Di tích tôn giáo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (Khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa (Trang 60 - 79)

2.4.1.1 Văn Miếu

Văn Miếu là công trình kiến trúc thuộc loại hình di tích Nho giáo. Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử - người sáng lập ra Nho giáo. Tiêu biểu cho loại hình di tích này phải kể đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám, là di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng của Hà Nội và cả nước. Hàng năm, di tích này thu hút số lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước.

Miếu thờ bậc thánh sư của Nho giáo là Khổng Tử, được dựng vào tháng 8 năm Canh Tuất, niên hiệu Thuần Vũ 2 (tháng 9 năm 1070). Sau này vua Lê Thánh Tông cho sửa Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng thất nhập nhị hiền, bốn mùa cúng tế (từ phối là Nhan Uyên, Tăng Sâm, Tử Tư, Mạnh Tử; thất thập nhị hiền là 72 người học trò giỏi của Khổng Tử). Vua Lý Thánh Tông sai chọn thầy giỏi đến nhà học ở phía sau chính điện để dạy hoàng thái tử Lý Càn Đức học. Năm Thái Ninh 5 (1076)

68

"lại chọn người biết chữ trong các quan chức trong triều vào học", từ đó nhà học trong Văn Miếu được gọi là Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của nước ta có nhiệm vụ đào tạo trí thức Nho học đảm nhận các chức vụ trong bộ máy cai trị của đất nước. Văn Miếu Quốc Tử Giám là một di tích lịch sử có hơn 900 năm tồn tài, đã được nhiều lần sửa chữa nhưng địa điểm thì vẫn giữ nguyên. Theo bản đồ Thăng Long, Đông Đô thì Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm gọn trên đảo của hồ Đại Hồ ở phía nam nội thành, trước mặt có một cái eo hồ nhỏ, sau được giữ lại thành hồ Văn.[20,tr352]

Văn Miếu Quốc Tử Giám hiện nay nằm trên một khu đất hình chữ nhật, chiều dài 306m, một bên là phố Văn Miếu, một bên là phố Tôn Đức Thắng, mặt trước rộng 61 mét là phố Quốc Tử Giám, mặt sau 75 mét là phố Nguyễn Thái Học, thuộc phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội. Xung quanh có tường xây bằng gạch vồ Bát Tràng bao bọc, bên trong có tường xây thấp chia ra làm 5 khu.

Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính, biển ngang ở cổng lớn trước đề Thái Học Môn, đến đời Thành Thái (1889 – 1909) khi Quốc Tử Giám chuyển vào Huế được chữa lại Văn Miếu Môn. Trước và sau có hai đôi rồng đá nghệ thuật điêu khắc thời Lê. Lối đi ở giữa lát gạch Bát Tràng dấn đến cổng "Đại Trung Môn" mở đầu cho khu thứ hai. Hai bên cổng Đại Trung Môn có hai cổng nhỏ có tên là Thành Đức (trở nên đạo đức) và Đạt Tài (trở lên tài giỏi). Vẫn lối đi áy dẫn đến Khuê Văn Các (gác vẻ đẹp của sao Khuê, sao Khuê là sao chủ về văn học). Khuê Văn Các được xây dựng vào năm 1805 do tổng trấn Bắc Thành là Nguyễn Văn Thành khi cho tu sửa Văn Miếu đã cho xây dựng thêm. Gác là một lầu vuông 8 mái, bốn bên tường là cửa sổ hình mặt trời tỏa các tia sáng, cột phái dưới, trước làm bằng gỗ, khoảng niên hiệu Minh Mạng (1820 – 1840), tổng đốc Đặng Văn Hòa đã cho xây dựng lại thành 4 cột chống 4 góc, tầng dưới thoáng rỗng. Hai bên gác có 2 cổng nhỏ gọi là Súc

69

Văn (văn hàm súc) và Bỉ Văn (văn sáng đẹp). Khu thứ ba từ Khuê Văn Các đến Đại Thành Môn, ở giữa có một cái hồ vuông lớn có lan can bao quanh, gọi là "Thiên Quang Tỉnh" (giếng trời trong sáng). Hai bên hồ là hai khu vườn bia. Khu vườn bia là khi di tích có ý nghĩa quan trọng nhất của Văn Miếu Quốc Tử Giám. Hiện nay còn lại 82 tấm bia của 82 khoa thi Hội và thi Đình ghi tên những người đậu tiến sĩ từ trạng nguyên đến tiến sĩ đệ tam giáp từ năm 1442 đến năm 1779. Trong đó 80 bia được dựng dưới triều Lê sơ và 2 bia được dựng dưới triều Mạc. 10 bia dựng năm 1484 là những bia cổ nhất ở Hà Nội sau bia chùa Kim Liên, Nghi Tàm, Quảng Bá.[20,tr353]

