f) Thực trạng cộng đồng các dân tộc được hỗ trợ đầu vào sản xuất NN, LN, TS
4.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng các dân tộc về các hoạt động
hoạt động PTKT trong các CTGN tại hai huyện Xín Mần và Đà Bắc
4.1.3.1 Nhóm yếu tố bên trong
a) Thành phần dân tộc, phong tục tập quán, đặc điểm của dân tộc
Như đã phân tích, thành phần dân tộc là một trong những yếu tố tạo nên nét đặc trưng của cộng đồng dân tộc. Mỗi dân tộc có những tập tục khác nhau làm nên nét sống, phương thức sản xuất cũng như cách thức sinh tồn của các dân tộc khác nhau. Những đặc trưng phong tục tập quán của dân tộc có ảnh hưởng lớn đến sự tham gia của cộng đồng dân tộc vào các hoạt động phát triển PTKT; sự ảnh hưởng có thể có 2 mặt tốt và xấu; một số tập tục có thể là điều kiện để các thành viên giao lưu giúp đỡ lẫn nhau, là nơi giữ gìn văn hóa, tài sản, cũng có thể là tục lệ truyền thống như: Cúng rừng của người Nùng góp phần bảo vệ rừng đầu nguồn, múa khèn của dân tộc Mông là nét văn hóa đẹp, Hội làng của các dân tộc là cơ hội giao lưu, trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau. Ngược lại một số phong tục trong các cộng đồng dân tộc lại không có lợi cho phát triển kinh tế giảm nghèo, cản trở sự giao lưu với mọi người ở các thành viên cộng đồng như: Cấp sắc đặt tên của dân tộc Dao rất tốn kém, cúng ma, cưới hỏi của các dân tộc Mường, Tày rất rườm rà, tốn kém, chăn nuôi gia súc ở gầm sàn của dân tộc Nùng, để người đã chết dài ngày trong nhà của dân tộc Mường thiếu khoa học về vệ sinh môi trường, chia của cho người đã chết của dân tộc Mường gây lãng phí vật chất.
Quá trình khảo sát cho thấy, tại huyện Xín Mần có các phong tục tập quán của các dân tộc là: dân tộc Mông có tục cúng ma, lễ hội múa khèn, tập tục mua vợ ...; dân tộc Nùng có lễ hội Nào Lồng, cúng rừng, hát lượn, nuôi gia súc ở gầm sàn; dân tộc Tày có hội làng, dân tộc Dao có lễ đặt tên, cấp sắc ... Còn tại huyện Đà Bắc: dân tộc Dao có lễ đặt tên cấp sắc, dân tộc Mường có tục cúng ma, quan niệm để người đã chết trong nhà dài ngày, dân tộc Tày có tục cúng rừng, hội làng ... đây là những nét truyền thống mà các dân tộc tạo ra sự khác biệt với dân tộc khác, cũng có ảnh hưởng tốt hoặc không tốt đến sự tham gia của cộng đồng các dân tộc vào các hoạt động phát triển kinh tế. Chi tiết ý kiến của các cán bộ về phong tục tập quán và các lễ hội cũng như thuận lợi và khó khăn của nó đối với phát triển kinh tế để giảm nghèo thể hiện trong bảng 4.17 như sau:
Bảng 4.17: Các phong tục tập quán chủ yếu và sự ảnh hưởng tới sự tham gia vào hoạt động phát triển kinh tế tại hai huyện Xín Mần và Đà Bắc
Chỉ tiêu Tên phongtục, lễ hội Cách thức thực hiện Thuận lợi khó khăn cho sự tham gia vàohoạt động PTKT để giảm nghèo Huyện Xín Mần Dân tộc Mông Cúng ma Đóng góp: 1 chai rượu, 3kg gạo nếp, 3kg gạo tẻ và 10.000đ; lễ cúng ma 1 ngày
Tốn kém tiền lễ vật, nhiều hoạt động mê tín dị đoan kéo theo, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và văn hóa của người dân
Múa khèn, múa gậy
Hội lễ khi thu hoạch mùa xong và tết nguyên đán
Đây là truyền thống đẹp của dân tộc Mông, cơ hội để mọi người gặp nhau, giao lưu, trao đổi với nhau
Mua vợ
Đàn ông đến tuổi lấy vợ sẽ đi mua một phụ nữ làm vợ, có giấy mua bán.
