Giải pháp về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (Khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa (Trang 126 - 127)

Việc bảo tồn, tôn tạo các di tích tôn giáo tín ngưỡng có ý nghĩa lớn nhằm bảo lưu những giá trị văn hóa lịch sử và phát huy bản sắc truyền thống của dân tộc. Đối với hoạt động du lịch nói chung và hoạt động du lịch văn hóa tâm linh nói riêng của Hà Nội, việc đầu tư vào lĩnh vực này sẽ góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc và mang đậm giá trị nhân văn.

134

Việc trùng tu, tôn tạo cần phải thực hiện theo những nguyên tắc nhất định tránh trường hợp biến một di tích cổ kính thành di tích vài năm tuổi hay vài tháng tuổi. Các phần được trùng tu phải hòa hợp với các công trình cũ về mặt kiến trúc điêu khắc. Do vậy, khi tôn tạo cần tìm hiểu, nghiên cứu tường tận về di tích để hiểu về yếu tố cấu thành nó, phân định rõ các giá trị của di tích. Đối với những công trình quan trọng cần lập kế hoạch cụ thể rồi đem lấy ý kiến của người dân bằng cách công khai hiện trạng, bản vẽ thiết kế, phương án trùng tu,...

Bảo tồn phải gắn với sự phát triển không gian đô thị. Nếu không xem di tích như một thông số không thể biến đổi trong quy hoạch đô thị, không chấm sẵn vị trí của cả không gian di tích trên bản đồ quy hoạch, di tích sẽ không thể bình yên trong côn lốc phát triển đô thị quá nhanh của Hà Nội hiện nay. Vì vậy, trong công tác bảo tồn cũng cần sự tham gia của nhiều ngành: kiến trúc, quy hoạch, xây dựng, mỹ thuật, văn hóa, lịch sử,... trong đó vai trò chủ đạo vẫn là ngành bảo tồn di tích.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (Khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa (Trang 126 - 127)