Văn Miếu hiện là một trong nhưng điểm du lịch quan trọng nhất của Hà Nội nói chung và quận Đống Đa nói riêng. Di tích vốn là trường đại học đầu tiên của Việt Nam - biểu tượng cho nền khoa học văn hóa giáo dục của nước nhà. Do vậy, du khách đến đây rất đông bao gồm cả khách trong nước và quốc tế. Du khách đến đây ít có hoạt động cúng bái, cầu khấn như các di tích khác mà họ chủ yếu đến để tham quan, chiêm ngưỡng, tìm hiểu các giá trị văn hóa lịch sử.

Đối với người Hà Nội, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng thiêng liêng, chốn hội tụ tinh hoa của trời đất. Mọi người đến đây để được lĩnh hội những gì tinh tuy nhất về tri thức. Quan trọng hơn là họ được ngưỡng vọng những biểu tượng thiêng liêng để có được những động viên tích cực về mặt tinh thần từ đó có thể phấn đấu tốt hơn trong cuộc sống. Do đó, du khách đến thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám phần lớn là giới trí thức đặc biệt là học sinh sinh viên.

- Giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật

Giá trị thẩm mỹ của kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám không chỉ được tạo bởi không gian kiến trúc đột phá nhưng lại được hòa quyện với không gian xung quanh nó mà hơn nữa là sự kết hợp hài hòa giữa đạo và đời,

70

là thành phẩm của công trình kiến trúc vĩnh cửu trước thời gian. Đó là một hệ thống văn hóa tinh thần bao quanh kiến trúc, là sự kết hợp chặt chẽ của văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.

Một công trình có giá trị tiêu biểu nhất của Văn Miếu đã được thế giới khẳng định phải kể đến bia tiến sĩ. Bia tiến sĩ đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào ngày 9 tháng 3 năm 2010. Bia tiến sĩ được coi là những pho "sử đá" đồ sộ. Không chỉ là nguồn tư liệu phong phú phản ảnh một giai đoạn lịch sử hơn 300 năm dưới triều Lê – Mạc, bia tiến sĩ Văn Miếu còn là bức tranh sinh động về việc tuyển dụng và đào tạo nhân tài độc đáo của Việt Nam, thể hiện tư tưởng trị quốc dựa vào nhân tài.

Giá trị và nét độc đáo của 82 bia tiến sĩ chính là những bài văn khắc trên bia. Trên thế giới nhiều nước dựng bia, nhưng chỉ duy nhất bia tiến sĩ Văn Miếu có bài ký ghi lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về nền giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài. Những bài ký trên bia được ghi bằng chữ Hán với những cách viết khác nhau, khiến mỗi tấm bia như một tác phẩm thư pháp.

Mỗi tấm bia còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, kết tinh trí tuệ, bàn tay của những nhà văn hóa, thư pháp, nghệ nhân hàng đầu Việt Nam các thời kỳ và là loại hình văn bản đặc biệt của di sản tư liệu, làm phong phú thêm cho thể loại của ký ức thế giới.

Các tấm bia được đặt trên lưng rùa, rùa được tạo dáng theo các phong cách khác nhau. Trang trí trên bia rất đa dạng phản ánh sự phát triển hình tượng nghệ thuật theo thời gian, nhờ đó hiểu được lịch sử phát triển mỹ thuật của Việt Nam từ thế kỷ 15 – 18. Đây được coi là những bằng chứng sống động của trí tuệ và bàn tay khéo léo của nghệ nhân Việt Nam.

Cho đến nay bia tiến sỹ vẫn là những bản gốc duy nhất được lưu giữ tại chỗ, liên tục kể từ khi được dựng, phần lớn các hoa văn và văn tự còn rõ, có

71

khả năng đọc được. Các bài văn bia cho biết rõ ngày tháng dựng bia, tên của người soạn bia, người dựng bia. Chữ viết trên bia, các hoa văn trang trí cùng phong cách tạo dáng bia, rùa đều mang dấu ấn của thời đại sản sinh ra chúng. Điều này khẳng định tính xác thực, nguyên bản, duy nhất của tư liệu những tiêu chí quan trọng mà chương trình Ký ức thế giới đề ra.

