Du lịch văn hóa tâm linh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (Khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa (Trang 26)

1.2.2.1 Quan niệm

Du lịch văn hóa tâm linh vốn là một thực thể đã có mặt hàng trăm năm nay trên khắp thế giới. Xưa nay, mọi người vẫn quen dùng danh từ hành hương để nói về chuyến đi của mình. Tuy nhiên, từ hành hương chưa thể nói hết được tính chất, ý nghĩa và mục đích của chuyến đi. Hành hương mang nặng ý nghĩa tâm linh, nhưng trong mỗi chuyến đi không phải tất cả mọi người đều chỉ có duy nhất mục đích mang ý nghĩa tín ngưỡng, mà có một bộ

34

phận tuy tham gia chuyến hành hương nhưng thiên về du lịch nhiều hơn là tín ngưỡng. Thậm chí, những người lấy tín ngưỡng tâm linh làm mục đích chính của chuyến đi, nhưng cũng không khỏi có những cảm xúc thú vị của một người đi du lịch được thưởng ngoạn cảnh đẹp kỳ thú của thiên nhiên, được tiếp cận với những phong tục tập quán của đời sống cư dân địa phương và được hưởng các tiện ích của dịch vụ du lịch. Vì vậy, các chuyến đi như vậy cần sử dụng một khái niệm phù hợp hơn và nhất thiết phải bao gồm cả hai yếu tố là du lịch và tâm linh.

Du lịch văn hóa tâm linh là sự kết hợp giữa du lịch và tâm linh – tín ngưỡng. Đây là hai nhu cầu cần thiết trong đời sống của con người, nhằm mang lại nét đẹp cho cuộc sống đi đôi với sự thăng hoa trong tâm hồn. Du lịch nhằm mở mang kiến thức về thiên nhiên và con người nơi đến, cũng như giúp xả stress rất hiệu quả. Tâm linh ở đấy tức là nói đến tín ngưỡng. Tín ngưỡng gồm có tín ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng dân gian làm thỏa mãn niềm tin đối với các biểu tượng thiêng liêng mà họ ngưỡng vọng. Vì vậy, điểm đến của các chuyến đi thường là những địa điểm thiêng liêng, có ý nghĩa tôn giáo và tín ngưỡng như chùa chiền, đền miếu, thánh đường hoặc những thánh tích...

Đến nơi ấy, họ không chỉ lĩnh hội được đầy đủ thông tin về cội nguồn tín ngưỡng tôn giáo của mình mà trong suốt quá trình hành hương đó họ còn được sống cùng nhau trong một môi trường tâm linh: chiêm bái, cầu nguyện, thực tập phép an tâm để tu dưỡng tinh thần, tạo sức mạnh cho niềm tin và sự chuyển hóa tâm thức, thực hành các nghi thức truyền thống,... Vì vậy, du lịch văn hóa tâm linh phải đáp ứng được mục đích của chuyến du lịch đặc thù dựa trên những cơ sở đó.

Tóm lại, du lịch văn hóa tâm linh cũng là một loại hình du lịch văn hóa nhưng khai thác các đối tượng tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh vào hoạt động du

35

lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, tham quan, tìm hiểu và nâng cao nhận thức... của du khách. Du lịch văn hóa tâm linh cũng có thể dùng các khái niệm thay thế như du lịch tín ngưỡng tâm linh, du lịch tôn giáo...

Loại hình du lịch này hoạt động phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng và giữ gìn các giá trị văn hóa bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Trong quá trình phát triển phải không ngừng bảo tồn các di tích có ý nghĩa tín ngưỡng tôn giáo như: chùa, đình, đền, nhà thờ... hay các nghi lễ truyền thống, lễ hội, văn hóa nghệ thuật, ẩm thực... Vì đó là đối tượng chính tạo nên sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn du khách.

1.2.2.2 Mục đích du lịch

Trong bất cứ hoạt động nào của con người, họ đều có mục đích nhất định. Mục đích có vai trò định hướng hoạt động để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Cũng như vậy, khi thực hiện đi du lịch, con người cũng mang trong mình những mục đích khác nhau. Mỗi người có những đặc điểm tâm lý, sở thích, tôn giáo, trình độ, nghề nghiệp riêng biệt nên mục đích đi du lịch của họ cũng rất đa dạng phong phú. Thông thường, người ta nhóm thành hai loại chính: mục đích du lịch thuần túy và mục đích du lịch kết hợp. Đối với loại hình thứ nhất, du khách thường có mục đích cụ thể là tham quan, nghỉ dưỡng, mạo hiểm, thể thao, giải trí. Còn loại hình thứ hai, du khách có rất nhiều mục đích kết hợp trong các chuyến du lịch như mục đích tôn giáo, tín ngưỡng, học tập nghiên cứu, công vụ, thể thao, thăm thân, hành hương... Tương ứng với mục đích du lịch của du khách, các loại hình du lịch được hình thành: du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch tôn giáo, du lịch hành hương,... Trong đó, loại hình du lịch văn hóa tâm linh cũng giúp cho du khách có thể thực hiện mục đích kết hợp du lịch và tâm linh. Các mục đích cụ thể là:

