là những tài sản cố định lớn, tính thanh khoản thấp (nhà máy thép, xi măng, công trình giao thông…) hoặc là những tài sản dễ bị tổn thất, mất mát (rừng nguyên liệu, đàn bò sữa, trại nuôi tôm…). Do đó, NHPT gặp nhiều khó khăn nếu đơn vị vay vốn không trả được nợ. Đặc biệt,trong nhiều trường hợp, dự án không còn TSĐB để thu hồi nợ, thậm chí có dự án không còn TSĐB để phát mại.

- Do NHPT phải cho vay nhiều dự án theo chỉ định của các cấp chính quyền, trong đó có nhiều dự án, chương trình không có hiệu quả và có độ rủi ro cao (như chương trình mía đường, đánh bắt hải sản xa bờ…). Các dự án này thường áp dụng các quy định riêng về điều kiện vay vốn, tỷ lệ vốn vay trong tổng mức đầu tư, trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, đấu thầu, về đảm bảo tiền vay… Chính những quy định này đã tiềm ẩn nguy cơ xảy ra RRTD cho NHPT.

- Yếu tố lãi suất cho vay dài hạn nhưng ở mức thấp và cố định trong suốt thời hạn vay vốn; Đồng thời lãi suất không căn cứ vào mức độ rủi ro của từng dự án, mức độ tín nhiệm của khách hàng dẫn đến một số đầu tư có tâm lý chiếm dụng vốn, nhất là trong những thời điểm kinh tế biến động, lạm phát cao, lãi suất vay thương mại cao.

- Thông tư 105/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 30/8/2007 về việc hướng dẫn xử lý rủi ro vốn tín dụng nhà nước và TDXK của Nhà nước chưa hướng dẫn phương pháp xác định giá bán nợ.

- Về thẩm quyền gia hạn nợ: Qui định hiện nay đã bãi bỏ qui định về hạn chế thời gian gia hạn nợ không vượt quá1/3 thời hạn cho vay. Đây là qui định mới, đòi hỏi NHPT phải xây dựng được một cơ chế mới, phù hợp, chặt chẽ và khách quan để thực hiện công việc này.

Nguyên nhân từ phía khách hàng và nguyên nhân khách quan khác

- Nền kinh tế thế giới suy giảm những năm gần đây đã tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp Việt Nam.Nhiều dự án không phát huy được công suất thiết kế, hoạt động cầm chừng, phải giảm giá bán sản phẩm, ảnh hưởng đáng kể đến nguồn trả nợ.

- Một vấn đề rất rõ nét là TSĐB của khách hàng trong hoạt động tín dụng quá thấp, thêm vào đó lãi suất quá hạn thấp hơn lãi suất vay tại các NHTM, do đó hạn chế rất lớn đến tính trách nhiệm của khách hàng trong trả nợ.

- Năng lực của khách hàng, ý thức chấp hành cam kết tín dụng của khách hàng kém.

Nguyên nhân từ phía NHPTVN

- Công tác xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ thiếu tính nhất quán và còn chậm, chưa thực hiện quản lý rủi ro và nợ có vấn đề, kiểm soát các khoản vay có giá trị lớn theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

- Sự phối hợp giữa Hội sở chính và chi nhánh lỏng lẻo. Chi nhánh trực tiếp tham gia vào dự án và thực hiện quy trình tín dụng từ bước tiếp nhận hồ sơ tới khi thanh lý HĐTD đối với các dự án được phân cấp. Tuy nhiên, do hệ quả của hệ thống thông tin yếu kém, công tác báo cáo của chi nhánh còn chậm trễ, công tác kiểm tra của Hội sở chính chưa kịp thời dẫn tới những sai lầm trong quy trình tín dụng và phát hiện sai sót chậm trễ. Sự phối hợp thiếu chặt chẽ này dẫn tới trường hợp chi nhánh cấp tín dụng sai đối tượng, giải ngân khi chưa hội tụ đủ điều kiện, chuyển nợ quá hạn sai hay chi nhánh chưa thực hiện đúng trình tự tín dụng ban hành…nhưng Hội sở chính chưa phát hiện kịp thời và có chấn chỉnh đúng lúc, thường chỉ tìm biện pháp khắc phục sau khi đã để lại các hậu quả đôi khi nghiêm trọng. Việc phối hợp và hỗ trợ của Hội sở chính với chi nhánh và giữa các chi nhánh trong việc thu nợ và xử lý các khoản nợ quá hạn kéo dài chưa được chặt chẽ, chưa chuyên nghiệp, kiến thức pháp luật còn hạn chế.

- Công tác thanh toán quốc tế chưa được triển khai tại NHPT, chưa được phép kinh doanh ngoại hối. Khi thực hiện giải ngân, kiểm soát thu hồi nợ vay giữa NHPT và khách hàng đều thực hiện qua NHTM, như vậy NHPT rất khó kiểm soát mục đích sử dụng tiền vay, nhiều trường hợp, NHPT không thu hồi nợ kịp thời do khách hàng đã sử dụng khoản tiền đó vào mục đích khác, không trả cho NHPT hoặc bị chính NHTM giữ tài khoản của khách hàng do trước khách hàng là con nợ của NHTM. Hoạt động chuyển tiền cho chủ đầu tư/khách hàng vay vốn tại NHPT thực hiện qua NHTM làm tăng thời gian chuyển trả tiền cho người thụ hưởng, có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn. Thực hiện hoạt động thanh toán xuất nhập nhưng không có chức năng kinh doanh ngoại hối khiến NHPT bị động trong quá trình cho vay, thu hồi nợ.

