2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA
2.1.3 Nội dung tham gia của cộng đồng về các HĐPTKT trong CT giảm nghèo
2.1.3.1 Cộng đồng các dân tộc tham gia vào PTKT hộ gia đình
Thành viên cộng đồng vừa là người sản xuất vừa là người tiêu thụ sản phẩm chính ở cộng đồng đó và cộng đồng khác, họ là người tổ chức sản xuất và họ cũng là lao động trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó họ cũng có thể tự đa dạng hóa thu nhập bằng các ngành nghề khác, hay buôn bán kinh doanh, tăng vụ, luân canh, thay đổi tập quán canh tác, áp dụng TBKT. Trong gia đình họ cũng thực hiện tiết kiệm, đầu tư linh hoạt khả năng vốn của họ và khả năng huy động vốn từ bên ngoài hộ.
Hoạt động sản xuất nông lâm thủy sản: tại hộ có thể phát huy và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có để tiến hành sản xuất nông lâm nghư nghiệp. Họ có thể sản xuất nông nghiệp: trồng trọt lương thực, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm; sản xuất lâm nghiệp: trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm; sản xuất ngư nghiệp: thủy sản, khai thác đánh bắt, chăn nuôi thủy sản…. hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, có khả năng tự đảm bảo an ninh lương thực cho chính hộ gia đình. Hộ cũng có thể kinh doanh buôn bán, hay các hoạt động phát triển kinh tế bằng các
ngành nghề phi nông nghiệp khác như: CN, TTCN, DV, TM…. Hộ có thể đa dạng hóa thu nhập một cách linh hoạt, ngoài các công việc chính thời gian nhàn rỗi các thành viên trong hộ có thể làm các công việc khác, hoặc có thể ở các mùa vụ khác nhau, điều kiện khác nhau hộ có thể linh hoạt thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh nhằm cải thiện thu nhập và đời sống. Trong kinh tế hộ có thể tự tích lũy, tiết kiệm và tái đầu tư linh hoạt trong khả năng nguồn vốn họ có, hộ cũng có thể huy động các nguồn vốn ngắn, dài hạn khác nhau từ bên ngoài hộ như: vay hộ khác, vay ngân hàng, các tổ chức, cửa hàng, doanh nghiệp; bằng tiền mặt, hiện vật, mua chịu, ứng trước hợp đồng. Hộ có khả năng tái đầu tư linh hoạt vào vụ sau, có thể tận dụng các nguồn lực hiệu quả nên hộ có khả năng tự vượt qua khủng hoảng mà thành phần kinh tế khác khó làm được. Vì vậy, phát triển kinh tế hộ là việc đầu tiên cần làm, hiệu quả nhất trong tất cả các hoạt động PTKT nhằm XĐGN. Cần nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm của họ đối với nghèo đói của chính mình, trao quyền cho họ để họ tự bứt phá rút ra khỏi cái vòng luẩn quẩn đói nghèo. Cần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, tiết kiệm, tái đầu tư, hỗ trợ kinh tế hộ có điều kiện sản xuất, buôn bán, cung cấp dịch vụ, từ đó sẽ lôi kéo họ nỗ lực PTKT kinh tế hộ gia đình để họ tự lực XĐGN.
2.1.3.2 Cộng đồng các dân tộc tham gia vào các hoạt động PTKT trong chương trình giảm nghèo do chính quyền địa phương phát động
Chính quyền địa phương hàng năm cũng phát động không ít các hoạt động PTKT nhằm giúp cộng đồng nỗ lực thoát khỏi đói nghèo. Các hoạt động PTKT do địa phương phát động phổ biến là: áp dụng giống mới, tăng vụ, luân canh, áp dụng mô hình mới, cung cấp sản phẩm dịch vụ mới, tập huấn khuyến nông, đào tạo ngành nghề, thành lập hiệp hội sản xuất, HTX, vay vốn tín dụng, quỹ sản xuất, các phong trào, quỹ vì người nghèo …. Muốn cộng đồng tham gia nhiều hơn các hoạt động đó thì địa phương cần tạo môi trường thuận lợi nhiều hơn như thế họ sẽ tự tin hơn, nhiệt tình hơn, trách nhiệm hơn và có nhiều kiến thức xã hội hơn, góp phần nâng cao nhận thức, tạo động lực để họ PTKT, XĐGN cải thiện mức sống dân cư. Tuy nhiên quy định chế tài, cũng như cách thức thực hiện phải đảm bảo cộng đồng được: biết, bàn, làm, đóng góp, kiểm tra, sử dụng hưởng lợi, quản lý sản phẩm… đảm bảo công bằng cho mọi thành viên tham gia thì hoạt động mới lâu dài và bền vững, phát huy hiệu quả PTKT tốt nhất. Ở các hoạt động này cộng đồng có thể tham gia vào tất cả các bước: xác định nhu cầu PTKT
thiết yếu; lập kế hoạch triển khai thực hiện; phân cấp cộng đồng thực hiện; trực tiếp thực hiện và đóng góp các nguồn lực thực hiện; tham gia theo dõi, giám sát đánh giá; quản lý và sử dụng các sản phẩm… hoặc tham gia một vài bước trong đó, nhưng không ai phủ nhận được rằng sự tham gia của cộng đồng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, ý nghĩa hơn.