36 - Tham quan

Tham quan là hành vi giúp du khách quan sát, chiêm nghiệm, tìm hiểu về đối tượng. Tham quan cũng là hoạt động quan trọng để du khách nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh hay các điểm đến cụ thể. Trong loại hình du lịch văn hóa tâm linh, du khách có thể trực tiếp chiêm nghiệm, tham quan, nghiên cứu kiến trúc, mỹ thuật, cảnh quan, hệ thống tượng thờ, phù điêu, các di vật tại các chùa chiền, đền miếu, nhà thờ, thánh thát, thánh địa,... Từ đó, họ có thể hiểu hơn về những giá trị văn hóa đặc sắc liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, lịch sử, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, phong tục tập quán,...

Các đối tượng tham quan của du lịch văn hóa tâm linh không phụ thuộc vào thời gian mà có thể tổ chức quanh năm ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Du khách có tham gia vào chuyến hành trình vào bất cứ thời điểm nào họ mong muốn.

- Nghỉ dưỡng

Với hoạt động nghỉ dưỡng, du khách có thể phục hồi sức khỏe sau những ngày lao động vất vả cũng như nâng cao khả năng lao động của mình. Ngày nay, nhu cầu đi nghỉ của con người ngày càng tăng do sức ép của công việc căng thẳng, của môi trường ô nhiễm, của các quan hệ xã hội,... Đặc biệt, nhu cầu tăng lên rõ rệt vào các ngày cuối tuần, các dịp nghỉ lễ. Điểm đến cho các chuyến nghỉ dưỡng thường là những nơi có không khí trong lành, khí hậu dễ chịu, phong cảnh ngoạn mục,...Ngoài ra, một số điểm đến có sự kết hợp giữa phong cảnh với các di tích hay công trình kiến trúc tạo ra một không gian thanh tịnh, hữu tình như Chùa Hương, Yên Tử, Tây Thiên, Sóc Sơn cũng có thể là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng. Trong thời gian nghỉ ngơi, du khách có thể kết hợp tham quan, tìm hiểu các đối tượng gắn với di tích tôn giáo làm cho chuyến du lịch của mình thêm phong phú.

37 - Tham dự lễ hội

Đến lễ hội, du khách được tham gia trực tiếp các hoạt động tôn giáo với không khí náo nhiệt và sống động. Các hoạt động đó được tái tạo qua những hoạt động sống của sinh hoạt lễ hội chùa, đền, phủ, quán, nhà thờ, thánh thất. Thông qua các thành tố của lễ hội bao gồm các nghi thức, nghi lễ, vũ điệu, trang phục, ẩm thực... họ có thể cảm nhận giá trị văn hóa một cách sống động.

Tham gia vào lễ hội, du khách hòa mình vào không khí sống động của lễ hội tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng. Hơn nữa, du khách còn tìm thấy ở lễ hội bản thân mình, quên đi những áp lực của cuộc sống đời thường.

Tuy nhiên, du lịch lễ hội có đặc trưng cố định về thời gian. Vì các lễ hội tôn giáo đều được tổ chức theo lịch trình cụ thể mà mỗi tín ngưỡng tôn giáo đã đặt ra. Do đó, du lịch lễ hội tôn giáo là có tính mùa vụ. Du khách chỉ có thể tham gia vào loại hình này tại những thời điểm đã được ấn định.

- Tôn giáo, tín ngưỡng

Từ xưa, các chuyến đi với mục đích tôn giáo như truyền giáo của các tu sĩ, thực hiện lễ nghi tôn giáo của tín đồ tại các giáo đường, dự các lễ hội tôn giáo rất phổ biến. Ngày nay, du khách hoặc các tin đồ cũng thực hiện các chuyến du lịch văn hóa tâm linh để thỏa mãn nhu cầu thực hiện các lễ nghi tôn giáo hay tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo. Đi du lịch với mục đích này trở nên ngày càng phổ biến đối với du khách. Không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, dân tộc, họ cùng có chung một nhu cầu tìm kiếm cảm giác bình yên, sự tĩnh tâm từ những chuyến đi. Điểm đến của du khách chính là các chùa chiền, đền phủ, nhà thờ, thánh thất, lễ hội, tôn giáo,...

