Di tích tín ngưỡng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (Khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa (Trang 79 - 91)

2.4.2.1 Đình

Tại Hà Nội thờ thành hoàng bao gồm những thần khai canh, thần có công với nước và các phúc thần. Nếu vị thành hoàng làng quê nông nghiệp chỉ đơn năng thì thành hoàng Hà Nội đã trở thành đa năng, thị dân cầu phát tài, cầu sức khỏe chứ không cần được mùa nữa.

Tại quận Đống Đa, số lượng đình rất lớn với 25 đình phân bố đều ở các phường, có 9 đình được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa. Trong đó, đình Kim Liên có giá trị nổi bật do đây là một "tứ trấn" – trấn phía Nam của kinh thành Thăng Long xưa. Đình còn có tên là đền Kim Liên hay đền Cao Sơn.

Đền Cao Sơn đại vương được ra đời từ rất sớm, nhiều nguồn tài liệu cho rằng di tích được xây dựng từ thời Lý khi vương triều này chọn Thăng

87

Long làm thủ đô của quốc gia phong kiến độc lập tự chủ. Suốt quá trình định đô, bên cạnh việc xây dựng trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, triều Lý còn đưa Thăng Long thời đó có tứ trấn ở 4 phía của kinh thành là Thần Trấn Võ ở phía Bắc, Bạch Mã ở phía Đông, Linh Lang ở phía Tây và Cao Sơn đại vương ở phía Nam.

Các tư liệu thư tịch, văn bia, câu đối, sắc phong di tích và liên quan tới di tích đều khẳng định Đình Kim Liên là nơi thờ Cao Sơn, một nhân vật quan trọng trong điện thần của người Việt trước đây. Phối hưởng trong di tích hiện nay còn có bài vị của "Thủy tinh đệ tam tôn nữ đông hồ trưng vương mẫu thủy tinh công chúa thần vị" và Huệ minh hựu dưu phu nhân" (hai bài vị này được đưa từ nơi khác đến).

Đình Kim Liên được xây dựng tựa lên một gò đất cao nhất vùng này. Từ ngoài vào là một cổng xây trụ biểu, đỉnh trụ đều có đặt con nghê gốm quay mặt vào nhau, phía dưới là những ô lồng đèn trong đó đắp nổi các hình tứ linh (long, ly, quy, phượng). Phía sau cổng là một sân gạch rộng, có hai dãy giải vũ đều 3 gian, kiểu vì kèo cói giang. Quần thể kiến trúc được xây dựng trên khu đất rộng phía trước gò.

Kiến trúc chính của đình nằm trên gò cao, bao gồm tam quan và đền thờ thần. Chín bậc gạch cao đượng xây bằng gạch vồ có kiến trúc lớn của thời Lê Trung hưng, nối kết bộ phận kiến trúc bên ngoài với phần kiến trúc chính ở trên gò. Hai bên bậc thềm ở sát sân gạch, đặt 2 sấu đá thời Lê hướng ra cổng ngoài. Đi lên hết các bậc thềm ta gặp tam quan đền Cao Sơn, đó là nếp nhà 3 gian xây kiểu tường hồi bít đốc. Bốn bộ vì đỡ mái làm theo kiểu chồng rường, giá chiêng, cột trốn. Các con rường được trang trí bằng kỹ thuật chạm nổi các hình mây cuộn, câu đầu và hai bẩy của hai vì ngoài được trang trí phượng hàm thư, long mã, rồng chạm bong kênh, chạm lộng nhiều lớp. Đền chính có kết cấu hình chữ Đinh gồm bái đường và hậu cung. Tòa bái đường