Phong tục này là một hủ tục,làm mất mỹ quan văn hóa, và ảnh hưởng đến quyền con người
Dân tộc Nùng
Lễ hội Nào Lồng
Đến những ngày lễ hội kiêng không đi làm
Quan niệm này sẽ khiến cho người dân mất nhiều ngày công đi làm
Cúng rừng Đóng góp 10.000đ/hộCúng rừng ½ ngày Nét văn hóa này góp phần bảo vệ rừng đầunguồn, cũng như tài nguyên rừng tốt hơn
Dân tộc
Tày Hội làng
Đóng góp: 2 vác củi; 3kg gạo; 1 chai rượu; 2kg rau
Lễ hội làng 1 ngày
Phong tục này cũng gây ra mất thời gian, tốn kém và mê tín dị đoan nhiều, nhưng cũng là điều kiện để các thành viên cộng đồng giao lưu với nhau
Dân tộc Dao
Lễ đặt tên, cấp sắc
Lễ được tổ chức khi con trai tròn 1 tuổi, cỗ to, cúng tế linh đình chi phí rất lớn
Lễ này do một gia đình có con trai tổ chức, là một lễ cúng tế rất tốn kém, rườm rà và gây lãng phí Huyện Đà Bắc Dân tộc Dao Lễ đặt tên, cấp sắc
Tổ chức khi con trai tròn 1 tuổi, làm cỗ to, cúng tế linh đình chi phí khoảng 40 triệu
Lễ này do một gia đình có con trai tổ chức, là một lễ cúng tế rất tốn kém, rườm rà và gây lãng phí
Dân tộc Mường
Cúng ma
Khi gia đình có chuyện, hay đến ngày rằm mời thầy mo về cúng
Gây ra tốn kém, kéo theo nhiều mê tín dị đoan, lợi dụng dân trí thấp tổ chức cúng bái kiếm tiền bất chính
Để người đã chết trong nhà dài ngày
Người khi mới chết chưa thể đem chôn được vì chưa đi hẳn, để trong nhà 7 ngày (với nam), 9 ngày (với nữ)
Hủ tục này làm ảnh hưởng đến thời gian làm việc của mọi người, vệ sinh môi trường và ảnh hưởng đến các gia đình khác xung quanh khi tổ chức tang lễ quá dài.
Chia của cho người chết
Khi mai táng người chết, Tài sản trong gia đình sẽ được chia phần bằng nhau, có cả người chết, phần của người chết sẽ đem ra mộ
Gây lãng phí tốn kém tài sản không cần thiết, phong tục này còn gây ảnh hưởng tâm lý của dân cư, mất vệ sinh môi trường.
Dân tộc Tày
Cúng rừng Đóng góp tiền làm lễ cúngthần rừng 1 ngày Nét văn hóa này là cơ hội giao lưu của dântộc, giúp bảo vệ rừng tốt hơn Hội làng Mùa xuân, mùa thu hoạch hộilàng mừng cơm mới Là mùa giao lưu, ăn mừng được mùa, kíchthích sản xuất
Nguồn: Số liệu từ phiếu điều tra thành viên cộng đồng năm 2012
Bảng 4.17 cho thấy: các lễ hội đều có mặt tốt và mặt xấu khác nhau, nhưng lại ảnh hưởng lớn tới sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động phát
triển kinh tế cũng như nỗ lực xóa đói giảm nghèo của họ. Nếu phong tục mà mất nhiều thời gian, kéo theo tệ nạn mê tín dị đoan, tốn nhiều tiền lễ cỗ bàn, hay những quan niệm lạc hậu “ngày tránh đi làm” sẽ ảnh hưởng lớn tới kinh tế gia đình, quan niệm chia của cho người đã chết gây lãng phí tài sản gia đình. Hay như phong tục mua vợ của người Mông sẽ làm cho phụ nữ không còn giá trị con người mà được ví như một món hàng hóa. Tuy nhiên nhiều lễ hội, phong tục lại mang đến những ý nghĩa tốt đẹp: Múa khèn, múa gậy vào mùa tết, mùa bội thu lại làm cho cuộc sống tinh thần của người dân được cải thiện, cán bộ địa phương cũng cho biết “các lễ hội cũng là nơi để cộng đồng giao lưu văn hóa, tâm tư, là
nơi các chàng trai cô gái đến tuổi cập kê tìm tới nhau, là nơi người dân có cơ hội trao đổi kinh nghiệp để có một mùa vụ bội thu, cùng giúp đỡ nhau sản xuất”.