- Do kinh nghiệm và khả năng quản lý: NHPT mới được thành lập, đội ngũ cán bộ quản lý từ Hội sở chính đến Chi nhánh được kế thừa từ Tổng cục đầu tư phát triển, Quỹ HTPT, do vậy, chưa có kinh nghiệm về quản trị Ngân hàng hiện đại mà trong đó, quản trị RRTD là vấn đề then chốt.

Chính vì vậy, ở cấp Hội sở chính, mặc dù chú trọng đến công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro, nhưng lãnh đạo các Ban, Trung tâm chưa tham mưu được cho Tổng Giám đốc trong việc xây dựng Chiến lược tổng thể về quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, chưa thể hiện được tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong việc tham mưu xây dựng cơ chế và tổ chức thực hiện các mảng công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình.

Ở cấp Chi nhánh: Lãnh đạo Chi nhánh chưa chú trọng công tác phòng ngừa rủi ro; Trong công việc còn ảnh hưởng tư tưởng chủ quan, xét đoán theo cảm tính dẫn đến một số kết luận thẩm định thiếu căn cứ; Áp dụng về thời gian thẩm định cũng như khối lượng công việc ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng thẩm định; Trách nhiệm công vụ chưa cao, quản lý cán bộ chấp hành kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm; Bố trí, sắp xếp cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng chưa hợp lý (năng lực sở trường, kinh nghiệm…). Có hiện tượng điều động luân chuyển lãnh đạo phòng hành chính sang lãnh đạo phòng tín dụng, phòng kế toán sang tín dụng tại một số Chi nhánh… ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng.

- Trình độ, năng lực, trách nhiệm của cán bộ tác nghiệp: Phần lớn cán bộ viên chức chưa được đào tạo, cập nhật một cách bài bản về rủi ro và quản trị rủi ro trong thực hiện nhiệm vụ, trang bị kiến thức pháp lý còn hạn chế.Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, trình độ đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, khả năng nắm bắt tiếp cận những kiến thức, nghiệp vụ mới về ngân hàng hiện đại, ngoại ngữ còn hạn chế.Một bộ phận vẫn quen với nếp suy nghĩ cũ kỹ, bị động trong khi làm việc. Nguồn nhân lực mới tuyển dụng lại thiếu kinh nghiệm, thiếu sáng tạo, tỷ lệ được đào tạo đúng chuyên ngành tài chính ngân hàng còn thấp... Những yếu kém của đội ngũ cán bộ thể hiện rõ đặc biệt qua việc thực hiện nhiệm vụ chủ yếu của NHPT:

+ Xảy ra trường hợp cho vay sai đối tượng: do cán bộ không nắm vững quy định

của Nhà nước, không hiểu biết thấu đáo về nghiệp vụ.

+ Cán bộ ngân hàng chưa bám sát, nắm bắt chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư sau khi cho vay để có kế hoạch thu nợ hoặc đề xuất hướng xử lý trong từng tình huống cụ thể. Cá biệt có trường hợp chủ đầu tư sử dụng TSĐBcho thuê nhưng cán bộ tín dụng không phát hiện kịp thời.

+ Chưa có dự đoán chính xác đối với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế cũng như không dự kiến được phương án dự bị trong trường hợp chủ đầu tư có khó khăn về

tài chính dẫn tới gia tăng nợ xấu, cấp tín dụng cho các dự án không có khả năng hoàn trả nợ vay. Khả năng phân tích khả năng tài chính của doanh nghiệp, đánh giá thị trường của cán bộ cũng còn bị động, cứng nhắc. Khi lập hồ sơ XLRR, xử lý TSĐB còn phải bổ sung, hoàn chỉnh nhiều lần do cán bộ không nắm vững quy trình nghiệp vụ, hồ sơ xử lý nợ sơ sài, không thể hiện rõ ràng quan điểm của cá nhân cán bộ.

- NHPT chưa có phương pháp đào tạo về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp; Văn minh, văn hoá doanh nghiệp chưa được hình thành, áp dụng.

- Hệ thống Công nghệ thông tin yếu kém

+ NHPT chưa xây dựng được hệ thống quản lý thông tin khách hàng tập trung tại một đầu mối là Hội sở chính, đồng thời chưa thực hiện được việc cung cấp báo cáo, số liệu để các Chi nhánh cập nhật thông tin về khách hàng, thị trường cũng như dự báo về các lĩnh vực, ngành có liên quan đến hoạt động tín dụngphục vụ công tác thẩm định được kịp thời, chính xác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hệ thống thông tin đa chiều giúp cho quá trình khai thác và vận hành nghiệp vụ phòng ngừa, hạn chế rủi ro chưa có, mới chỉ dừng lại ở việc thu thập thông tin trực tiếp từ khách hàng và không đảm bảo được độ tin cậy chính xác. Đơn cử như hiện nay NHPT vẫn chưa kết nối trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN để tìm hiểu về các khách hàng có quan hệ với các NHTM, phục vụ hoạt động thanh tra giám sát và hạn chế RRTD.

