Cắt giảm chi phí kinh doanh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của công ty cổ phần sản xuất đầu tư xuất nhập khẩu Hương Việt (Trang 48)

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CP SXĐT XNK

3.2.1.4. Cắt giảm chi phí kinh doanh

Như đã trình bày ở trên, trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình công ty còn bộc lộ nhiều hạn chế một trong những hạn chế đó là các chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty hiện còn nhiều bất cập. Chính vì vậy ban lãnh đạo công ty cần có những giải pháp để cắt giảm những khoản chi không mang lại hiệu quả cao này, một số giải pháp có thể đưa ra đó là:

Xác định mức chi phí tiêu hao và hoạch định chi phí: định mức chi phí là những khoản chi phí được định trước bằng cách lập ra những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp hay từng mặt hàng cụ thể. Điều này không những cho phép chúng ta chỉ ra các khoản chi dự kiến mà còn xác định được nên chi trong trường hợp nào, mặt hàng nào. Tuy nhiên trong thực tế chi phí luôn thay đổi vì vậy các định mức cần phải được xem xét lại thường xuyên để đảm bảo tính hợp lý của chúng trong quá trình thu mua hàng hóa. Bên cạnh đó công ty cần phải định mức ngay cả về giá bán và lượng bán ra vì sự biến động của hai yếu tố này đều tác động đến sự thay đổi của giá vốn hàng bán, cụ thể: mức giá được ước lượng bằng

cách cộng tất cả các khoản chi phí liên quan đến việc mua hàng của doanh nghiệp như vậy sẽ giúp doanh nghiệp xác định được tổng giá phải bỏ ra để có phương án xây dựng giá. Còn định mức lượng để xây dựng định mức này doanh nghiệp cần phải quy định về số lượng, chủng loại mặt hàng mà doanh nghiệp thu mua có như vậy hoạt động thu mua hàng hóa mới có thể diễn ra chính xác và hiệu quả từ đó làm giảm chi phí kinh doanh của công ty.

Cùng với đó là hoạt động phân tích biến động của chi phí thực tế so với định mức: chi phí phát sinh thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn chi phí định mức ban đầu điều này tạo nên sự biến động chi phí so với định mức. Biến động có thể là bất lợi khi chi phí thực tế cao hơn chi phí định mức hoặc có thể có lợi khi chi phí thực tế thấp hơn chi phí định mức. Mục đích của phân tích biến động các khoản mục chi phí nhằm đánh giá chung mức chênh lệch giữa thực tế với định mức để làm rõ mức tiết kiệm hay vượt chi của từng chi phí từng mặt hàng phát sinh từ đó có kế hoạch thực hiện cụ thể.

Cuối cùng công ty cần có sự kiểm soát và giảm chi phí kiểm soát chi phí sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được các khoản phát sinh thêm từ đó giữ được chi phí ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu mua hàng hóa. Còn giảm chi phí để nâng cao hiệu quả chi tiêu trong công ty vì vậy nhà quản lý cần đưa ra các giải pháp nhằm làm giảm chi phí, trước tiên cần xác định các khoản chi phí cần cắt giảm, tiếp theo là xác định các nguyên nhân chủ yếu gây ra các biến động bất lợi từ đó xác định các giải pháp cắt giảm chi phí.

Tóm lại bất kỳ doanh nghiệp nào khi kinh doanh đều phát sinh chi phí vì vậy ban lãnh đạo công ty cần phải có những giải pháp làm thế nào có thể kiểm soát được các chi phí bởi vì lợi nhuận thu được ít hay nhiều phụ thuộc trực tiếp của chỉ tiêu chi phí, kiểm soát được chi phí sẽ nâng cao được hiệu quả chi tiêu từ đó làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trong quá trình kinh doanh của mình thời gian qua công ty CP SXĐT XNK Hương Việt đã đạt được những kết quả rất khả quan tuy nhiên bên cạnh những kết quả đấy vẫn còn tồn tại những khuyết điểm làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh XK của công ty. Chính vì những tồn tại đó nên công ty cần phải đưa ra những giải pháp những hướng đi cho riêng mình nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Trên đây là một số giải pháp đưa ra đối với hoạt động XK hàng hóa của công ty để phần nào giúp ban giám đốc công ty có được những giải pháp phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của công ty cổ phần sản xuất đầu tư xuất nhập khẩu Hương Việt (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w