Kinh tế thị trường càng phát triển, công nghệ càng tiên tiến, dân số tăng, nhu cầu tài nguyên lớn … thì hậu quả ắt là ô nhiễm môi trường, chênh lệch giàu nghèo. Địa phương cộng đồng sinh sống phát động các hoạt động PTKT lồng ghép với vấn đề bảo vệ môi trường, tài nguyên và giảm thiểu suy thoái môi trường sẽ dễ đạt mục đích hơn chương trình bảo vệ môi trường đơn phương.
2.1.3.3 Cộng đồng các dân tộc tham gia về các hoạt động phát triển kinh tế trong các CTMTQG, DA, chính sách giảm nghèo của Nhà nước thực hiện
a) Các hoạt động PTKT trong các CT giảm nghèo chính của nhà nước
Đây là các hoạt động PTKT trong CTMTQG của Nhà nước, đó là các CT đã thực hiện ở hai huyện nghiên cứu như: CT134, CT135 –I, CT135 – II, CT167, CT30a... và một số CT, DA chính sách khác đã tiến hành thực hiện.
Các hoạt động PTKT trong CT134 là: hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.
Các hoạt động PTKT trong CT135: xây dựng CSHT (điện, đường, trường, trạm, thủy lợi, nhà văn hóa, chợ); hỗ trợ phát triển sản xuất (vay vốn, khuyến nông, vật tư, kỹ thuật); đất sản xuất; nâng cao năng lực cán bộ và cộng đồng.
CTMTQG giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 được phê duyệt theo Quyết định 20/2007/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm các hoạt động PTKT là: hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập thông qua cung tín dụng ưu đãi hộ nghèo; thực hiện các dự án khuyến nông - lâm - ngư và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu; dạy nghề cho người nghèo, nhân rộng mô hình giảm nghèo; nhóm chính sách tiếp cận các dịch vụ: như y tế, giáo dục, nhà ở và nước sinh hoạt cho người nghèo; nâng cao năng lực và nhận thức giảm.
Các hoạt động PTKT trong Nghị quyết 30a là: hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm cho lao động (bao gồm cả xuất khẩu lao động); đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; bổ sung nguồn lực con người ở các cấp quản lý và các tổ công tác; đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả cấp thôn/bản, xã, huyện.
b) Các bước tham gia của cộng đồng các dân tộc vào các hoạt động PTKT trong các CT, DA, chính sách giảm nghèo của Nhà nước.
1) Cộng đồng các dân tộc được biết các hoạt động PTKT trong CT, DA
Chủ trương PTKT từ khi thực hiện đổi mới của Việt Nam luôn chú trọng việc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Biết các hoạt động PTKT trong các CT, DA là bước đầu tiên giúp cho cộng đồng hình dung được các CT, DA có hoạt động gì, hoạt động đó thực hiện như thế nào, liên quan gì đến cộng đồng, được nhận gì, phải đóng góp bao nhiêu. Ngoài ra biết hoạt động PTKT để các thành viên có thể chuẩn bị tâm lý, đưa ra quyết định có hay không tham gia. Cung cấp thông tin cho cộng đồng về các hoạt động PTKT là bước cần thiết để giúp cộng đồng biết, hiểu hoạt động PTKT cũng như nhận biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong đó. Thông tin ở bước này cần: cụ thể hóa từng chi tiết, dễ hiểu, địa phương hóa ngôn ngữ, thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời rõ ràng về ngôn ngữ, nội dung. Bên cạnh đó nên giải thích nếu như thành viên cộng đồng có thắc mắc, để họ đưa ra quyết định đúng đắn về hoạt động PTKT mà họ đang được biết, và có thể sẽ tham gia.
