Đánh giá về hoạt động du lịch văn hóa tâm lin hở quận Đống Đa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (Khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa (Trang 98 - 103)

2.7.1 Mặt mạnh

Du lịch văn hóa tâm linh mang lại rất nhiều lợi ích cho xã hội. Trong đó, lợi ích về văn hóa xã hội là nổi trội và cần được nhấn mạnh.

Du lịch văn hóa tâm linh đã giúp người dân tháo gỡ được các cảm xúc khổ đau, vun bồi tâm trí và tinh thần minh triết. Loại hình này rất cần thiết cho xã hội hiện đại. Nó bao hàm cả hành trình tìm kiếm các giá trị văn hóa truyền thống lẫn tìm lại chính mình. Quan trọng hơn là nó làm trỗi dậy đời sống giác ngộ của người dân tại những địa danh tâm linh.

Cũng giống như các loại hình du lịch khác, du lịch văn hóa tâm linh là liệu pháp xả stress rất hiệu quả. Ngày nay, đời sống của người dân đặc biệt là những người sống ở thành thị có quá nhiều tất bật, quá nhiều bận rộn lo toan, quá nhiều cạnh tranh trên mọi mặt đời sống... khiến cho họ phải chịu nhiều sức ép từ cuộc sống. Du lịch đến các địa danh tâm linh là cứu tinh mang đến cho họ những giờ thanh dong, êm ả, thanh bình, tạm quên những phiền toái đời thường để tận hưởng cái đẹp của cuộc sống.

Du lịch văn hóa tâm linh tăng cường sợi dây gắn bó, kết nối mối quan hệ cá nhân với nhau. Khi tham gia vào loại hình này tất cả du khách đều không phân biệt thành phần xã hội, giai cấp, không phân biệt sang hèn, giới

106

tính, tuổi tác, địa vị xã hội.... Du lịch văn hóa tâm linh giúp con người sống hòa hợp với cộng đồng một cách tự nhiên.

Người dân sống khuôn phép hơn khi tiếp nhận được đạo đức tôn giáo từ chuyến đi. Đạo đức tôn giáo làm cho đạo đức cá nhân sẽ hoàn thiện và cuộc đời sẽ trở nên an lành hạnh phúc. Khi đời sống tâm linh đã ổn định thì đạo đức và tình thương sẽ lan tỏa, tệ nạn sẽ giảm, trật tự xã hội được thiết lập. Chất lượng cuộc sống sẽ nâng cao, con người và đất nước càng phát triển bền vững.

2.7.2 Mặt yếu

Tại các điểm du lịch văn hóa tâm linh vào mùa vẫn xảy ra tình trạng lộn xộn đặc biệt ở các điểm mà du khách cho là linh thiêng. Trong các gian thờ, người dân chen lấn, xô đẩy và ngộp thở khói nhang. Do vậy, một số kẻ gian lợi dụng để móc ví, điện thoại. Và những nơi này cũng không tránh khỏi sự đeo bám của những người làm nghề ăn xin. Điều này đã làm ảnh hưởng đến trật tự và an toàn cho du khách.

Các di tích nằm ở trong vùng nội thành nên chịu ảnh hưởng lớn bởi quá trình đô thị hóa như tình trạng bị lấn chiếm, không gian bị thu hẹp, sự không hòa hợp giữa kiến trúc hiện đại của đô thị và sự cổ kính của di tích. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn như là bãi đậu xe, chỗ ngồi chờ, nghỉ ngơi cho du khách,... Vị trí của di tích cũng tạo ra những bất lợi nhất định như là tiếng ồn, giao thông đi lại,.... Đó là chưa kể sự xuống cấp của các di tích tâm linh. Một số di tích được xếp hạng và được coi là quan trọng của thủ đô thì được đã được trùng tu. Tuy nhiên, việc trùng tu tôn tạo còn nhiều bất cập do có sự mâu thuẫn giữa yếu tố cũ và mới. Và hiện đã tồn tại thực trạng là sự tu bổ, tôn tạo theo kiểu xóa cái cũ đi, làm cái mới tinh thay thế vào đã biến công trình có tuổi thành công trình "vài tháng tuổi". Tình trạng sao chép lẫn nhau của các di

107

Ban quản lý các điểm du lịch văn hóa tâm linh chưa chú trọng tới việc phổ biến những thông tin hữu ích về tôn giáo tín ngưỡng liên quan. Hầu hết các di tích còn thiếu các bảng hướng dẫn về việc thực hiện nghi lễ... Do đó, người dân đến đây thực hiện các nghi lễ không theo một chuẩn mực nào nhiều khi dẫn đến những lộn xộn nhất định. Nhiều nơi chưa có các phương tiện nghe nhìn nhằm giúp du khách có thể hiểu sâu và chi tiết nội dung về nơi mà họ đang chiêm bái. Đặc biệt là các thông tin về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, lời răn dạy của tôn giáo,... Hay một số di tích chưa chú ý đến việc đưa ra những nội quy đối với những người đến thăm viếng.