Bia tiến sĩ luôn có sức hút mạnh mẽ đối với các học giả, du khách, chính khách trong và ngoài nước. Hàng ngày có hàng ngàn du khách đến đây để tìm hiểu về nền giáo dục của Việt Nam xưa. Bia tiến sĩ cũng trở thành biểu tượng thiêng liêng về truyền thống hiếu học của người Việt Nam. Vì vậy, khi du khách đến đây họ mong muốn được chiêm ngưỡng, chạm tay vào biểu tượng thiêng liêng đó làm nguồn động viên tinh thần cho bản thân.

- Về hoạt động quản lý di tích

Do Văn Miếu là một di tích lớn và đặc biệt quan trọng nên Sở Văn hóa thông tin Hà Nội đã thành lập Trung tâm hoạt động Văn hóa và Khoa học Văn Miếu. Trung tâm này có trách nhiệm quản lý trực tiếp di tích này. Với hoạt động quản lý, nghiên cứu có hệ thống và mang tính chuyên nghiệp, Trung tâm sẽ góp phần bảo vệ và phát huy hiệu quả các giá trị cho hoạt động du lịch. Về phía Thành Phố, di tích này cũng đã nhận được sự quan tâm liên tục nhiều năm qua. Di tích đã được tư sửa thường xuyên, mở cửa đón khách và là nơi vui chơi sinh hoạt trong các kỳ lễ tế của nhân dân thủ đô Hà Nội.

Tuy nhiên, về góc độ quản lý di tích này cũng còn một số tồn tại. Đây là một trình văn hóa hàm chứa nhiều ý nghĩa lớn đặc biệt là lịch sử, giáo dục, khoa học, nghệ thuật. Khi đến tham quan, chiêm ngưỡng, tìm hiểu thì du khách lại khó có thể lĩnh hội hết được các giá trị đó. Bởi, các hiện vật, các tư liệu đều được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm. Du khách đến đây lại chủ yếu là biết tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp. Vì vậy, nên chăng ban quản lý di tích có thể cung cấp một số tài liệu bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh về văn bia

72

hoặc các tư liệu quan trọng nếu khách có nhu cầu. Ban quan lý có thể khai thác các tư liệu đó như một loại dịch vụ du lịch cung cấp cho khách. Từ đó, du khách có thể hiểu hơn về di tích cũng như những giá trị đặc sắc dẫn đến họ có thái độ yêu quý, trân trọng.

Ban quản lý di tích này cũng cần quan tâm hơn nữa đến việc kiểm soát các hoạt động của du khách khi đến đây để tránh làm ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của di tích. Hành động sờ đầu rùa đội bia vào dịp đầu năm mới hay các kỳ thi vẫn diễn ra. Điều này sẽ rất ảnh hưởng đến tuổi thọ của văn bia và di tích. Do đó cùng với công tác tuyên truyền cho du khách ý thức bảo vệ di tích, đòi hỏi phải có sự nhắc nhở thường xuyên và xử lý kiên quyết của lực lượng bảo vệ. Bên cạnh đó, một số du khách có hành động vứt tiền lên nóc nhà Tiền đường, Hậu đường. Đối với hành động này cần phải được nhắc nhở nếu cần có thể bị xử phạt. Vì nó sẽ ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm cũng như môi trường cảnh quan của di tích quốc gia.

- Cơ sở vật chất:

Ngoài những lợi thế về quy mô, cấu trúc, cơ sở vật chất bên trong, hiện nay ở di tích Văn Miếu còn tồn tại một số thực trạng về môi trường cảnh quan chưa được giải quyết. Tường và gốc cây bao quanh di tích trở thành nơi xả rác thải của một số người dân không có ý thức. Vỉa hè của di tích cũng trở thành bãi đậu xe, trông xe đã làm ô nhiễm đến môi trường cảnh quan cũng như văn hóa của di tích này. Hệ thống đá lát vỉa hè đã xuống cấp mà chưa được thay thế. Tình trạng này chưa được giải quyết cũng là do sự bất cập trong phân cấp quản lý manh mún. Các hạng mục bên ngoài tường của di tích như vỉa hè, cột điện không thuộc thẩm quyền quản lý của Trung tâm nghiên cứu Văn hóa và Khoa học Văn Miếu mà thuộc về các cấp khác như là Sở giao thông vận tải, Sở Điện lực...

73

Đối với những tồn tại trên, Ban quản lý di tích cùng với các ngành các cấp cần quan tâm hơn nữa để có những biện pháp giải quyết. Có như vậy, Văn Miếu Quốc Tử Giám mới xứng đáng là một quần thể di tích bậc nhất của Thăng Long – Hà Nội.

