Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (Khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa (Trang 112 - 121)

3.1.2.1 Thực trạng tài nguyên du lịch tín ngưỡng của Hà Nội - Di tích tôn giáo – tín ngưỡng

Di tích tôn giáo – tín ngưỡng nói riêng và di tích nói chung là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng của Hà Nội. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Thủ đô hội tụ nhiều di tích nổi tiếng, phong phú và đa dạng cả về nguồn gốc lẫn loại hình, đặc biệt là có giá trị lớn đối với du lịch.

Về số lượng, tính đến năm 1995 cả nước có 1.662 di tích được xếp hạng. Trong số đó Hà Nội đã có tới 322 di tích được cấp bằng, đứng đầu cả nước về số di tích được xếp hạng. Kể từ 1/8/2008, Hà Nội sáp nhập với Hà Tây, hiện nay số lượng di tích, danh thắng là trên 5.100 trong đó có 2.104 di tích đã được xếp hạng tiêu biểu như: Văn Miếu Quốc Tử Giám, chùa Trấn Quốc, chùa Một Cột, chùa Bộc, Phủ Tây Hồ,... Nếu so sánh tương quan giữa

120

3 trung tâm du lịch lớn của cả nước thì tỷ lệ di tích xếp hạng ở Hà Nội cao hơn nhiều. (Bảng 3.1)

Bảng 3.1: Tương quan về số lượng di tích xếp hạng ở Hà Nội - Huế - Tp. Hồ Chí Minh Số TT Địa điểm Số di tích xếp hạng Tỷ lệ (%) 1 2 3 Cả nước: Hà Nội Tp. Hồ Chí Minh Huế 1.662 322 30 209 100,00 19,37 1,80 12,57 [38,tr21] Về mật độ, di tích Hà Nội phân bố không đồng đều trên địa bàn. Trong số các di tích đã được xếp hạng, các quận nội thành như Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng có mật độ cao nhất: từ 2- 4 di tích/1km2. Còn các huyện ngoại thành có mật độ di tích thưa hơn. (Bảng 3.2)

Bảng 3.2: Mật độ di tích được xếp hạng phân theo quận, huyện

Số

TT Địa điểm Diện tích

(Km2) Số lƣợng Mật độ (di tích/km2 ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Quận Ba Đình Quận Tây Hồ Quận Đống Đa Quận Hai Bà Trưng Quận Thanh Xuân Quận Hoàn Kiếm Quận Cầu Giấy Huyện Đông Anh Huyện Gia Lâm

9,05 20,42 9,93 13,53 9,13 4,47 12,10 184,16 175,79 23 13 37 15 8 18 9 23 47 2,50 0,60 3,70 1,10 0,80 4,00 0,70 0,10 0,20

121 10 11 12 Huyện Từ Liêm Huyện Thanh Trì Huyện Sóc Sơn 75,01 97,90 313,86 58 64 7 0,70 0,60 0,02 Tổng số 927,39 322 0,34 [38,tr22] Về loại hình, trong số các di tích xếp hạng ở Hà Nội, số lượng di tích kiến trúc nghệ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất (52,17%) tiếp đến là các di tích lịch sử (13,42%) rồi đến di tích nghệ thuật (10,87%) (Bảng 3.3)

Bảng 3.3: Số lượng và tỷ lệ các loại hình di tích Hà Nội

Số TT Loại hình di tích Số lƣợng di tích Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Di tích lích sử Di tích lịch sử nghệ thuật Di tích lịch sử kiến trúc Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Di tích kiến trúc nghệ thuật Di tích kiến trúc Di tích nghệ thuật Di tích cách mạng Danh thắng Tổng số 42 25 4 30 168 9 35 7 2 322 13,04 7,76 1,24 9,32 52,17 2,80 10,87 2,18 0,62 100,00 [38,tr22] Như vậy, theo số liệu bảng 3.3 di tích kiến trúc nghệ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại hình di tích. Các di tích kiến trúc nghệ thuật ở đây chủ yếu là các di tích tôn giáo – tín ngưỡng như đình, chùa, đền, phủ, miếu, nhà thờ... Điều này chứng tỏ Hà Nội có tài nguyên du lịch tín ngưỡng tâm linh rất phong phú. Đó là một trong những điều kiện quan trọng góp phần phát triển

