Đẩy mạnh hoạt động phân phối các mặt hàng truyền thống Cơ sở lý luận:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CÔNG NGHỆ SÀI GÒN (Trang 79)

- Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về thời gian, không gian; cùng nội dung kinh tế; cùng đơn vị đo lường; cùng phương pháp tính toán; cùng

b)Đẩy mạnh hoạt động phân phối các mặt hàng truyền thống Cơ sở lý luận:

Cơ sở lý luận:

Do nguồn cung đường trong nước giảm, sản lượng bán ra của các nhà máy cũng hạn chế; chính sách bán hàng của các nhà máy thay đổi, không bán những lô hàng lớn như trước đây mà chia nhỏ bán cho nhiều khách hàng; các khách hàng trước đây mua hàng qua công ty nhưng từ năm 2008 họ mua trực tiếp từ nhà máy và trực tiếp nhập khẩu nên làm cho doanh thu tiêu thụ mặt hàng này của công ty giảm xuống.Về mặt hàng sữa khả năng phát triển còn bị hạn chế từ chính sách nhà phân phối của Vinamilk. Mặt hàng bia và nước giải khát có xu hướng gia tăng, công ty cần duy trì và tiếp tục phát huy số lượng tiêu thụ 2 mặt hàng này.

Do đó, công ty cần có những biện pháp nhằm gia tăng tiêu thụ các mặt hàng truyền thống của công ty cũng như gia tăng các mặt hàng khác nhằm góp phần tăng doanh thu cho công ty.

Cách thực hiện:

Mặt hàng Đường: Duy trì và phát triển mối quan hệ với các công ty, nhà máy đường trong cả nước trên cơ sở: Công ty quản lý tập trung mua hàng từ các nhà máy, công ty đường; khuyến khích các đơn vị khai thác nguồn hàng bán buôn từ các công ty kinh doanh đường khác. Kiến nghị nhập khẩu Đường trong hạn ngạch thuế quan để bổ sung nguồn hàng phân phối. Đẩy mạnh việc phân phối sản phẩm đường túi mang thương hiệu công ty. Liên kết với các nhà sản xuất thông qua các hình thức hợp tác : ứng vốn, cho mượn kho, cho thuê kho giá ưu đãi, mua bán thường xuyên kể cả những khi hàng ế, hàng khó bán ; hỗ trợ vốn để giành quyền phân phối độc quyền ; phản ánh thông tin về tình hình thị trường đến các nhà sản xuất. Liên kết với các nhà phân phối

67 

khác bằng cách : Thống nhất khung giá bán hàng để giảm áp lực cạnh tranh ; hỗ trợ hàng hóa.

Mặt hàng Bia: Tiếp tục theo dõi, bám sát các điều chỉnh trong chính sách phân phối của các nhà máy để đảm bảo việc chuyển hướng nhanh và phù hợp với từng yêu cầu và điều kiện của họ. Nâng cao quan hệ hợp tác với công ty con của Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn là công ty Cổ phần Thương mại SA BE CO Trung tâm để có phương án hợp tác phù hợp và hiệu quả.

Mặt hàng nước ngọt Chương Dương: Tiếp tục phát huy và nâng cao mối quan hệ chiến lược với công ty Cổ phần Nước Giải Khát Chương Dương đi đến phân phối độc quyền trên toàn Thành phố bao gồm cả hệ thống siêu thị và Metro. Trong đó, bao gồm thuyết phục công ty Cổ phần Nước Giải Khát Chương Dương xem xét việc phát triển mặt hàng mới vì hiện nay người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển đổi trong việc sử dụng các loại nước dinh dưỡng thay cho nước ngọt có gas.

Mặt hàng Sữa: Công ty vẫn xác định đây là mặt hàng mang tính chiến lược của công ty, cần phát huy thế mạnh của từng Nhà Phân phối đối với từng nhóm mặt hàng, đồng thời tạo sự liên kết chặt chẽ hơn về quan hệ thông tin và là cầu nối giữa các Nhà Phân phối trực thuộc công ty để nhất quán về chính sách mua bán hàng sao cho hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, công ty còn tạo mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa các Nhà Phân phối và Ban Tổng giám đốc, Ban Lãnh Đạo Phòng kinh doanh của công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).

Đồng thời cần phải duy trì và phát triển kinh doanh các mặt hàng khác bên cạnh mặt hàng truyền thống:

Trên cơ sở tận dụng ưu thế về kho hàng, phương tiện quản lý, phương tiện kinh doanh các mặt hàng thực phẩm công nghệ khác, bao gồm các mặt hàng công ty đang làm Nhà phân phối lớn, độc quyền như bột ngọt Ajinomoto; Nhà phân phối lớn như Rượu Hà Nội, Cá hộp, các sản phẩm của Interfood,…,

Về dầu ăn: duy trì hoạt động kinh doanh phân phối các sản phẩm dầu ăn trong nước và nhập khẩu theo hướng kinh doanh nội địa chiếm 70% và kinh doanh hàng nhập khẩu chiếm 30%.

Về hoạt động của Xí nghiệp Giấy: Tiến hành phân tích các điều kiện kinh doanh của Xí nghiệp Giấy để đề xuất Hội Đồng Quản Trị phương án hoạt động tối ưu.

68 

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CÔNG NGHỆ SÀI GÒN (Trang 79)