Lợi nhuận sau thuế (Triệu đồng)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CÔNG NGHỆ SÀI GÒN (Trang 50)

- Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về thời gian, không gian; cùng nội dung kinh tế; cùng đơn vị đo lường; cùng phương pháp tính toán; cùng

Lợi nhuận sau thuế (Triệu đồng)

38 

Lợi nhuận tăng mạnh từ năm 2008 đến 2009 và tăng nhẹ đến năm 2010. Cụ thể, do năm 2010 doanh thu tăng 19,77% nên kéo theo lợi nhuận tăng lên 14,30% ứng với mức tăng 3.905 triệu đồng so với năm 2009. Còn năm 2009 mặc dù doanh thu tăng không nhiều nhưng lợi nhuận tăng mạnh 34.209 triệu đồng ứng với tỷ lệ 495,78% so với năm 2008. Tuy lợi nhuận năm 2008 lỗ 6.900 triệu đồng nhưng thực tế lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty thu được 38.589 triệu đồng. Cuối năm công ty thua lỗ do lập quỹ dự phòng đầu tư tài chính dài hạn cho 1 triệu cổ phiếu SBT là 14,5 tỷ đồng (giá mua cổ phiếu SBT ban đầu là 23 tỷ đồng, đánh giá lại theo giá thị trường ngày 31/12/2008 là 8,5 tỷ đồng, chênh lệch 23 tỷ - 8,5 tỷ = 14,5 tỷ). Đây là hệ quả tất yếu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến công ty.

Phân tích các nhân tốảnh hưởng đến lợi nhuận

Lợi nhuận = Doanh thu - (Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp) - Thuế và các khoản phải nộp

Doanh thu: Là số tiền thu được sau một hoạt động kinh doanh. Nếu doanh thu càng lớn thì khả năng đem lại lợi nhuận càng cao và ngược lại. Nó tác động cùng chiều với lợi nhuận.

Giá vốn hàng bán: Với cùng một mức doanh thu như nhau, nếu giá vốn hàng bán càng lớn thì lợi nhuận càng nhỏ và ngược lại. Nó tác động ngược chiều với lợi nhuận.

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Nó cũng giống như giá vốn hàng bán cũng tác động ngược chiều với lợi nhuận.

Thuế và các khoản phải nộp: Đây là khoản phải nộp cho Nhà nước, làm cho doanh thu giảm đi một khoản tương đương kéo theo lợi nhuận giảm. Nó có ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận.

39 

Bảng 4.4. Các Nhân TốẢnh Hưởng đến Lợi Nhuận

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

±∆ %

Doanh thu

Thuế và các khoản phải nộp Giá vốn hàng bán

Chi phí bán hàng Chi phí quản lý DN Lợi nhuận trước thuế

1.729.939 4.013 1.660.552 37.723 10.866 32.503 2.072.020 4.954 1.986.431 39.484 10.524 37.692 342.081 941 325.879 1.761 -342 5.189 19,77 23,45 19,62 4,67 -3,15 15,97 Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán và TTTH Qua bảng các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận cho thấy năm 2010 lợi nhuận thu về là 37.692 triệu đồng tăng 15,97% ứng với mức tăng 5.189 triệu đồng so với năm 2009. Lợi nhuận tăng lên do các nguyên nhân sau:

- Doanh thu tăng lên 342.081 triệu đồng ứng với tỷ lệ 19,77% làm cho lợi nhuận tăng thêm một lượng tương ứng là 342,081 triệu đồng.

- Thuế và các khoản phải nộp tăng 941 triệu đồng ứng với tỷ lệ 23,45% làm cho lợi nhuận giảm một khoản tương ứng là 941 triệu đồng.

- Giá vốn hàng bán tăng 19,62% ứng với mức tăng 352.879 triệu đồng gây ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận giảm 352.879 triệu đồng.

- Chi phí bán hàng tăng 1.761 triệu đồng ứng với tỷ lệ 4,67% làm lợi nhuận giảm một khoản tương ứng 1.761 triệu đồng.

- Chi phí quản lý DN giảm 3,15% ứng với mức giảm 342 triệu đồng làm cho lợi nhuận tăng lên một lượng tương ứng 342 triệu đồng.

Mặc dù thuế và các khoản phải nộp, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng đều tăng lên so với năm 2009 nhưng do doanh thu tăng nhiều hơn và chi phí quản lý DN giảm nên lợi nhuận vẫn tăng với tỷ lệ 15,97% ứng với mức tăng là 5.189 triệu đồng so với năm 2009. Công ty cần tiếp tục phát huy hơn nữa để thu về càng nhiều lợi nhuận cho công ty góp phần xây dựng và phát triển công ty cũng như góp phần phát triển nền kinh tế đất nước.