Các đơn vị tôn giáo tín ngưỡng thiếu những dịch vụ chuyên nghiệp. Tại đây, du khách chỉ có thể tìm thấy dịch liên quan hoạt động cúng bái như đồ lễ, viết sớ, ngoài ra chỉ có dịch vụ trông giữ xe. Trong dịch vụ này, đồ lễ được coi là quan trọng nhất đối với du khách tham gia du lịch văn hóa tâm linh nhưng họ cũng chưa được tư vấn hay được cung cấp một cách thỏa đáng. Mặc dù không phải là những điểm du lịch lớn nhưng tại những nơi này, người cung cấp dịch vụ cũng có thói quen chặt chém.

Người dân đến các điểm tâm linh chưa có ý thức về hành vi của mình. Họ ăn nói còn thiếu tế nhị. Trang phục tùy tiện theo sở thích của mình không phù hợp với tôn giáo chưa kể nhiều người thiếu sự kín đáo, lịch sự. Họ làm giảm tính trang nghiêm và linh thiêng của chốn tâm linh.

Một mặt yếu cần nhấn mạnh nữa đó là môi trường tại các điểm tâm linh. Một số người đến đây chưa có ý thức về bảo vệ cảnh quan môi trường nên vẫn xảy ra tình trạng vứt rác bừa bãi. Hay lượng khí CO2 được thải ra đáng kể tại các di tích do du khách đốt quá nhiều vàng mã. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sức khỏe của con người.

108

Tiểu kết chƣơng 2

Du lịch văn hóa tâm linh cũng như những loại hình du lịch khác, khi nghiên cứu cần phải tìm hiểu các nội dung: các hình thức tổ chức, điểm đến, đặc điểm của du khách. Quan trọng hơn là hoạt động du lịch văn hóa tâm linh mang lại những hiểu quả văn hóa - xã hội gì cho người tham gia để từ đó đánh giá những mặt mạnh và mặt yếu.

Do đặc thù của loại hình du lịch mà hình thức tổ chức chủ yếu là hình thức cá nhân. Nếu như đi du lịch mọi người đều có những mục đích chung là nghỉ ngơi, giải trí, khám phá nhưng đi du lịch văn hóa tâm linh mọi người có nhu cầu cao hơn về tâm linh. Và nhu cầu này rất khác nhau ở mỗi người chi phối đến thời gian, địa điểm cũng như mục đích chính của chuyến đi. Vì vậy, chỉ có hình thức tổ chức cá nhân mới có thể thỏa mãn được những cái gì gọi là tự do và riêng tư của mỗi người trong đời sống tâm linh của họ.

Các điểm đến phải phù hợp với mỗi loại hình du lịch. Đối với du lịch văn hóa tâm linh, các điểm đến có một đặc trưng chung là phải có ý nghĩa tôn giáo tín ngưỡng hay tâm linh. Trên địa bàn quận Đống Đa hội tụ nhiều loại điểm đến với số lượng phong phú và giá trị đặc sắc như đền, chùa, miếu, đình. Các điểm đến này đáp ứng các nhu cầu tâm linh của những người đi theo các tôn giáo tín ngưỡng khác nhau: Phật giáo, Đạo giáo,... Các điểm đến này có khó khăn nhất định về mặt không gian và địa điểm. Hầu hết các di tích nằm trong vùng trung tâm nội thành nên diện tích và không gian chặt hẹp. Hơn nữa, chúng lại nằm gần kề các trục đường giao thông nên không tránh khỏi sự ô nhiễm tiếng ồn.

Những du khách tham gia vào loại hình du lịch này cũng mang những đặc điểm riêng về tuổi tác, giới tính, trình độ, nghề nghiệp, mục đích chuyến đi,... Độ tuổi phổ biến là trung niên và cao niên. Nữ giới có nhu cầu tâm linh nhiều hơn là nam giới do đặc trưng về tâm lý. Trình độ và nghề nghiệp của họ

109

cũng rất đa dạng nhưng những người làm nghề kinh doanh buôn bán là tham gia vào loại hình này là nhiều hơn cả. Mục đích du lịch của họ tuy khác nhau nhưng đều nhằm vào tín ngưỡng là chính.

110

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (Khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)