2.4.1.2 Chùa

Tín ngưỡng tôn giáo ở các quận nội thành Hà Nội chủ yếu là Phật giáo. Chùa Phật của quận Đống Đa tập trung với số lượng lớn và có tuổi đời cổ kính. Hiện, quận có 27 chùa trong đó 18 chùa đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa. Đối với người dân thành thị Phật giáo toàn năng nhưng họ chủ yếu tờ Quan thế âm Bồ Tát, cứu khổ cứu nạn, phù hộ độ trì mọi việc. Đặc biệt những người làm buôn bán rất sùng kính Bà. Phật giáo thấm sâu trong tâm linh người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng trở thành một thành tố tín ngưỡng chỉ xếp sau Thành hoàng.

Nhiều cán bộ công nhân viên Nhà nước vốn không theo Phật giáo khi còn làm việc, nay về hưu lại hướng về Phật. Với tư cách đó, thị dân Hà Nội không xuất gia ở chùa nhiều lắm nhưng lại thường xuyên lên chùa khiến cho mọi người tưởng rằng họ là tín đồ Phật giáo. Thật ra tuy là một tôn giáo chính hiệu nhưng trong tâm thức thị dân Hà Nội, Phật giáo là một tín ngưỡng toàn năng có thể cầu tự cầu tài trái với giáo lý cơ bản của tôn giáo này.

Chùa nằm tập trung ở một số phường như phường Cát Linh, phường Láng Thượng, phường Nam Đồng, phường Ô Chợ Dừa, phường Quang Trung, phường Trung Phụng, phường Văn Chương, phường Văn Miếu. Một số chùa tiêu biểu chiếm vị trí quan trọng trong tâm linh của người Hà Nội phải kể đến như chùa Láng, chùa Bộc, chùa Phúc Khánh...

 Chùa Láng

Chùa Láng hay còn gọi là Chiêu Thiền Tự thuộc phường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội. Chùa được xây dựng vào thời Lý Thần Tông (1128 –

74

1138) trên một khu đất rộng khoảng 6 mẫu Bắc Bộ. Tương truyền chùa được xây dựng để thờ Phật và ghi nhớ công ơn của thiền sư Từ Đạo Hạnh đã giúp phép cho vua Lý Nhân Tông sinh thái tử. Vì vậy, trong chùa ngoài tượng Phật còn có tượng Từ Đạo Hạnh mặc áo cà sa và tượng Lý Thần Tông ngồi trên ngai vàng.

Khuôn viên chùa rộng rãi, cõi tục và cõi thiền được phân chia bởi lớp tường gạch bao quanh vừa quá tầm mắt. Bố cục mặt bằng đối xứng theo một đường trục từ cửa tam quan đến nhà Tổ phía sau. Kiến trúc tầng tầng lớp lớp với chức năng khác nhau, hòa hợp với sân vườn và cây xanh tạo nên một không gian hài hòa, sâu thẳm, tĩnh mịch, cổ kính của cảnh chùa Việt Nam.

Cửa Tam Triều của di tích có hình khối đường bệ thanh thoát, độc đáo, giữa là 4 trụ hoa biểu bằng gạch, trên là 3 ô cổng được liên kết bằng 3 dải mái cong mềm mại. Qua cổng trải ra một vạt sân được lát gạch Bát Tràng, giữa sân có sập đá vuông là nơi chồng đòn rước kiệu ngày hội. Tam quan là ngôi nhà 3 gian, hai hàng cột giữa bằng gạch để trống thông thoáng, bên trên có 4 mái, hai lớp song hàng theo kiểu mái chồng. Giữa sân trước tòa nhà tiền đường, tả vu, hữu vu là ngôi nhà Bảo Cái, mặt bằng bát giác, nơi đặt kiệu Thánh vào đêm trước ngày hội. Nhà Bảo Cái đặt ở vị trí trung tâm của chùa, là công trình có giá trị kiến trúc nghệ thuật nổi bật. Cột hiên bao quanh và tường bên trong đều bằng gạch nung già để trần. Mái lợp kiểu mái chồng, hai tầng, gồm mái mềm mại thanh nhã.[19,tr183]

Hai bên bậc thềm dẫn lên nhà tiền đường có đôi rồng đá cuốn khúc uyển chuyển. Chùa có 15 bia, bên trái tiền đường có một tấm bia Phúc Điện ghi việc thái úy Tây Quốc công Trịnh Tạc (1657 – 1682) cùng vợ là công chúa Lê Thị Ngọc cúng hậu một mẫu ruộng vào chùa, gần đó có bức tượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (Khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa (Trang 60 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)