Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty 1 Thuận lợ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CÔNG NGHỆ SÀI GÒN (Trang 29)

i) Các đơn vị kinh doanh trực thuộc

2.5. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty 1 Thuận lợ

2.5.1. Thuận lợi

- Các mặt hàng chính của công ty là đường, sữa, bia, nước giải khát. Trong đó đường là mặt hàng công ty có khả năng chi phối thị trường.

- Công ty có mạng lưới phân phối rộng, phân bố đều từ miền Trung đến miền Tây với số lượng khách hàng lớn.

- Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Công Nghệ Sài Gòn là một công ty lớn tại miền Nam, có tiềm lực về vốn và hoạt động kinh doanh.

- Là công ty trực thuộc tổng công ty Thương Mại Sài Gòn và là thành viên của hiệp hội Lương Thực Thực Phẩm nên có mạng lưới kinh doanh rộng khắp.

- Được sự hỗ trợ về nhiều mặt và chỉ đạo sâu sắc kịp thời của Đảng ủy và Ban Tổng GĐ của Tổng công ty và của cơ quan hữu quan như UBND thành phố, Sở Công Thương… mở ra cơ hội và điều kiện kinh doanh cho công ty.

- Ban điều hành công ty đoàn kết, phát huy sức mạnh của tập thể trong chỉ đạo và ra quyết định, ban lãnh đạo cửa hàng và các phòng chức năng công ty phối hợp hoạt động điều tay trong tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh.

- Tập thể công nhân viên được đào tạo cơ bản và có kinh nghiệm trong thực tiễn kinh doanh.

17 

- Có số lượng lớn khách hàng ổn định, có mối quan hệ tốt với các nhà sản xuất, cung cấp nguồn hàng.

- Truyền thống hoạt động mạnh mẽ của hai đoàn thể Công đoàn và Đoàn thanh niên.

2.5.2. Khó khăn

- Về mặt hàng bia, trong thời gian vừa qua, công ty có gặp một số khó khăn trong hoạt động kinh doanh phân phối bia, do công ty Cổ Phần Thương Mại SA BE CO Trung Tâm thay đổi chính sách bán hàng; việc phát triển các loại bia khác phải làm lại từ đầu do vướng chính sách thuế VAT… Điều này có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung của công ty.

- Về mặt hàng đường, có những thời điểm đường sản xuất trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu dẫn đến giá đường tăng cao, kích thích lượng đường nhập lậu từ Thái Lan qua Campuchia vào Việt Nam tăng mạnh; hoặc đường sản xuất trong nước cao hơn nhu cầu làm giá đường sút giảm nhanh, có thời điểm thấp hơn nhiều so giá trị thực. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho kết quả hoạt động của công ty bị ảnh hưởng.

- Giá đường thế giới biến động nhanh và phức tạp nên khó dự báo.

- Mặt hàng sữa lợi nhuận kinh doanh ổn định. Tuy nhiên, khả năng phát triển còn bị hạn chế từ chính sách nhà phân phối của Vinamilk.

- Chi phí đầu vào tăng cao bao gồm chi phí lãi vay ngân hàng, vận chuyển, thuê kho, bốc xếp, tiền lương…

- Thiếu mặt bằng tại một số quận trọng điểm có thể phát triển nhà phân phối: quận 10, quận 7, mặt bằng dùng làm kho tại khu vực Bình Dương…

- Việc bán hàng trả chậm vẫn còn mang nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CÔNG NGHỆ SÀI GÒN (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)