88

qua thời gian tồn tại, đến nay chỉ còn dấu vết để lại, là một nền cao và những hàng đá tảng kê chân cột to, dầy. Kiến trúc đền Kim Liên xưa nay chỉ còn tòa hậu cung 3 gian xây gạch trần, mái lợp ngói ta. Trong hậu cung đặt 2 long ngai và 10 pho tượng. Gian thứ hai của hậu cung xây bên gạch cao 1m để đặt hai long ngai và các đồ tế khí. Gian cuối cùng của hậu cung là nơi thờ Cao Sơn đại vương và hai thần phối hưởng. Long ngai thần Cao Sơn có kích thước lớn, chạm khắc tinh vi, được làm theo kiểu chân quỳ dạ cá, các lớp trên chạm thủng hoa dây, là một hiện vật quý và hiếm. Đặc biệt là còn hai tấm bia đá, quan trọng nhất là tấm bia bằng đá xám mịn, cao 2,43m, rộng 1,57m, dầy 0,22m, trán bia trang trí hình rồng uốn khúc yên ngựa, bờm lửa đặc trưng của thế kỷ 18. Bia mang tên "Cao Sơn Đại Vương thần từ bi minh" văn bia do sử thần Lê Tung soạn năm 1510 nói về công lao của thần Cao Sơn trong việc ngầm giúp vua Lê giành lại ngai vàng từ tay ngoại thích. Bên cạnh còn 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn đại vương.

- Giá trị văn hóa, khoa học lịch sử, nghệ thuật

Di tích đình Kim Liên là kiến trúc truyền thống rất có giá trị trong kho tàng di sản văn hóa nước nhà. Vị trí cao của di tích được tạo nên bởi nội dung lịch sử, những di vật quý hiện còn và môi trường, cảnh quan làm nền cho khu kiến trúc cổ độc đáo.

Về lịch sử, trước hết phải kể đến vị thần Cao Sơn được thờ tại đình. Cao Sơn là một nhân vật quan trọng trong hệ thống thần thoại Việt Nam về nguồn gốc dân tộc, về buổi bình minh dựng nước và giữ nước. Công tích của thần trong cuộc đấu tranh với Thủy Tinh và tộc Âu là biểu hiện về sức mạnh, về khả năng chinh phục thiên nhiên của những anh hùng khai sáng (anh hùng văn hóa của lịch sử dân tộc. Qua sự tích thần Cao Sơn, phần nào hiểu được quá trình đấu tranh với tự nhiên ở buổi đầu mở nước. Chính vì thế, đền, đình thời Thần Cao Sơn tồn tại ở khắp nơi trong nước. Sang đầu thế kỷ 16, Cao

89

Sơn được gắn với kết quả bảo vệ ngai vàng của họ Lê trước nạn ngoại thích chuyên quyền. Sự kiện ghi trên tấm bia thời Hồng Thuận (1510) là một dẫn liệu có giá trị về vai trò của Thần quyền trong đời sống chính trị dưới thời quân chủ phong kiến ở nước ta.

Việc thờ thần Cao Sơn là sự biểu hiện truyền thống "nhớ nguồn" tốt đẹp của nhân dân ta, ở di tích này, giá trị lịch sử được nhân lên gấp bội khi thần được coi là người trấn giữ ở phía Nam của kinh thành Thăng Long và đề trở thành một trong Thăng Long tứ trấn – Ra đời dưới thời Lý, đền Cao Sơn gắn bó chặt chẽ với lịch sử xây dựng của kinh đô Thăng Long. Do tứ trấn có vị trí đặc biệt quan trọng trong quy hoạch của thủ đô thời phong kiến nên sự tồn tại của ngôi đình cổ Kim Liên càng làm sáng tỏ hơn về đời sống văn hóa, tinh thần, về quy mô của Thăng Long trong các thời đại phong kiến, đình là một di tích quý của thời Lý truyền lại tới ngày nay.