122

hoạt động du lịch văn hóa tâm linh nói riêng và du lịch Thủ đô nói chung. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch không chỉ dựa vào số lượng mà quan trọng hơn là chất lượng của di tích. Do đó, trong số các di tích xếp hạng của Hà Nội, cần phải quan tâm đến các di tích được xếp vào loại những di tích có giá trị đặc biệt và thu hút du khách (Bảng 3.4)

Bảng 3.4: Các di tích có giá trị đặc biệt về mặt du lịch ở Hà Nội

Số TT Tên di tích Địa điểm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Khu di tích Hồ Chí Minh Chùa Một Cột

Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hồ Hoàn Kiếm và các di tích

Hồ Thiền Quang và các chùa ven hồ Hồ Tây và di tích

Chùa Trấn Quốc Đền Quán Thánh Cột cờ Hà Nội Chùa Kim Liên Khu di tích Đống Đa Đền Hai Bà Trưng Cổ Loa Đền Sái Ô Quan Trưởng Phố cổ Hà Nội Đền Voi Phục Chùa Huỳnh Quang

Quận Ba Đình Quận Ba Đình Quận Đống Đa Quận Hoàn Kiếm Quận Hai Bà Trưng Quận Ba Đình Quận Ba Đình Quận Ba Đình Quận Ba Đình Quận Đống Đa Quận Đống Đa Quận Hai Bà Trưng Huyện Đông Anh Huyện Đông Anh Quận Hoàn Kiếm Quận Hoàn Kiếm Quận Ba Đình Huyện Thanh Trì

123

Về chất lượng di tích và hiện trạng tổ chức khai thác các di tích nói chung và các di tích tôn giáo – tín ngưỡng nói riêng phục vụ du lịch ở Hà Nội còn tồn tại một số vấn đề sau:

Hệ thống di tích Hà Nội hàm chứa nhiều giá trị lớn như giá trị nghệ thuật kiến trúc, giá trị khoa học lịch sử, giá trị cảnh quan... Tuy nhiên, về quy mô, tầm vóc các công trình còn nhỏ bé, tính liên hoàn chưa cao, trang trí dày đặc trong từng đường nét của công trình kiến trúc và các di vật. Các công trình kiên trúc thường có chiều cao không lớn và có xu hướng không vươn lên theo chiều cao mà phát triển dàn trải theo chiều rộng.

Các di tích được bảo tồn, tôn tạo, tuy nhiên do nguồn vốn hạn hẹp và nhận thức chưa đầy đủ nên chưa được nâng cấp thỏa đáng. Trong khi đó, một số di tích được trùng tu lại gặp rất nhiều bất cập. Hiện nay, ở nhiều đình, đền, chùa đang diễn ra cảnh trùng tu mà người thực hiện lại không nắm được kiến thức, không làm theo quy trình, dẫn đến tình trạng làm mơi di tích bằng các vật liệu mới không theo vật liệu cũ mà cha ông ta từng làm, khiến di tích vừa trùng tu xong lại xuống cấp rất nhanh, thậm chí làm mất đi cả nét rêu phong, cổ kính vốn có của di tích.

Hiện nay có xu hướng gia tăng việc bán hàng hương hoa, hàng lưu niệm, hàng ăn uống... lấn sâu vào khu vực vành đai bảo vệ của di tích; các hiện tượng ăn xin và các tệ nạn xã hội khác gia tăng đã làm ảnh hưởng đến môi trường và mỹ quan của các di tích, điển hình như phủ Tây Hồ, ở đây các nhà hàng đã áp sát vào chân tường di tích. Tình trạng trên làm giảm giá trị của di tích và ảnh hưởng đến khách du lịch, cần được nghiên cứu giải quyết để làm sạch đẹp môi trường cảnh quan các di tích, tăng thêm sức hấp dẫn của di tích đối với các du khách.

Việc khai thác di tích phục vụ du lịch hiện nay cũng còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu để nâng cao chất lượng và hiệu quả. Bởi, hiện tại việc tổ chức

124

khai thác các di tích phục vụ các chương trình du lịch vẫn còn mang tính tự phát, và phạm vi cũng còn nhỏ hẹp. Nhiều di tích có giá trị chưa được khai thác phục vụ du khách. Số lượng các di tích đưa vào các tuyến, tour du lịch vẫn còn hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vấn đề đặt ra là cần phải đầu tư xây dựng các chương trình di lịch văn hóa tâm linh hợp lý. Trước tiên, phải có sự phối hợp giữa ngành du lịch với ngành văn hóa để đầu tư và nâng cấp các nội dung giới thiệu các di tích Hà Nội. Đặc biệt, vấn đề khai thác các di tích còn phải đặt trong mối quan hệ tổng thể với các yếu tố khác như điều kiện tự nhiên, môi trường, cơ sở hạ tầng, hơn nữa cần gắn với môi trường cổ của các di tích, nghĩa là phải trả lại cho di tích những môi trường ra đời của chúng.