Theo kết quả điều tra cho thấy chỉ có 5 thành viên tại huyện Đà Bắc đồng ý với việc các phong tục tập quán là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, cản trở sự tham gia vào hoạt động PTKT trong nỗ lực giảm nghèo, bởi sự tốn kém, mất thời gian, nhiều hủ tục cúng bái, mê tín dị đoan. Cả hai huyện có >80% cán bộ xã, >90% cán bộ thôn bản và >70% cán bộ huyện cho rằng nhiều phong tục lạc hậu, trở thành hủ tục nên xóa bỏ hoặc đơn giản hóa như: Cúng ma, đặt tên cấp sắc, mua vợ, chia của cho người chết, để người đã chết qua cử …, vì nó yêu cầu rất nhiều thứ lãng phí, tốn kém, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng quyền con người, tư tưởng trọng nam khinh nữ. Con số này cũng là ý kiến cho rằng nhiều phong tục nên phát huy mạnh hơn để giữ gìn truyền thống như: Múa khèn, múa gậy, cúng rừng, hội làng vì nó là nơi giao lưu văn hóa, kinh nghiệm sản xuất của cộng đồng, cũng là các nét văn hóa truyền thống, góp phần trao đổi kinh nghiệm sản xuất, bảo vệ các nguồn tài nguyên rừng tốt hơn. Tuy nhiên, 100% thành viên cộng đồng nhóm dân tộc Tày, Dao, Mường, Nùng và 60% thành viên cộng đồng nhóm dân tộc Kinh ở cả hai huyện cho biết đó là phong tục truyền thống của họ không thể bỏ được. Sự khác nhau này do tư duy của mỗi người, phong tục vốn đã là tín ngưỡng, rất khó để xóa bỏ. Do vậy để tác động vào phong tục nhằm hướng đến phát triển kinh tế, cần tác động cụ thể, dần dần vào các phong tục đó, đơn giản bớt các tập tục, tuyên truyền để người dân bỏ bớt các hủ tục tiến tới phát triển kinh tế bền vững hơn.
Năng lực của các thành viên trong cộng đồng các dân tộc được quy định bởi trình độ học vấn, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, năng khiếu, giới tính và điều kiện kinh tế của mỗi thành viên và gia đình trong cộng đồng dân tộc đó. Theo kết quả quá trình khảo sát thực tế ở hai huyện cho thấy nhìn chung trình độ dân trí của thành viên cộng đồng rất thấp, đặc biệt là huyện Xín Mần, trình độ dân trí rất thấp, nhận thức của người dân cán bộ cộng đồng đánh giá rất kém và không biết làm ăn, chi tiết tại bảng 4.18 như sau:
Bảng 4.18: Trình độ học vấn của các thành viên cộng đồng
ĐVT: %; N=100, n=50
Chương trình Huyện Xín Mần Huyện Đà Bắc Tổng số
1. Không biết chữ 30 0,02 15,01
2. Không biết tiếng kinh 18 0 9
3. Biết đọc biết viết 33 0 16,5
4. Tiểu học 27 40 33,5 5. THCS 10 36 23 6. TPHT 0 20 10 7. THCN 0 0 0 8. Cao Đẳng 0 0 0 9. Đại Học 0 0 0 10. Sau Đại học 0 0 0
Nguồn: Số liệu từ phiếu điều tra thành viên cộng đồng năm 2012
Bảng 4.18 cho thấy: huyện Xín Mần có rất nhiều thành viên không biết chữ (30%), thậm chí không biết tiếng kinh (18%), hoặc là mới chỉ biết đọc, viết (33%) hoặc mới học hết cấp 1 (27%), 10% học hết THCS, không có thành viên nào học từ THPT đến cao hơn. Tại huyện Đà Bắc người dân có trình độ cao hơn một chút nhưng cũng rất hạn chế, chủ yếu là học hết cấp 1 (40%) hoặc cấp 2 (36%), một số ít học hết THPT (20%) có 1 hộ là chỉ biết đọc, viết và 1 hộ không biết chữ. Với trình độ học vấn của người dân thấp như thế này sẽ khó khăn trong việc tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật mới hay tham gia đầu tư, chuyển đổi phương thức sản xuất hay là, bất kỳ một hoạt động phát triển kinh tế nhằm giảm nghèo. Do ở huyện Xín Mần trình độ dân trí thấp hơn nên hầu hết cán bộ sẽ ưu tiên nhiều hơn vào tuyên truyền, thuyết phục và triển khai hoạt động cùng dân, thường xuyên thăm hỏi, kiểm tra giám sát đôn đốc nên sự tham gia của họ vào các hoạt động phát triển kinh tế và nỗ lực giảm nghèo lại tích cực hơn, nhiều hơn. Nhưng sự tham gia này còn mang tính chất bị động nhiều, ỷ vào nhà nước,
hiểu biết hạn chế, đông con, cộng với các điều kiện khác còn nhiều khó khăn nên kết quả giảm nghèo của họ qua các năm lại thấp hơn các thành viên cộng đồng các dân tộc ở huyện Đà Bắc, tỷ lệ tái nghèo cao hơn.