1.2.2.3 Hình thức du lịch - Hình thức cá nhân

Du lịch cá nhân là loại hình mà trong đó những du khách riêng lẻ đến ký hợp đồng mua sản phẩm của cơ quan cung ứng du lịch. Trong trường hợp

38

này, du khách phải lệ thuộc hoàn toàn vào các điều kiện nhà cung ứng đưa ra như lịch trình, hành trình, các điều kiện khác,... Giá dịch vụ sẽ cao hơn khoảng 10 – 25% so với hình thức hợp đồng tập thể.

Đối với loại hình du lịch văn hóa tâm linh, du khách đi theo hình thức này thường là một hoặc vài cá nhân đơn lẻ không theo tour theo đoàn. Vi vậy, họ tự túc toàn bộ trong chuyến đi mà không cần phải thông qua các tổ chức du lịch. Họ có thể tự do lựa chọn từ điểm đến, phương tiện, đến các dịch vụ khác. Trong trường hợp này, họ thường chỉ sử dụng các dịch vụ tại các điểm đến: trông giữ xe, đồ đạc, thuê các vật dụng, ăn uống, nghỉ ngơi,...

- Hình thức tập thể

Do du lịch là một trong các hoạt động của cá nhân nhằm hòa mình vào tập thể nên đại đa số các chuyến đi mang tính tập thể. Sinh viên, học sinh đi theo lớp, cán bộ công nhân viên đi theo cơ quan, người dân đi theo hội đồng niên, hội phụ nữ, hội người cao tuổi,... Đi theo hình thức này, tập khách thường có người đại diện (trưởng đoàn) chị trách nhiệm về tất cả các dịch vụ, hoạt động của chuyến đi. Đối với loại hình du lịch văn hóa tâm linh, người trưởng đoàn còn phải đại diện thực hiện các nghi lễ tại các điểm du lịch: dâng hương, hoa quả... Các cá nhân trong đoàn đều ràng buộc mình vào tập thể. Do vậy, đoàn khác có tính tổ chức rất cao. Hình thức này tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung ứng dịch vụ du lịch. Bởi, tập khách này bao giờ cũng có những điểm tương đồng về trình độ, sở thích, tâm lý, nghề nghiệp,... nên việc phục vụ cũng dễ dàng theo một mẫu chuẩn.

1.2.2.4 Điểm đến của du lịch văn hóa tâm linh

Du lịch là hoạt động liên quan đến những chuyến đi của con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một nơi khác – một địa điểm cụ thể để thỏa mãn nhu cầu theo mục đích của chuyến đi. Địa điểm du khách tới có thể là một địa danh cụ thể, một khu vực, một vùng lãnh thổ, một quốc gia thậm chí

39

là một châu lục. Trong khoa học du lịch, các địa điểm đó được gọi chung là điểm (nơi) đến du lịch (tourist destination). Đối với loại hình du lịch văn hóa tâm linh, điểm đến chủ yếu là các di tích gắn với tôn giáo và tín ngưỡng như chùa, đình, đền...

 Di tích tôn giáo - Văn Miếu

Đây là công trình kiến trúc công cộng để thờ Khổng Tử và các bậc tiên nho, tiên triết; ngoài ra còn bao gồm hệ thống các trường học, trường thi mà ở đó diễn ra quá trình đào tạo và tuyển chọn nhân tài dưới các triều đại phong kiến Việt Nam.

- Chùa

Trong các kiến trúc tôn giáo ở Việt Nam, nơi thờ Phật được gọi là chùa phân biệt với đền, miếu hoặc nhà thờ, chỉ nơi thờ các vị thần thánh trong các tín ngưỡng tôn giáo khác. Xuất phát ban đầu ở Ấn Độ, nơi đặt xá lỵ, tro than hỏa táng đức Phật Thích Ca gọi là Stupa. Dần về sau những Stupa cũng biến thành nơi đặt tượng thờ Phật trong đó. Khi Phật giáo du nhập vào nước ta, những kiến trúc được dựng lên để thờ Phật cũng gọi là Stupa. Suốt thời Bắc thuộc cho đến thời Lý, nơi thờ Phật đều gọi là Stupa, dần Stupa được phiên âm Việt hóa chu-a-chùa. Như vậy, chùa là kiến trúc được dựng lên để thờ Phật. Còn tháp cũng là Stupa, phiên âm ra tiếng Hán là đồ ba, tháp ba, dần chỉ gọi chữ tháp với nghĩa là mộ chí của các nhà tu hành đạo Phật.

