i) Các đơn vị kinh doanh trực thuộc
3.1.1. Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh
Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh là yêu cầu cơ bản cho sự tồn tại của nền kinh tế. Thông qua hoạt động SXKD các DN sẽ trao đổi các sản phẩm với nhau từ đó có thể tiến hành hợp tác cùng kinh doanh. Hoạt động SXKD là cơ sở thiết yếu không thể thiếu được và nhất là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Nếu mỗi DN biết kết hợp các yếu tố đầu vào để tiến hành hoạt động SXKD thì sẽ mang lại một hiệu quả rất lớn cho mình.
Phân tích hoạt động SXKD giúp DN đánh giá một cách đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái hoạt động thực của chúng, đưa ra mặt mạnh và mặt yếu trong công tác quản lý. Mặt khác, còn giúp cho các DN tìm ra các biện pháp xác thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý DN, nhằm huy động mọi tiềm năng để nâng cao kết quả kinh doanh. Phân tích quá trình SXKD còn là căn cứ quan trọng phục vụ cho dự đoán, dự báo xu thế phát triển SXKD của DN.
Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh
Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, dưới sự cạnh tranh hoàn hảo thì vấn đề HQHĐKD là nền tảng cho sự tồn tại và vươn cao của DN.
Hiệu quả kinh doanh càng cao, DN càng có điều kiện mở rộng và phát triển kinh tế đầu tư mua sắm máy móc trang thiết bị phương tiện kinh doanh, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ mới để cải tiến và nâng cao đời sống cho người lao động cũng như thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước.
Hiệu quả là những chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả thu được so với chi phí bỏ ra để thực hiện kinh doanh thương mại. Hay nói một cách khác là những chỉ tiêu
20
phản ánh đầu ra của quá trình kinh doanh trong quan hệ so sánh với các yếu tố đầu vào.
HQHĐKD là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung phát triển theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của DN. Đây là thước đo quan trọng của sự phát triển kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của DN trong từng thời kỳ.
3.1.2. Ý nghĩa
Việc đánh giá, phân tích kết quả và HQHĐKD là công cụ quản lý không thể thiếu được đối với mọi nền kinh tế và nền sản xuất hàng hóa hiện nay. Đánh giá hoạt động kinh tế là phân tích tình hình thực tiễn và định hướng hoạt động kinh doanh trong tương lai. Mục đích cuối cùng của việc đánh giá, phân tích hoạt động kinh doanh trong quá trình quản lý DN là tìm ra phương pháp kinh doanh không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội. Việc gắn chặt hiệu quả kinh tế của từng DN với hiệu quả chung của toàn xã hội là một đặc thù riêng thể hiện tính ưu việt của nền kinh tế thị trường dưới chế độ XHCN.
Đánh giá kết quả hiệu quả trong kinh doanh là công việc cần thiết và quan trọng để đề ra những quyết định đúng đắn, những chiến lược mới, những kế hoạch SXKD mới dựa trên những thuận lợi và khó khăn của công ty. Đồng thời đánh giá kết quả, hiệu quả trong kinh doanh cũng là một biện pháp đề phòng rủi ro cho DN.
Nâng cao HQHĐKD là góp phần nâng cao sức cạnh tranh của DN trên thị trường. Mỗi DN hoạt động SXKD trên thị trường đều gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau trong cùng ngành cũng như ngoài ngành. Do vậy, muốn nâng cao HQHĐKD cần phải tiết kiệm được chi phí, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, … mới có thể nâng cao được sức cạnh tranh của DN trên thị trường. Như vậy, cần phải tìm mọi biện pháp để nâng cao HQHĐKD của DN. Đây là một tất yếu khách quan để mỗi DN có thể trụ vững, tồn tại trong một cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt.
21
3.1.3. Nhiệm vụ
Đánh giá, xem xét các kết quả thực hiện được so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kì trước.
Phân tích các nhân tố nội tại và khách quan ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch.
Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu tư dài hạn trong tương lai. Xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích.
Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt hoạt động của DN.
Đề xuất giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những mặt hạn chế của quá trình hoạt động kinh doanh.