+ Hệ thống các ứng dụng công nghệ thông tin của NHPT ở mức thấp trong hệ thống các tổ chức tài chính - ngân hàng trong cả nước. Toàn bộ việc quản lý dự án, quản lý tín dụng chưa được tin học hoá mà làm thủ công; Hiện tại đã có một vài phân hệ phần mềm được tự xây dựng nhưng không có tính liên kết, việc nhập số liệu bị trùng lặp giữa các bộ phận (ví dụ: Các thông tin về dự án, chủ dự án, hợp đồng, khoản vay…), không có chức năng đối chiếu do cách đánh mã hiệu không thống nhất. Hệ thống thông tin báo cáo không kết xuất tự động do không có phần mềm ứng dụng mà chủ yếu được thực hiện trên các file Word, Excel và truyền về Hội sở chính để tổng hợp lại một cách thủ công. Một số phần mềm tự thiết kế chỉ ứng dụng mang tính cục bộ và thực hiện chức năng thống kê là chủ yếu, không mang tính hệ thống và liên kết với các phân hệ nghiệp vụ khác, mức độ tự động hoá rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin phục vụ lãnh đạo, khả năng kiểm tra/kiểm soát tính toàn vẹn dữ liệu

kém. NHPT cũng chưa có được một hệ thống thông tin,phân loại tín dụng khách hàng như các ngân hàng khác.

- Bất cập trong hoạt động Kiểm tra nội bộ:

+ Hoạt động kiểm tra của Hội sở chính chưa được tiến hành thường xuyên (định kỳ mỗi năm có 02 đợt kiểm tra và chủ yếu mới dừng lại ở việc kiểm tra chọn mẫu một số Chi nhánh, khoản vay).

+ Hoạt động tự kiểm tra của các Chi nhánh đạt chất lượng chưa cao, khả năng phát hiện các sai sót còn hạn chế. Tổ chức bộ máy làm công tác kiểm tra trong hệ thống vẫn còn mỏng, chưa có tính chuyên nghiệp, chưa được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Một số Chi nhánh bố trí cán bộ thẩm định hoặc tín dụng kiêm nhiệm công tác KTNB. Ngoài ra, tại nhiều Chi nhánh ý nghĩa của công tác KTNB trong quản lý rủi ro vẫn chưa được nhận thức đúng đắn, dẫn đến việc kiểm tra được thực hiện chiếu lệ, không phát hiện đầy đủ kịp thời các sai sót để khắc phục, rút kinh nghiệm.

+ Công tác KTNB mới chủ yếu dừng lại ở việc phát hiện ra sai sót sau giải ngân đặc biệt là các sai sót về trình tự, thủ tục và dưới hình thức tổ chức các đợt kiểm tra, chưa đưa ra được cảnh báo sớm đối với rủi ro và khuyến nghị biện pháp hạn chế rủi ro.

Để khắc phục những nhược điểm trên, trong chương III tác giả sẽ đưa ra một số hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác phòng ngừa, hạn chế RRTD tại NHPTVN trong thời gian tới.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng và công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến 2015.dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến 2015.dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến 2015.dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến 2015. dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến 2015.

3.1.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam3.1.1.1. Định hướng chung:3.1.1.1. Định hướng chung:3.1.1.1. Định hướng chung:3.1.1.1. Định hướng chung: 3.1.1.1. Định hướng chung:

- Hoạt động của NHPT phải theo sát định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; tập trung vốn cho đầu tư các chương trình mục tiêu, sản phẩm, dự án trọng điểm nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá; phát huy lợi thế từng ngành, vùng miền, từng sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, hỗ trợ phát triển các vùng miền.

- Tập trung huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển và thúc đẩy xuất khẩu; Đẩy mạnh huy động vốn bằng việc phát hành Trái phiếu và công cụ nợ khác; đáp ứng nhu cầu vốn trung – dài hạn cho các dự án đầu tư, góp phần phát triển thị trường trái phiếu, thị trường tài chính.

- NHPT dần tiến tới chủ động về tài chính và tự chịu trách nhiệm về tổ chức hoạt động và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Hướng tới thị trường công khai, minh bạch, phát triển đa dạng nghiệp vụ để tăng nguồn thu, giảm dần cấp phí quản lý từ NSNN.

- Nâng cao hiệu quả quản lý, cho vay lại các dự án ODA theo uỷ quyền Chính phủ, Bộ Tài chính, mở rộng hình thức cho vay lại theo nguyên tắc: NHPT tự chịu trách nhiệm thẩm định, quyết định cho vay, hoàn trả vốn vay và tự chịu rủi ro.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 55)