Giải pháp về nội dung, phương pháp thẩm định

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án cho vay đầu tư bất động sản tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 69)

Với tiến bộ của những phương pháp thẩm định dự án đầu tư được áp dụng trong các tổ chức tín dụng trên thế giới, chi nhánh cần tổ chức nghiên cứu và đào tạo cho các cán bộ để vận dụng vào công tác thẩm định. Chi nhánh cần nghiên cứu tình hình thực tiễn tại chi nhánh cũng như đặc thù của các doanh nghiệp và thị trường Việt Nam để có thể lưạ chọn phương pháp thẩm định hiệu quả nhất, hợp lý nhất và phù hợp nhất. Các cán bộ đã từng thẩm định dự án cần trực tiếp tiến hành công việc này để quyết định ứng dụng mỗi phương pháp đến đâu, ứng dụng như thế nào cho phù hợp với chi nhánh và phù hợp với mỗi dự án.

Thứ nhất: Cần thẩm định kỹ khía cạnh pháp lý của dự án, kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ theo đúng văn bản hướng dẫn thẩm định dự án của ngân hàng. Chỉ cho vay đối với những dự án có đầy đủ hồ sơ pháp lý theo quy định. Cần quan tâm đặc biệt đến thị trường đầu ra, đầu vào đối với các dự án đầu tư xây dựng để có thể có những con số ước tính tương đối chính xác đưa vào thẩm định khía cạnh tài chính dự án. Đặc biệt quan trọng là, việc thẩm định cần được tiến hành khách quan, không vì mức lãi suất cao, tài sản thế chấp tốt hay nhằm giữ quan hệ với khách hàng mà tiến hành qua loa, đại khái.

Thứ hai: Thẩm định một cách kỹ lưỡng tổng vốn đầu tư. Cán bộ QHKH phải thẩm định chính xác các khoản mục chi phí để tính được chính xác tổng mức vốn đầu tư. Điều này nhằm tránh tình trạng chủ đầu tư tính toán mức vốn quá cao để vay nhiều vốn sử dụng cho mục đích khác, gây lãng phí, ứ đọng vốn làm giảm hiệu quả đầu tư. Việc xác định tổng vốn đầu tư sát với thực tế là nền tảng cơ bản để tính toán

hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án. Muốn vậy, các cán bộ thẩm định phải tích cực tìm hiểu và phân tích tình hình thị trường như giá cả sản phẩm đầu ra, nguyên vật liệu đầu vào, mức độ sẵn có của sản phẩm cùng loại trên thị trường, sức mua của người tiêu dùng; và căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật của các ngành, các đơn giá của nhà nước và thị trường để tính toán các hạng mục chi phí. Bên cạnh đó, cần tích cực tìm hiểu hệ thống dữ liệu của ngân hàng về các dự án điển hình làm cơ sở cho việc kiểm tra tổng mức vốn đầu tư. Đặc biệt, do tính lâu dài của dự án đầu tư bất đống sản, ngoài việc tính các chi phí liên quan còn phải tính đến các yếu tố lạm phát, tỷ giá (nếu dự án mua máy móc, thiết bị, công nghệ từ bên ngoài).

Cần tính toán doanh thu và chi phí của dự án một cách thực tế. Ðể thẩm định doanh thu và chi phí chính xác thì khâu thẩm định thì trường phải có kết quả tốt, đầy đủ và hợp lý. Muốn vậy, các ngân hàng cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường trên các mặt như: quan hệ cung cầu của sản phẩm, điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm, , phương thức phân phối sản phẩm và đặc biệt là sức cạnh tranh đối với sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đối với các loại chi phí như: quản lý dự án, lãi vay, chi phí thuê đất, thuê chuyên gia, ngân hàng không nên chấp nhận mặc nhiên theo cách tính toán của doanh nghiệp mà cần có sự kiểm tra thực tế để đảm bảo đưa ra được con số chính xác.

Cần xác định lãi chiết khấu hợp lý đối với từng dự án. Xác định lãi suất chiết khấu của dự án đầu tư, đặc biệt là dự án đầu tư bất động sản là việc làm không đơn giản.Trên thực tế, các ngân hàng thường lấy lãi suất cho vay dài hạn của ngân hàng làm lãi suất chiết khấu, điều này chỉ chính xác khi toàn bộ vốn của dự án là vốn vay từ ngân hàng, nhưng vốn cho dự án lại vừa là vốn của doanh nghiệp, vừa là vốn vay của ngân hàng, vừa là vốn huy động từ khách hàng. Do vậy, sử dụng lãi suất chiết khấu như vậy là chưa hợp lý.

Thứ ba: Cần nâng cao tầm quan trọng của việc thẩm định môi trường khi thực hiện dự án. Trên thực tế, một số định chế tài chính quốc tế hoạt động ở Việt Nam như Ngân hàng Thế giới, Tập đoàn Tài chính Quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á đã có những bộ tiêu chuẩn về môi trường, xã hội mà các dự án và đối tác vay vốn hoặc nhận tài trợ của họ phải tuân theo. Tuy nhiên, gần đây mới bắt đầu có những nghiên cứu đầu tiên về vai trò và trách nhiệm của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc đảm bảo an toàn môi trường và xã hội khi thực hiện việc cấp tín dụng cho các dự án. BIDV cần có hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội được xây dựng theo chính sahcs riêng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án cho vay đầu tư bất động sản tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w