- Lễ hội truyền thống

Theo Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch, hiện Hà Nội có 524 lễ hội diễn ra với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Các lễ và hội phần lớn được tổ chức tại các di tích như đình, đền, chùa. Trong đó, có những lễ hội đặc sắc mà chỉ Hà Nội mới có như Hội Gióng, lễ hội Gò Đống Đa, Hội Láng, Hội làng Triều Khúc... Những lễ hội này phần lớn do nhân dân quản lý, tổ chức. Vì vậy, các lễ hội vẫn giữ được những nét đặc sắc, truyền thống như nó vốn có. Đặc biệt, những sinh hoạt cộng đồng này mang giá trị tín ngưỡng tâm linh gắn bó người Hà Nội với nhau cùng hướng tới tu tâm, tích đức.

Lễ hội Hà Nội còn là những biểu hiện sinh động của văn hóa dân tộc, đều là đối tượng của du lịch đặc biệt là du lịch văn hóa tâm linh. Nhiều lễ hội gắn bó với di tích, cùng với di tích đã trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo. Tuy vậy, cũng như đối với di tích, các lễ hội vẫn chưa được tổ chức khai thác hợp lý và tích cực để phục vụ phát triển du lịch. Trong khi đó, các lễ hội còn quá nặng về phần nghi lễ và nghi thức, ít có sức hấp dẫn ngay cả đối với du khách như tục rước, tế lễ,....

125

Như vậy, vấn đề đặt ra là phải khôi phục có chọn lọc những nét đẹp của lễ hội truyền thống, khéo léo kết hợp trò chơi dân gian hay những nội dung hội vui hiện đại...để có thể khai thác một cách có hiệu quả lễ hội dân gian vào mục đích phục vụ du lịch

3.1.2.2 Thực trạng sản phẩm du lịch tín ngưỡng của Hà Nội

Sản phẩm du lịch tín ngưỡng của Hà Nội tập trung vào hai loại chính là tham quan di tích tâm linh và du lịch lễ hội tín ngưỡng. Với hai loại hình này chưa thể nói là sản phẩm du lịch tín ngưỡng đa dạng nhưng nó cũng phần nào đáp ứng được nhu cầu của người dân Hà Nội và du khách. Tuy nhiên, xét về góc độ điểm đến du lịch trong mỗi sản phẩm lại rất phong phú như loại hình tham quan thì có thể dựa trên nhiều loại tài nguyên như đình, chùa, đền, phủ, nhà thờ,.... Điều này có thể thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng và tôn giáo trong các chuyến đi của người Hà Nội.

Sản phẩm du lịch tín ngưỡng Hà Nội ngày càng được chú trọng, bước đầu thu hút được sự quan tâm của du khách và các nhà kinh doanh du lịch. Song, sản phẩm này cũng có hạn chế ở một số điểm như là: sản phẩm còn nghèo nàn, đơn điệu, mang tính chất lặp lại, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Các tour du lịch tín ngưỡng mới chỉ mang tính chất cưỡi ngựa xem hoa mà thiếu sự hiểu biết sâu về tôn giáo, tín ngưỡng. Các sản phẩm này còn thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà tổ chức với các nhà tu hành, những người có khả năng am hiểu về lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng. Điều này đã phần nào hạn chế sự trải nghiệm của du khách trong đời sống tâm linh.

126

3.1.2.3 Thực trạng các hình thức tổ chức hoạt động du lịch tín ngưỡng, tâm linh của người Hà Nội

Việc tổ chức hoạt động du lịch du lịch tín ngưỡng, tâm linh của người Hà Nội thường theo hình thức cá nhân. Các cá nhân có thể tự túc đi theo sở thích nhu cầu của mình. Hơn nữa, nhu cầu về tâm linh tinh thần thường mang tính tự phát trong mỗi cá nhân. Theo hình thức này, du khách thường chủ động về mọi hoạt động trong chuyến đi. Trong đó, một số cá nhân cũng thể cùng nhau tổ chức khi họ có cùng sở thích, nhu cầu, mục đích, điều kiện vật chất hay thời gian rỗi. Họ có thể mua tour từ các doanh nghiệp du lịch, hoặc tự tổ chức. Tuy nhiên, phần lớn họ tự thuê các loại hình dịch vụ trong đó chủ yếu vẫn là dịch vụ xe. Các dịch vụ khác như ăn uống, nghỉ ngơi, hàng hóa khác họ ít quan tâm hơn. Tuy nhiên, dịch vụ mà họ quan tâm phần nhiều là các dịch vụ đồ lễ. Các điểm đến do họ tự thiết kế theo nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của mình.