Về kiến trúc, tuy niên đại xây dựng của các nếp nhà không sớm nhưng di tích vẫn có vẻ đẹp đáng kể so với các di tích tôn giáo truyền thống trong khu vực nội thành. Đình nằm trên khu gò đất cao vượt lên so với xung quanh, ngay trước đình là dãy la thành bảo vệ Thăng Long trong cuộc xung đột Lê – Mạc. Tuy có quy mô kiến trúc nhỏ song di tích vẫn bảo tồn được lối kết cấu truyền thống qua kiểu dáng. Trên kiến trúc, những mảng trạm trang trí chau chuốt, sinh động được bảo tồn đã làm tăng thêm tinh thần thẩm mỹ cho công trình xây dựng. Các đề tài, mô típ hoa văn được thể hiện trên các giường, kẻ, câu đầu ngoài việc tự giới thiệu thời điểm trùng tu, xây dựng cho kiến trúc mà nó còn phản ánh về tư tưởng, quan điểm, văn hóa truyền thống của dân tộc ở các giai đoạn lịch sử đã qua.

Nhắc tới giá trị của khu di tích Kim Liên không thể không nhắc đến vị trí của bộ di vật hiện có. Hiện nay di tích Kim Liên còn bảo lưu một bộ sưu tập cổ vật phong phú, đa dạng về niên đại, loại hình và chất liệu, ý nghĩa của

90

bộ di vật trước hết phải kể đến quả chuông đồng lớn đúc thời Tây Sơ và 39 đạo sắc phong thần của hai thời Lê – Nguyễn. Qua 26 sắc phong thời Lê trung hưng cho thấy sưu tập văn bản này không chỉ có giá trị trong việc tìm hiểu và nghệ thuật trang trí truyền thống mà nó còn cho thấy việc ban sắc phong thần là một chính sách đối nội quan trọng của nhà nước phong kiến nhằm quản lý tư tưởng của cộng đồng cư dân các làng xã cổ truyền.

Gắn liền với đình là chùa Kim Liên cũng có giá trị lớn về lịch sử, nghệ thuật kiến trúc đã tạo thành một khu di tích – một trong những di tích văn hóa quý giá của Thủ đô. Đặc biệt là đình Kim Liên thờ thần Cao Sơn đại vương – trở thành một Thăng Long tứ trấn. Đó là vốn quý để giáo dục truyền thống văn hóa cho các thế hệ sau. Để bảo vệ và phát huy tác dụng của di tích theo đúng tinh thần của Pháp lệnh "Bảo vệ và sử dụng bảo tồn lịch sử di tích thắng cảnh của Hội đồng Nhà nước đã ban hành, Ban bảo vệ di tích được thành lập và hoạt động dưới sự hướng dẫn của chính quyền địa phương và các cấp chuyên môn của cơ quan văn hóa.

Bảng 2.2: Danh mục đình tại quận Đống Đa

TT Tên đình Địa chỉ Năm xây

dựng Năm xếp hạng di tích lích sử văn hóa 1 Thịnh Hào 190 Tôn Đức Thắng 2 Văn Hương Tổ 18, đường Tô Đức

Thắng 3 Khương

Thượng

Đường Trường Trinh, phường Khương Thượng

Thế kỉ XIX 27.1.1990

91 5 Nam Đồng 73 phố Nguyễn Lương

Bằng

Thế kỉ XIX 2.10.1991

6 Xã Đàn Ngõ Xã Đàn II, phố Nguyễn Lương Bằng 7 Hào Nam Phố Hào Nam, phường

Ô Chợ Dừa

5.2.1994

8 Hoàng Cầu Tổ 10 dốc Hoàng Cầu 9 Đông Các 19 Đê La Thành

10 Kim Liên 144 Đê La Thành, phố Kim Hoa

9.1.1990

11 Trung Tự Tổ 1 Đê La Thành cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19 23.6.1992 12 Thổ Quan 133 ngõ Thổ Quan, phố Khâm Thiên 13 Trung Tả 264 ngõ Trung Tả, phố Khâm Thiên

thời Hậu Lê 21.6.1993

14 Thổ Quan 133 ngõ Kiến Thiết, phố Khâm Thiên 21.6.1993 15 Thịnh Quang Ngõ 113 đường Thịnh Quang 16 Trung Phụng Ngõ 6 ngõ Chợ Khâm Thiên 17 Trung Kính Ngõ Vạn Ứng, phố Khâm Thiên