2) Tham gia xác định các nhu cầu hoạt động PTKT thiết yếu từ CT, DA
Mọi hỗ trợ của Nhà nước là dành cho cộng đồng, giúp đỡ họ về mặt này hay mặt khác để họ có điều kiện PTKT, văn hóa, xã hội, giúp họ cải thiện đời sống, nâng cao mức sống hay giúp họ thoát khỏi đói nghèo. Tuy vậy các hỗ trợ cần phải dựa trên nhu cầu của các thành viên cộng đồng nơi được thụ hưởng các CT, DA.
Nhưng hiện nay ở hầu hết các địa phương, khi triển khai CT, DA thì việc xác định nhu cầu còn dựa chủ yếu vào quan điểm, định hướng của cán bộ lãnh đạo, thậm chí là ý kiến chủ quan của một số cán bộ lập kế hoạch. Sự tham gia của người dân chỉ đóng vai trò nhận, thụ hưởng. Kiểu tiếp cận top-dow này vô tình hạn chế sự tham gia và đóng góp của cộng đồng khiến cho các thành viên cộng đồng thờ ơ, và thiếu trách nhiệm, việc hỗ trợ có thể sẽ sai lệch. Nhu cầu người dân cần mới là điều nên cho họ, cộng đồng tham gia xác định nhu cầu là điều trở nên tất yếu và cần thiết giúp CT, DA hỗ trợ kịp thời chính xác cái cần hỗ trợ, thể hiện tính đúng đắn của chính sách. Họ được hưởng cái họ cần, họ tham gia thực hiện thì tất yếu họ có tinh thần trách nhiệm và dốc hết năng lực vật chất để thực hiện thành công CT, DA.
3) Tham gia vào lập kế hoạch thực hiện các hoạt động PTKT
Hoạt động PTKT nào cũng cần được cụ thể hóa thành kế hoạch của các cấp, các ngành địa phương và người hưởng lợi. Kế hoạch cần được xây dựng theo xu hướng có sự tham gia của cộng đồng, họ xác định nhu cầu rồi tự họ lập kế hoạch thực hiện, họ có trách nhiệm đóng góp và được sử dụng cũng như quản lý sản phẩm. Kế hoạch được lập nên cân đối giữa nguồn lực có thể huy động và nhu cầu cần hỗ trợ để giảm nghèo, đảm bảo hài hòa đầu tư của Nhà nước với sự đóng góp của cộng đồng. Kế hoạch của các cấp và các ngành cần có sự thống nhất về nội dung, chỉ tiêu và hệ thống đánh giá (Đỗ Kim Chung, 2011). Vì vậy, sự tham gia lập kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động PTKT của cộng đồng là đúng đắn hợp lý đảm bảo tính công bằng xã hội, phát huy sự nỗ lực của cộng đồng trong XĐGN.
4) Được phân cấp, phân quyền thực hiện các hoạt động PTKT
Kinh nghiệm triển khai các hoạt động PTKT, các CT, DA về XĐGN ở Việt Nam cho thấy càng phân cấp cho các cấp có thẩm quyền gần sát với cộng đồng bao nhiêu thì hiệu quả đầu tư cho XĐGN càng cao bấy nhiêu. Các hạng mục CSHT được phân cấp cho cấp huyện thẩm định phê duyệt, một số công trình do cấp xã làm chủ đầu tư đã nâng cao hiệu quả của CT135 - II. Việc phân cấp cũng phát huy được tính tự chủ ở cơ sở địa phương, phát huy sự tham gia của cộng đồng, giảm thời gian chờ đợi, giảm chi phí hành chính, nâng cao được hiệu lực và hiệu quả của việc hỗ trợ giảm nghèo. Các cấp càng nhỏ làm chủ đầu tư càng dễ dàng huy động được sự đóng góp của cộng đồng, bằng tiền, hiện vật, sức lao động… hiệu quả sẽ tốt hơn.
5) Tham gia đóng góp nguồn lực và trực tiếp thực hiện các HĐPTKT
Các hoạt động PTKT trong các CT, DA hỗ trợ XĐGN thông thường sẽ có một nguồn tài chính từ ngân sách, ngân sách địa phương, hoặc ngân sách khác. Nhưng như đã nói, các CT, DA không phải là chìa khóa vạn năng để giải quyết đói nghèo. Cần phát huy được sức dân đóng góp vào các hoạt động PTKT, sự nỗ lực từ họ mới đem lại hiệu quả cao và kết quả bền vững nhất. Trong kế hoạch thực hiện cần xác định được khả năng đóng góp của cộng đồng, huy động nguồn lực đó tham gia. Ở điều kiện cộng đồng còn nghèo đói, sự đóng góp không nhất thiết phải bằng tiền, có thể bằng sức lao động, hiện vật ở giới hạn họ có và sẵn
sàng, việc đó làm cho họ quý trọng, giữ gìn sản phẩm, kết quả hơn bởi có một phần công sức của họ.