40 

4.3. Phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh

Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của các DN khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh và đối với Infoodco cũng không ngoại lệ. Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty luôn phấn đấu để hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra, làm sao để tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa các khoản chi phí. Để biết được công ty hoạt động có hiệu quả hay không chúng ta sẽ đi vào phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Bảng 4.5. Các Chỉ Tiêu Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Công Ty qua 2 Năm 2009 - 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

±∆ % Tổng doanh thu Tổng chi phí LN trước thuế Tổng vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu

Tỷ suất LN/doanh thu (%) Tỷ suất LN/chi phí (%)

Tỷ suất LN/vốn kinh doanh (%) Tỷ suất LN/vốn chủ sở hữu (%) 1.729.939 1.714.296 32.503 260.183 61.022 1,88 1,90 12,49 53,26 2.072.020 2.055.222 37.692 342.016 81.615 1,82 1,83 11,02 46,18 342.081 340.926 5.189 81.833 20.593 -0,06 -0,07 -1,47 -7,08 19,77 19,89 15,96 31,45 33,75 -3,19 -3,68 -11,77 -13,29 Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán và TTTH Nhìn chung, các tỷ suất lợi nhuận đều có xu hướng giảm trong 2 năm vừa qua. Do tổng chi phí tăng 340.926 triệu đồng ứng với tỷ lệ 19,89% làm ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty, lợi nhuận vẫn tăng nhưng không cao chỉ đạt 15,97% ứng với mức tăng 5.189 triệu đồng so với năm 2009.

Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu năm 2009 đạt 1,88% tức là cứ 100 đồng doanh thu thu về sẽ được 1,88 đồng lợi nhuận nhưng đến năm 2010 tỷ suất này chỉ đạt 1,82% tức là cứ 100 đồng doanh thu sẽ có 1,82 đồng lợi nhuận. Như vậy, tỷ suất lợi

41 

nhuận/doanh thu đã giảm 3,19% so với năm 2009. Tuy tỷ lệ giảm không nhiều nhưng cũng cho thấy công ty đã sử dụng nguồn doanh thu chưa đạt hiệu quả như năm 2009.

Năm 2009 tỷ suất lợi nhuận/chi phí đạt 1,90% nghĩa là cứ bỏ ra 100 đồng chi phí sẽ thu về 1,90 đồng lợi nhuận. Còn năm 2010 chỉ đạt 1,83% tức cứ 100 đồng chi phí bỏ ra chỉ thu về 1,83 đồng lợi nhuận. Mặc dù lợi nhuận năm 2010 tăng 5.189 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 15,97% so với năm 2009 nhưng chi phí lại tăng 19,89% ứng với mức tăng 340.926 triệu đồng so với 2009, ta thấy tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận nên tỷ suất lợi nhuận/chi phí năm 2010 nhỏ hơn năm 2009 là 0,07%. Điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng chi phí chưa đạt hiệu quả. Ban lãnh đạo công ty cần kiểm soát tốt hơn nữa nguồn chi phí trong hoạt động kinh doanh để có thể mang lại lợi nhuận cao hơn nữa trong những năm tới.

Tỷ suất lợi nhuận/vốn kinh doanh năm 2010 cũng giảm 1,47% ứng với mức giảm 11,77% so với năm 2009. Năm 2009 tỷ suất này đạt tới 12,49% tức cứ 100 đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ thu về 12,49 đồng lợi nhuận, trong khi đó năm 2010 tỷ suất này chỉ đạt 11,02% tức là chỉ thu được 11,02 đồng lợi nhuận khi bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh. Qua đó, cho thấy công ty đã sử dụng vốn kinh doanh năm 2010 chưa đạt hiệu quả bằng năm 2009. Ban quản trị cần xem xét lại để sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả hơn.

Đồng thời tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu năm 2010 cũng giảm 13,29% so với năm 2009. Cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra năm 2009 sẽ thu về 53,26 đồng lợi nhuận trong khi năm 2010 chỉ thu về 46,18 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng vốn chủ sở hữu vẫn chưa đạt hiệu quả bằng năm 2009.

Tuy các tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm nhưng lợi nhuận năm 2010 vẫn tăng 15,97% ứng với mức tăng 5.189 triệu đồng so với năm 2009. Công ty cần xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh để biết được những nhân tố ảnh hưởng tích cực cũng như nguyên nhân còn hạn chế năng lực kinh doanh của công ty nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.

42 

4.4. Phân tích các yếu tố của quá trình hoạt động kinh doanh 4.4.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động tại công ty 4.4.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động tại công ty

Lao động là một yếu tố đầu tiên, quan trọng và quyết định năng lực hoạt động kinh doanh của các DN. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay khi khoa học, kỹ thuật và công nghệ đang phát triển mạnh mẽ thì quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng cao; khi đó lực lượng lao động trong các DN có xu thế giảm xuống, nhưng trình độ và chất lượng lao động lại không ngừng tăng lên. Nhưng dù thế nào thì yếu tố con người, lao động là không thể thiếu và luôn luôn là yếu tố quyết định. Điều này cho thấy con người luôn có tầm quan trọng bậc nhất trong mọi hoạt động kinh doanh. Vì vậy, chúng ta cần phải phân tích tình hình sử dụng lao động có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN để kịp thời có những điều chỉnh phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao trong quá trình hoạt động kinh doanh.

a) Tình hình lao động của công ty qua 2 năm 2009 - 2010 Bảng 4.6. Kết Cấu Lao Động của Công Ty qua 2 Năm 2009 - 2010

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CÔNG NGHỆ SÀI GÒN (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)