18 Tô Tiền Ngõ Tô Tiền, phố Khâm Thiên

92 19 Thái Kiều Ngõ 10 phố Khâm

Thiên

20 Khâm Đức 68 ngõ Chợ Khâm Thiên

21 Lương Sử Số 2 ngõ Lương Sử, phố Quốc Tử Giám

22 Linh Quang Số 55 ngõ Văn Chương, phố Khâm Thiên

13.10.1999

23 Thanh Miến 20 ngõ Thanh Miến

24 Hàng Đũa 26A phố Trần Quý Cáp 25 An Hòa 40 phố Trần Quý Cáp

[20] 2.4.2.2 Đền

Trên địa bàn quận hiện tồn tại 21 ngôi đền với 5 đền được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa: đền Bà Chúa Kho, đền Tương Thuận, đền Hào Nam, đền Sòng Sơn và đền Trung Tả. Các ngôi đền ở đây đều thờ Mẫu. Hiện, người dân đổ xô đến đền Mẫu vì Mẫu rất dễ thỉnh cầu, có thể sớm cầu tối được, lại là chỗ lên đồng hầu bóng đàn ca du dương khoái lạc. Hơn nữa, người thành thị đặc biệt những người làm nghề buôn bán đến đó để cầu tài cầu bình an khấm khá, cầu một vốn bốn lời, nhất bản vạn lợi. Mà khoản yêu cầu này thì các Mẫu mới đáp ứng được nhanh chóng. Như vậy, trong đời sống tâm linh của thị dân (kể cả đối với bộ phận công nhân viên chức hiện nay), Mẫu vẫn là chủ chốt. Một số ngôi đền được coi là thiêng của đất Hà Thành và có đông đảo người dân đến thăm viếng: đền Kim Liên, đền Trung Tả, đền Sòng Sơn.

 Đền Trung Tả

Đền thuộc phường Thổ Quan. Đền là di tích kiến trúc truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng

93

cư dân làng xã. Đền thờ bà Quang Phục hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao (mẹ vua Lê Thánh Tông). Đền còn thờ đức thánh Trần Hưng Đạo. Theo truyền thuyết, đền được xây dựng từ thời Hậu Lê. Qua các bia tại đình, như bia năm Tự Đức 13 (1860), bia năm Thành Thái 1 (1889), bia năm Bảo Đại 3 (1928) và được trùng tu nhiều lần vào cuôi thế kỉ 19.

Trên nóc tiền đường của ngôi đền có một biển đề bốn chữ Hán "Trung tả linh tự" (đền thiêng Trung Tả).

Nhà giữa nhô cao hẳn lên, xây kiểu hai tầng tám mái với tám góc đảo cong trang trí hoa văn rồng theo phong cách nghệ thuật cổ, song được kết cấu bởi kiến trúc hiện đại.

Hậu cung là thượng điện nối vào hai tòa nhà trên tạo thành chữ T ngược.

Tiền đường là một ngôi nhà ngang hình chữ nhật năm gian dài 9mx4m kết cấu kiểu chồng rường trên toàn bộ cột nên lòng nhà thoáng rộng.

Đền còn lưu giữ được bức đại tự lớn như: "Lê triều thái hậu"; "Hoa Tú hội linh" và các câu đối sơn son thếp vàng. Đền có nhiều tượng: Bồ Tát, Hoàng Mười bến củi, Quan âm thiên thủ thiên nhãn, Thích Ca sơ sinh. bà chúa đệ nhị Thượng Ngàn, bà chúa đệ tam Thượng Ngàn, tượng bà Ngô Thị Ngọc Dao và hai thị nữ. Đền còn có bài vị Trần Hưng Đạo. [20,tr346]