Để chỉ chùa thờ Phật, trong tiếng Việt cổ, còn có từ chiền. Ngày nay, từ này chỉ còn trong từ chùa chiền, chỉ chung các kiến trúc Phật giáo. Nhưng xưa kia, chiền có thể dùng độc lập, như "chiền vắng am thanh" trong bài phú "Cư Trần lạc đạo" của Trần Nhân Tông (1258 – 1308) hoặc "Cảnh ở tự chiền" trong "Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi (1380 – 1442). Một số người cho

40

rằng từ chiền có thể có gốc từ từ Cetiya, Cetiyan (Pali) hay Caitya (Sanskrit), chỉ điện thờ Phật.

Kiến trúc chùa rất đa dạng và mang đặc trưng riêng của mỗi thời đại. Kiến trúc chùa là sự hòa quện giữa các tòa nhà, tòa tháp và cảnh quan. Tùy theo cách bố trí những tòa nhà này mà người ta chia thanh những kiểu chùa khác nhau. Tên các kiểu chùa truyền thống thường được đặt theo các chữ Hán có dạng gần với bình diện kiến trúc chùa: chữ Đinh, chữ Công, chữ Tam, chữ Quốc.

Để tạo ra một thế giới quan gần thiên nhiên, tĩnh lặng nhưng tươi đẹp, chùa Việt Nam thường có vườn cây, vườn hoa được chăm chút cẩn thận. Nhiều chùa có cả ao, hồ sen, giếng nước trong mát...

Chùa là nơi tập trung của các sư, tăng, sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật. Ở nơi này mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ tôn giáo. Hiện nay, chùa trở thành điểm du lịch thu hút du khách.

Chùa từ lâu đã trở thành sản phẩm du lịch văn hóa của ngành du lịch. Tiềm ẩn nhiều gá trị, ngôi chùa mang trong mình tính đa dạng về cảnh quan, kiến trúc, trang trí, nội thất. Sự đa diện trong sinh hoạt văn hóa thông qua các lễ hội, sinh hoạt của tăng chúng – phật tử, văn hóa ẩm thực,... phản ánh những ảnh hưởng của giáo lý nhà Phật. Vì vậy, di sản văn hóa Phật giáo là một giá trị có khả năng tạo nên những lực hút thúc đẩy du lịch phát triển, nhất là du lịch văn hóa tâm linh.

Du khách đi du lịch đến các di tích Phật giáo như chùa tháp để thực hiện những ý niệm thiêng liêng cũng như nâng cao hiểu biết về tôn giáo này thông qua các đối tượng cụ thể như kiến trúc, điêu khắc, tượng thờ, di vật...

41 - Nhà thờ Kitô giáo

Nhà thờ Kitô giáo thường được gọi là thánh đường. Tùy theo tính chất, điều kiện và đặc thù của các địa phương mà nhà thờ có nhiều cấp độ khác nhau. Nhà thờ Kitô giáo được chia thành 4 hạng: nhà thờ chính tòa, nhà thờ chính xứ, nhà thờ chính họ, nhà nguyện (chuyên đọc kinh trong đó, bao gồm nhà nguyện công, nhà nguyện tư, nhà nguyện dòng).

Khác với các công trình kiến trúc của các tôn giáo, tín ngưỡng phương Đông thường bài trí thờ ngang trong công trình, nhà thờ Kitô giáo thường kết cấu thờ dọc tạo sự hướng tâm. Bình đồ của nhà thờ phải phục vụ cho các nghi lễ và cả tín đồ tụng niệm. Vì vậy, kiến trúc của nhà thờ dù lớn hay nhỏ đều chia thành ba khu chính: buồng áo; gian thánh; khu hội chúng.

 Di tích tín ngưỡng - Đình

Đình là kiến trúc công cộng của làng. Kiến trúc được dựng lên làm nơi thờ thần của làng và là nơi diễn ra lễ hội làng, là nơi họp bàn công việc của làng. Kiến trúc được gọi tên là đình, tên đó bắt nguồn từ tên gọi dịch đình, đình trạm. Những kiến trúc được dựng lên ở mỗi cung độ đường, để nhà vua

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (Khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)