Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án cho vay đầu tư bất động sản tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 28)

Ðây là phương pháp thẩm định khá phổ biến và đơn giản. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các chỉ tiêu kinh tế- kĩ thuật của các dự án đã và đang xây dựng, đang hoạt động. Phương pháp so sánh được tiến hành theo một số chỉ tiêu sau:

- Tiêu chuẩn về xây dựng, thiết kế và tiêu chuẩn về cấp công trình do nhà nước quy định;

- Tiêu chuẩn về thiết bị, công nghệ trong các công trình xây dựng;

- Tiêu chuẩn đối với các loại hình chung cư, các loại biệt thự, các loại văn phòng,… của dự án mà thị trường đang đòi hỏi;

- Các chỉ tiêu tổng hợp như suất đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư,các hạng mục chi phí…

- Các định mức về xây dựng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý… của ngành đầu tư xây dựng theo các định mức kinh tế - kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu thực tế đã được kiểm nghiệm;

- Các chỉ tiêu về hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội; - Các định mức tài chính doanh nghiệp;

- Các chỉ tiêu khác,…

Khi sử dụng phương pháp so sánh, cán bộ thẩm định cần lưu ý các chỉ tiêu dùng để so sánh cần phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng dự án và doanh nghiệp. Cán bộ thẩm định cần cố gắng tranh thủ ý kiến của các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia trong lĩnh vực cần thẩm định (kể cả thông tin trái nguợc) và tránh sự so sánh máy móc, dập khuôn và cứng nhắc.

1.2.6.2 Phương pháp thẩm định theo trình tự

Khi sử dụng phương pháp này, cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định theo một trình tự nhất định từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau.

* Thẩm định tổng quát: Thẩm định tổng quát là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cơ bản của dự án thể hiện tính pháp lý, sự phù hợp và hợp lý của dự án. Thẩm định tổng quát giúp người thẩm định hình dung một cách khái quát dự án và hiểu rõ tầm quan trọng của dự án trong sự phát triển chung của khu vực, địa phương và của ngành. Ngoài ra, thẩm định dự án còn giúp xác định các căn cứ pháp lý của dự án nhằm đảm bảo khả năng kiểm soát của bộ máy quản lý đối với dự án.

* Thẩm định chi tiết: Thẩm định chi tiết là việc đánh giá một cách khách quan và chi tiết đối với từng nội dung cụ thể của dự án. Cán bộ thẩm định các nội

dung có ảnh hưởng trực tiếp đến sự khả thi và hiệu quả của dự án theo các khía cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật công nghệ, môi trường, tài chính. Trong giai đoạn thẩm định chi tiết, cán bộ thẩm định cần nêu ra ý kiến đồng ý hay sửa đổi bổ sung đối với dự án hoặc không thể chấp nhận được đối với từng nội dung của dự án. Khi tiến hành thẩm định chi tiết, dự án sẽ được phát hiện các sai sót và cán bộ thẩm định sẽ đề xuất bổ sung nhằm sửa đổi các sai sót hoặc bác bỏ việc cho vay đối với dự án.

1.2.6.3 Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án

Khi cần kiểm tra, đánh giá tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án, cán bộ thẩm định thường sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy. Cán bộ thẩm định dự kiến một số rủi ro có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án sau đó phân tích, đánh giá tác động của những rủi ro này đến hiệu quả tài chính và khả năng hoàn vốn của dự án. Mức độ sai lệch của hậu quả thực tế của rủi ro với mức dự kiến sẽ tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của nhiều yếu tố. Cán bộ thẩm định nên chọn các rủi ro điển hình, dễ xảy ra và gây tác động xấu đến dự án để xem xét. Nếu dự án vẫn hiệu quả trong trường hợp xảy ra rủi ro thì đó là dự án có độ an toàn cao. Trong trường hợp ngược lại, cán bộ thẩm định cần xem xét khả năng xảy ra rủi ro đến đề xuất các biện pháp hạn chế và khắc phục các tác động xấu.

1.2.6.4 Phương pháp dự báo

Đối với phương pháp này, cán bộ thẩm định dùng các số liệu điều tra, thống kê để dự báo, kiểm tra cung cầu, giá cả của sản phẩm dự án trên thị trường và các yếu tố như sức cạnh tranh của sản phẩm, chất lượng của công nghệ, thiết bị, nguyên liệu. Thông qua những dự báo này, cán bộ thẩm định có thể đánh giá được tính khả thi và hiệu quả của dự án

1.2.6.5 Phương pháp triệt tiêu rủi ro

Dự án là một tập hợp các đề xuất thực hiện dự kiến trong tương lai. Khoảng thời gian từ khi thực hiện dự án đến khi đi vào khai thác thường khá dài nên có nhiều rủi ro có thể đoán trước hoặc không thể đoán trước xảy ra. Ðể đảm bảo tính hiệu quả vững chắc của dự án, người ta thường chuẩn bị và thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối với một số rủi ro có thể đoán trước nhằm hạn chế thấp nhất các tác động của rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các bên liên quan đến dự án.

Một số biện pháp xử lý rủi ro có thể sử dụng như: đấu thầu, bảo hiểm xây dựng, bảo lãnh hợp đồng. Trong thực tế, biện pháp phân tán rủi ro quen thuộc nhất là bảo lãnh của ngân hàng, bảo lãnh của doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và uy tín, thế chấp tài sản. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể mang tài sản đi thế chấp tại

nhiều ngân hàng nên các ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm nhằm hạn chế tình hình này.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án cho vay đầu tư bất động sản tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 28)