Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (Khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa (Trang 57 - 58)

Trong công cuộc xây dựng đất nước, nhân dân Đống Đa giành được nhiều thắng lợi trên các lĩnh vực. Kinh tế liên tục phát triển, quan hệ sản xuất được củng cố, đời sống tinh thần nhân dân được nâng cao. Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, hoạt động kinh doanh dịch vụ tăng 11,3%/năm; sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng tăng bình quân 18,1%/năm. Hiện nay, Đống Đa đang thực hiện chương trình "Nâng cao chất lượng phát triển kinh tế trên địa bàn quận Đống Đa". Theo đó, Đống Đa tập trung khắc phục những khó khăn, đề ra những bước đi phù hợp, đổi mới mạnh mẽ trong phương thức quản lý và điều hành, chỉ tiêu đến năm 2010 của Đống Đa là: hàng năm, giá trị sản xuất trên địa bàn tăng 12,5 – 13%, tăng giá trị dịch vụ 12% trở lên, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 15 – 17%.

Quận Đống Đa là địa bàn có số doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhiều nhất thành phố Hà Nội. Năm 2008, có 10.052 doanh nghiệp (trong đó 6.738 doanh nghiệp hoạt động); đến đầu tháng 8/2009, có 13.164 doanh nghiệp (trong đó có 9.419 doanh nghiệp hoạt động). Hoạt động thương mai trên địa bàn được đẩy mạnh, hình thành một số trung tâm buôn bán sôi động: Khâm Thiên, Nam Đồng, Giảng Võ…

Những năm qua, kinh tế quận Đống Đa luôn giữ vững ổn định, mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 1.541 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 772 tỷ đồng, với một số nhóm hàng chủ yếu như chế biến thực phẩm, sản xuất thiết bị điện. Tổng thu ngân sách Nhà nước của quận năm 2008 đạt 843,64 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2009 ước đạt 573 tỷ đồng (tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2008). Quận đã chi đầu tư xây dựng, sửa chữa công trình hơn 49 tỷ đồng với một số dự án trọng điểm

65

như khởi công tu bổ tôn tạo di tích chùa Bộc, nhà ở di dân 11 tầng phường Láng Thượng, cống hóa mương và xây dựng tuyến đường từ cống Chẹm đến sông Lừ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (Khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)