Thiếu việc là mở nông thôn:

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở Hà Tĩnh hiện nay (Trang 41)

42

Kết quả điều tra lao động việc làm 1998 - 2002 ở Hà Tĩnh cho thấy, năm 1998 tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 26,54%, năm 2002 là 17%. Trong 5 năm qua tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn giảm đ-ợc gần 10%. ở các nhóm tuổi khác nhau tỷ lệ thiếu việc làm cũng khác nhau. Nhóm tuổi thiếu việc làm lớn nhất là nhóm tuổi 15 - 24. Năm 1998 nhóm tuổi này thiếu việc làm là 40,7%, năm 2002 là 34,03%. Nhóm tuổi 15 - 24 là lực l-ợng lao động mới b-ớc vào độ tuổi lao động, phần lớn mới học xong phổ thông ch-a qua đào tạo nghề nh-ng họ lại muốn có đủ việc làm và thu nhập ổn định. Tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở nhóm tuổi 15 - 24 đang chiếm tỷ lệ cao trên mức trung bình thiếu việc làm toàn tỉnh. Do đó cần phải quan tâm giải quyết việc làm cho nhóm tuổi này nhiều hơn để góp phần ổn định trật tự gia đình và xã hội. Nhóm tuổi 55 - 59 tỷ lệ thiếu việc làm chiếm tỷ lệ không lớn nh-ng có xu h-ớng tăng dần: năm 1998 là 2,19%, năm 2002 là 14,12%. Nhóm tuổi này tuy đã gần hết độ tuổi lao động nh-ng có đủ việc làm đối với họ có ý nghĩa rất lớn, bởi vì phần lớn họ là những ng-ời chủ gia đình, đảm đ-ơng toàn bộ trách nhiệm kinh tế trong gia đình. Vì thế giải quyết việc làm cho nhóm tuổi này cũng không kém phần quan trọng. Nguyên nhân nhóm tuổi này thiếu việc làm có xu h-ớng ngày càng tăng là do ở nông thôn đang từng b-ớc thực hiện cơ khí hoá, hiện đại hoá, lực l-ợng lao động thủ công đang chuyển dần sang lao động cơ khí. Mỗi gia đình ở nông thôn cố gắng lớn nhất chỉ mua đ-ợc một công cụ cơ khí, họ đang -u tiên cho tuổi trẻ quản lý điều hành.

- Thất nghiệp ở thành thị:

Cũng theo kết quả điều tra lao động việc làm của ngành LĐ - TB & XH Hà Tĩnh 1998 - 2002, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị năm 1998 là 6,1%, năm 2002 giảm xuống còn 4,06%. Bình quân 5 năm (1998 - 2002) tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 5,5% (bình quân cả n-ớc 6%). Nhóm tuổi thất nghiệp lớn nhất là nhóm tuổi 15 - 24, năm 1998 là 68%, năm 2002 là 38,6%. Nhóm tuổi có tỷ lệ thất nghiệp ít nhất là nhóm tuổi 55 - 59, năm 1998 là 0,11%, năm 2002 là 1,2%. Nhóm tuổi 55 - 59 chiếm tỷ lệ thất nghiệp tuy nhỏ nh-ng cũng đang có xu h-ớng tăng dần ở thành thị.

43

Để khắc phục tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn và thất nghiệp ở thành thị, thời gian qua Hà Tĩnh đã tiến hành nhiều giải pháp, đầu t-, tạo chổ việc làm mới, thành lập khu công nghiệp phía Bắc và phía Nam, thành lập Thị xã Hồng Lĩnh, thực hiện Quyết định 120 của Chính phủ (Cho vay vốn giải quyết việc làm),v.v.. Với các giải pháp đó mỗi năm đã giải quyết việc làm nội tỉnh hơn 2 vạn ng-ời. Tỉnh đã thực hiện chính sách di dân phát triển kinh tế mới (Ch-ơng trình 135), mỗi năm giải quyết trên 4000 lao động có việc làm. Mặt khác, giải quyết việc làm ngoại tỉnh thông qua các trung tâm giải quyết việc làm và liên kết với các doanh nghiệp ngoại tỉnh đã thu hút đ-ợc nhiều lao động đi làm việc ngoại tỉnh. Từ năm 1998 đến 2003 Hà Tĩnh đã có gần 15 nghìn l-ợt ng-ời xuất khẩu lao động ra n-ớc ngoài. Đáng chú ý là năm 2003 Hà Tĩnh có 7300 l-ợt ng-ời đi xuất khẩu lao động, chiếm 10% số đi xuất khẩu lao động cả n-ớc. Số tiền ng-ời đi xuất khẩu lao động đ-a về Tỉnh bình quân mỗi năm 400 tỷ đồng (gấp đôi thu ngân sách của tỉnh).

Nghiên cứu việc làm cho ng-ời lao động không chỉ ở nông thôn và thành thị mà cần nghiên cứu tình hình thiếu việc làm ở các nhóm ngành kinh tế khác. Bình quân 3 năm (1999 - 2001) thiếu việc làm ở nhóm ngành nông - lâm - ng- là 80,4%; thiếu việc làm ở nhóm ngành công nghiệp, xây dựng là 7%; thiếu việc làm ở nhóm ngành dịch vụ là 12,6%. (Xem Phụ lục 5).

Tóm lại, tình hình thất nghiệp, thiếu việc làm ở Hà Tĩnh đang là một vấn đề bức xúc cần phải có các giải pháp hữu hiệu. Bởi vì thất nghiệp, thiếu việc làm tác động lớn đến vấn đề kinh tế - xã hội, nó là gánh nặng đè lên vai xã hội và từng gia đình. Khi nền kinh tế không có khả năng tạo đủ việc làm cho những ng-ời có đủ khả năng lao động và có nhu cầu làm việc, thì việc sử dụng không hết tiềm năng lao động sẽ mất đi lợi ích, tiềm năng của xã hội. Hậu quả kinh tế trực tiếp của nó có thể dễ dàng nhận thấy là mức tổng thu nhập và bình quân thu nhập đầu ng-ời ở Hà Tĩnh rất thấp, mức sống của ng-ời dân Hà Tĩnh chỉ đạt 3,6 triệu đồng/ng-ời/năm. Thực tế cho thấy rằng phần đông ng-ời thất nghiệp, thiếu việc làm đời sống hết sức khó khăn.

44

Thất nghiệp, thiếu việc làm còn dẫn tới mất cơ hội trau dồi, nắm bắt và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp có thể đạt đ-ợc trong quá trình lao động. Mặt khác, đối với ng-ời đã đ-ợc đào tạo, thất nghiệp, thiếu việc làm sẽ làm hao mòn và mất đi kiến thức, trình độ tay nghề vốn có.

Hậu quả của thất nghiệp có thể dẫn tới nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội và ảnh h-ởng đến sự phát triển nhân cách con ng-ời, bởi vì lao động, việc làm không chỉ là nguồn gốc của thu nhập mà lao động là còn điều kiện để phát triển nhân cách, để khẳng định mình, là môi tr-ờng để giao tiếp. Thất nghiệp, thiếu việc làm còn ảnh h-ởng tới việc đảm bảo công bằng, bình đẳng trong xã hội… Vậy nguyên nhân của thiếu việc làm ở Hà Tĩnh là do đâu?

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở Hà Tĩnh hiện nay (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)