Tổ chức thực hiện các CT, DA, các hoạt động PTKT ở Việt Nam đã từng có hiệu quả cao khi giao cho cộng đồng thực hiện tất cả hoặc một phần. Do vậy nếu các công trình phát triển CSHT, các hoạt động PTKT nhằm giảm nghèo khác mà phạm vi cộng đồng thôn bản, chính quyền xã làm được thì nên tạo điều kiện cho cộng đồng nơi đó tham gia, hoặc giao cho họ thực hiện. Mặt khác chìa khóa thành công là việc giao kế hoạch thực hiện và cấp vốn thực hiện phải đồng
bộ. Do vậy huy động sự đóng góp từ cộng đồng là vô cùng quan trọng.
6) Tham gia theo dõi, giám sát đánh giá quá trình thực hiện các HĐPTKT
Công tác theo dõi, giảm sát đánh giá quá trình thực hiện các hoạt động PTKT trong các CT, DA về XĐGN đảm bảo cho mục đích của hoạt động PTKT được thành công hơn. Hoạt động PTKT nào cũng có những nhóm người thực hiện theo dõi, giám sát đánh giá, báo cáo bằng văn bản. Nhưng với hoạt động PTKT hỗ trợ XĐGN cho cộng đồng, phải đảm bảo cơ chế giám sát đánh giá có sự tham gia, để cộng đồng giám sát đánh giá và có ý kiến phản hồi về các lợi ích mà họ nhận được cũng như hạn chế của các hoạt động PTKT trong các CT, DA. Từ đó cộng đồng hiểu được sự tham gia của mình có ý nghĩa, trách nhiệm và có kết quả tốt nhất.
7) Tham gia sử dụng, hưởng lợi các sản phẩm, kết quả của các HĐPTKT
Bản chất của các CT, DA về XĐGN là để hỗ trợ người nghèo, là mục đích hướng đến của mọi CT, DA cũng như các hoạt động PTKT. Khi được đóng góp thực hiện và sử dụng, hưởng lợi các sản phẩm của hoạt động thì người dân sẽ thấy được ý nghĩa thực sự và tầm quan trọng của sản phẩm đó đối với cuộc sống. Vấn đề đặt ra là: người dân đã được hưởng lợi đúng với nhu cầu của họ chưa? Hưởng lợi gì? Bao nhiêu từ sản phẩm, kết quả của hoạt động? Đạt bao nhiêu % nhu cầu? Lập kế hoạch chương trình thực hiện các hoạt động PTKT cần đề cập đến: người dân cần gì, đóng góp bao nhiêu, lợi ích họ được hưởng là gì? Đã cân đối với nguồn lực họ đóng góp chưa? Có thể lợi ích họ nhận được mang tính chất lợi ích công là chủ yếu, nhưng việc quyết định tỷ lệ % đầu tư từ ngân sách và % đóng góp từ dân nên được chú ý. Có thể lợi ích người dân nhận được mang tính chất lợi tích tư, cần tính toán hiệu quả của nguồn vốn ngân sách sao cho
phát huy tốt nhất sự hỗ trợ. Lợi ích cộng đồng nhận được chính là động lực lớn thúc đẩy họ tham gia thực hiện các hoạt động PTKT đó, cần phải cụ thể hóa những lợi ích mà hoạt động mang lại.
8) Cộng đồng quản lý, bảo vệ các sản phẩm, kết quả của các HĐPTKT
Thông thường sau khi bàn giao, nghiệm thu các sản phẩm của CT, DA sẽ giao lại cho chính cộng đồng đó quản lý, bảo vệ và sửa chữa. Với một số hoạt động hỗ trợ trực tiếp thì người được thụ hưởng trực tiếp là người quản lý, bảo vệ, sửa chữa như: hỗ trợ mô hình, cho vay vốn, hỗ trợ đầu vào sản xuất, hỗ trợ đất sản xuất… Với một số hạng mục, hoạt động mang tính đầu tư công thì thường giao lại cho một nhóm người quản lý. Thông qua các tổ chức cộng đồng để xây dựng quy chế, điều kiện, phạm vi chung trong đó vai trò của cộng đồng cần biểu hiện ở các nội dung cụ thể như: hướng dẫn người dân sử dụng đúng; bảo vệ công trình đúng quy định; cử đại diện cộng đồng quản lý; giám sát các hoạt động của tổ chức được giao quản lý; giám sát công tác sửa chữa, duy tu công trình; huy