Bảng 4.18 cũng chứng tỏ được hầu hết lao động trong cộng đồng các dân tộc cả hai huyện đều chưa qua đào tạo, nhất là cộng đồng các dân tộc thiểu số. Trình độ dân trí thấp sẽ hạn chế nhận thức, bằng lòng và không có ý chí phấn đấu tự chủ động PTKT. Khi trình độ thấp, nhận thức hạn chế cũng gây khó khăn trong hiểu biết về mọi vấn đề, gây ra nhiều khó khăn cho công tác tuyên truyền, vận động động đóng góp vào các hoạt động PTKT, làm cho họ không nhận thức được lợi ích, mục tiêu, cũng như các lợi ích công khác mà CT, DA mang lại.
Như vậy, để phát huy hiệu quả sức mạnh cộng đồng thì nâng cao năng lực của họ, khuyến khích tham gia và trao quyền cho họ là rất ý nghĩa và thiết thực.
c) Nguồn lực sẵn có và khả năng tiếp cận nguồn lực của cộng đồng
Nguồn lực và khả năng tiếp cận nguồn lực của cộng đồng các dân tộc cũng ảnh hưởng lớn đến sự tham gia của người dân vào hoạt động PTKT nhằm nỗ lực giảm nghèo của chính thành viên cộng đồng và ảnh hưởng lớn đến kết quả giảm nghèo của địa phương; Thành viên cộng đồng cũng như địa phương có điều kiện kinh tế, khả năng tiếp cận đầu vào, nguồn vốn, kỹ thuật cao thì các hoạt động PTKT nỗ lực giảm nghèo sẽ đạt kết quả tốt hơn. Kết quả điều tra tại
huyện Đà Bắc: nguồn lực của người dân rất hạn chế, mỗi nhân khẩu có từ 500 -
1400m2 diện tích đất canh tác, vật nuôi chủ yếu chỉ có gà, lợn với số lượng ít, một số hộ có thêm 1-2 con trâu, thu nhập bình quân/người từ 0,6 - 1,2 triệu đồng. Ở Đà Bắc, giao thông thuận lợi, gần trung tâm TP.Hòa Bình, các xã nằm tập trung quanh thị trấn nên việc tiếp cận nguồn thông tin, thị trường đầu vào, tiếp cận các hỗ trợ từ phía các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ thuận lợi hơn. Còn huyện Xín Mần: các điều kiện về nguồn lực cũng có nhiều hạn chế, mỗi khẩu có từ 1000 - 2500m2 diện tích đất canh tác, vật nuôi chủ yếu là, dê, lợn, bò và trâu, nhưng số lượng rất ít. Thu nhập bình quân thành viên thì rất thấp, theo điều tra có nhiều gia đình 6 - 8 người mà mỗi năm chỉ thu được 1,5 - 3,5 triệu đồng, có thành viên bình quân thu nhập chỉ được 50.000 đ/tháng, đây là mức thu nhập quá thấp so với mức sống tối thiểu, có hộ gia đình thiếu ăn tới 8 tháng/năm. Giao thông đi lại khó khăn nhất là khi mưa gió, lại xa trung tâm và bị ngăn cách
bởi đồi núi và suối nhiều nên việc tiếp cận thông tin cũng như thị trường đầu vào với họ rất khó khăn. Không chỉ hạn chế nguồn lực mà khả năng tiếp cận cũng rất khó khăn gây cản trở nhiều đến việc tham gia vào các hoạt động PTKT nhằm giảm nghèo của cộng đồng các dân tộc, nhất là ở huyện Xín Mần.
Bên cạnh đó nguồn vốn, vật tư và các nguồn lực khác cũng rất quan trọng đối với sản xuất phát triển kinh tế của người dân.
Quá trình khảo sát cho thấy: ở huyện Xín Mần có 40% thành viên trả lời mua các vật tư dễ, 20% số thành viên nói bình thường và còn lại trả lời khó có thể mua được vì không có vốn, không có phương tiện, đường xa mà đi lại rất khó khăn. Còn huyện Đà Bắc có 05 hộ trả lời khó mua vật tư do không có vốn và xa nhà còn lại các thành viên các cộng đồng dân tộc đều nói mua rất dễ. Về nguồn vốn có thể tiếp cận được thể hiện trong bảng 4.19 như sau:
Bảng 4.19: Nguồn vốn có khả năng tiếp cận của cộng đồng Chỉ tiêu Huyện Xín Mần Huyện Đà Bắc Vốn gđ tự có Vốn vay NH Vốn vay đoàn thể Vốn vay khác Vốn gđ tự có Vốn vay NH Vốn vay đoàn thể Vốn vay khác Thành viên cộng đồng (theo dân tộc)
Kinh 100 20 10 70 100 10 0 20
Mường - - - - 100 30 20 40
Tày 100 66,67 13,33 0 100 33,33 6,67 13,3
Dao 100 73,33 6,67 20 100 33,33 26,67 13,3
Nùng 100 90 30 0 - - - -
Thành viên cộng đồng (theo loại hộ)
Hộ nghèo 100 100 20 6,67 100