- Hiện trạng trong di tích

Đền Trung Tả nằm riêng trong khu vực hành chính do phường Thổ Quan quản lý. Vì vậy, tuy nằm trong khu vực dân cư luôn bị lấn chiếm nhưng song việc bảo vệ vẫn thường xuyên được chăm lo tôn tạo. Nằm trong vùng di tích bị tàn phá trong chiến tranh B52 của giặc Mỹ, khu phố Khâm Thiên đêm ngày 26 tháng 12 năm 1972 đã bị B52 phá hủy khá nhiều. Chính vì vậy, đền Trung Tả đã bị ảnh hưởng nhiều của chiến tranh. Xa hơn trong chiến tranh chống thực dân Pháp, di tích này cũng có phần bị hủy hoại vì đó là cơ sở hoạt

94

động bí mật của các chiến sĩ biệt động nội thành, những cán bộ Trung ương Đảng. Vì vậy, đền luôn được nhân dân cũng như những người hảo tâm công đức, tôn tạo mỗi ngày một khang trang, đẹp đẽ. Đình hàng ngày được các cụ chăm lo giữ gìn.

- Giá trị lịch sử, khoa học và văn hóa nghệ thuật

Sau nhiều năm tháng tồn tại di tích đã có bề dày lịch sử đáng kể. Đền còn lưu giữ được một khối lượng di vật khá phong phú và có giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật cổ truyền.

Đền gắn liền với cảnh sắc và con người của địa phương, là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng của làng xã, là nơi giáo dục con người hướng đến cái tốt đẹp, cái thiện trong cuộc sống.

Ngày nay, đền là nơi hội họp của các cụ cao tuổi, nơi ôn lại truyền thống lịch sử của nhân dân trong phường.

Bảng 2.3: Danh mục đền tại quận Đống Đa

TT Tên đền Địa chỉ Năm xây

dựng

Năm xếp hạng di tích lích sử văn hóa

1 Bà Chúa Kho Ngõ 114 phố Giảng Võ,

phường Cát Linh 1983 2 Vọng Tiên Hương Số 19 ngõ Thổ Quan 3, đường Tôn Đức Thắng 3 Vọng Viễn Số 19 ngõ Thổ Quan 3, đường Tôn Đức Thắng 4 Tương Thuận Số 2 ngõ Tương Thuận, phố Khâm Thiên 23.7.1993 5 Vua Bà Đường Láng

95 6 Vườn Tổ 17B ngõ Pháo Đài

Láng 7 Hào Nam (Nhà Bà) Phố Hào Nam Đầu TKXIX 3.2.1994 8 Am (Vĩnh Thái) 290 phố Nguyễn Lương Bằng

9 Quang Trung 191 phố Tây Sơn

10 Cơ Công Ngõ 100 ngách 20 phố Nguyễn Lương Bàng 11 Trung Liệt phố Tây Sơn

12 Sòng Sơn 35 phố Tôn Đức Thắng thế kỉ 19 5.2.1994 13 Khâm Đức 68 ngõ chợ Khâm Thiên

14 Trung Phụng Ngõ phố Khâm Thiên

15 Nam Mặc Ngõ 4 ngõ chợ Khâm Thiên

16 Văn Chương 20 ngõ Văn Chương, phố Khâm Thiên

17 Huy Văn 13 ngõ Huy Văn 28.6.1996

18 Hàng Đũa 26 phố Trần Quý Cáp 19 Văn Tân 82 Nguyễn Khuyến 20 Văn Xương 130 Nguyễn Khuyến

21 Trung Tả 264 ngõ Trung Tả, phố Khâm Thiên

thời Hậu Lê 21.6.1993

[20] 2.4.2.3 Miếu

Số miếu ở quận rất ít chỉ vẻn vẹn có 2 miếu là Y Miếu Thăng Long và Thanh Miếu.

96

Y Miếu Thăng Long trước đây có tên gọi là Y Miếu, hiện thuộc phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội.

Y Miếu là di tích có lịch sử lâu đời của nền y học cổ truyền Việt Nam. Ban đầu di tích được dựng lên để thờ Tam Thánh chưa phối thờ ai. Sau đó sửa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (Khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa (Trang 79 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)