Bên cạnh đó, hình thức tập thể cũng đang có xu hướng gia tăng. Hình thức này được tổ chức do các đơn vị, cơ quan đặc biệt các doanh nghiệp. Họ thường tổ chức cho cả tập thể đơn vị mình tham gia vào hoạt động du lịch tín ngưỡng, tâm linh. Đối với các đơn vị này, họ thường đi vào thời điểm mùa xuân khi mà hoạt động kinh doanh chậm lại, cộng việc không bận rộn. Và đó cũng là thời điểm mà người Việt Nam cho rằng thích hợp nhất để đi du lịch văn hóa tâm linh theo như quan niệm "Tháng giêng là tháng ăn chơi".

3.1.2.4 Thực trạng nhu cầu du lịch tín ngưỡng, tâm linh của người Hà Nội

Hiện nay, tình hình kinh tế xã hội ổn định, điều kiện đi lại thuận lợi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện và từng bước được nâng cao nên nhu cầu đi du lịch của người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng ngày càng gia tăng.

127

Trong mấy năm gần đây, nhu cầu du lịch tín ngưỡng, tâm linh phát triển rất nhanh. Đối tượng chính của loại hình này là những người lớn tuổi, giới kinh doanh buôn bán. Họ đi với mục đích đa dạng nhưng chính vẫn là thỏa mãn đời sống tinh thần về mặt tâm linh. Do vậy, họ thường không chú trọng nhiều vào các nhu cầu về dịch vụ du lịch: ăn, nghỉ,... Dịch vụ mà họ quan tâm nhiều trong mỗi chuyến đi chủ yếu là dịch vụ vận chuyển, đồ lễ, đồ lưu niệm... Nhu cầu du lịch tín ngưỡng, tâm linh đặc biệt tăng cao vào những tháng sau Tết Nguyên Đán khi mà ở khắp nơi diễn ra các lễ hội, đồng thời vào thời gian này thương trường bớt biến động nên các nhà kinh doanh buôn bán thường đi đền chùa, lễ hội để cầu may, cầu phúc...

Nhu cầu của du khách về các điểm đến trong các chuyến đi chủ yếu là các đình, chùa, phủ, miếu, nhà thờ ở Hà Nội và phụ cận. Cụ thể họ chọn di tích nào là phụ thuộc vào nhu cầu tín ngưỡng của mỗi người nhưng thông thường họ sẽ chọn những di tích mà có tiếng là linh thiêng. Ví dụ như ở Hà Nội, một số di tích có số lượng người đến thăm viếng đông như chùa Hà, chùa Quán Sứ, chùa Phúc Khánh, chùa Kim Liên, chùa Trấn Quốc, đền Quán Thánh, phủ Tây Hồ,... Đối với các điểm đến ở trong Thành phố, người Hà Nội thường có nhu cầu đi trong ngày như vào mùng một, ngày rằm và tự túc về phương tiện cũng như các dịch vụ khác. Ngoài ra, trong những chuyến đi xa hơn, người Hà Nội thường chọn các điểm du lịch tín ngưỡng tâm linh nổi tiếng như chùa Hương - Hà Nội, chùa Tây Thiên - Vĩnh Phúc, Yên Tử - Quảng Ninh, chùa Bái Đính - Ninh Bình,... Thời gian mà du khách lưu lại tại các điểm du lịch này cũng không quá lâu thường 1 – 3 ngày. Điều này còn tùy thuộc vào quy mô, mức độ hấp dẫn và khả năng đáp ứng các dịch vụ của các điểm đến. Đối với du khách có khả năng tài chính lớn, họ còn chọn đi du lịch tín ngưỡng tâm linh ở các nước trên thế giới đặc biệt những nơi được coi là

128

cội nguồn tôn giáo - tín ngưỡng của thế giới như Ý, Ấn Độ, Nêpan, Thái Lan, Trung Quốc...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (Khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa (Trang 112 - 121)