Một số công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu nghiên cưu sự tham gia của dân tộc (Trang 46)

2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA

2.2.3 Một số công trình nghiên cứu có liên quan

Trên thế giới và Việt Nam đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về phát triển cộng đồng, XĐGN và PTKT, văn hóa, du lịch, bảo vệ môi trường … dựa vào cộng đồng. Các công trình nghiên cứu này đã đề cập đến vấn đề hình thành và phát triển cộng đồng, PTKT, văn hóa, xã hội dựa vào sức mạnh cộng đồng. Tuy nhiên, chỉ mới đề cập theo từng mảng, từng khía cạnh mà chưa có một nghiên cứu nào về cộng đồng các dân tộc tham gia vào PTKT để giảm nghèo.

Đề tài:“Nghiên cứu hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển nông thôn dựa

vào cộng đồng để làm cơ sở cho việc đề xuất chính sách phát triển nông thôn mới trong điều kiện của Việt Nam” của TS. Nguyễn Quang Dũng, Viện

QH&TKNN đã bước đầu xây dựng được lý thuyết về mô hình phát triển nông thôn dựa cộng đồng thực hiện theo cách tiếp kiện từ dưới lên, hình thức tổ chức: Ban phát triển thôn, xác định loại công trình ưu tiên trong xây dựng cơ sở hạ tầng, xác định vai trò của cấp huyện, khả năng PTKT hộ, cơ chế hỗ trợ của tổ chức bên ngoài, các tiếp cận phát triển dựa vào cộng đồng và xác định các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng vào xây dựng nông thôn mới… nhưng chưa có nghiên cứu sâu về sự tham gia của cộng đồng các dân tộc vào các hoạt động PTKT trong các chương trình giảm nghèo.

Đề tài:“Nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế

chính sách trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” của PGS.TS. Vũ Năng Dũng, Viện QH&TKNN. Đề xuất chính sách và mô

hình phát triển cho 7 vùng sinh thái, cũng đã đề cập thành lập các tổ chức cộng đồng ở địa phương, xây dựng phương pháp tiếp cận phát triển dựa vào cộng đồng, tuy nhiên chưa có giải pháp cụ thể về việc huy động cộng đồng các dân tộc tham gia các chính sách, các hoạt động PTKT trong chương trình giảm nghèo.

“Thực trạng và giải pháp kinh tế xã hội chủ yếu phát triển bền vững cộng

đồng các dân tộc ít người tại chỗ vùng đệm vườn quốc gia Yok Đôn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk” của Tuyết Hoa NiêkDăm, Luận án tiến sỹ khoa học kinh tế,

phát triển dựa vào cộng đồng vùng đệm, cũng đề xuất nhiều giải pháp phát triển các tổ chức cộng đồng tại chỗ vào PTKT xã hội, nhưng chưa có giải pháp nào cụ thể.

Ngoài ra còn có rất nhiều các nghiên cứu khác như: công trình “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng và quản lý đường giao thông thôn/bản ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ” của tác giả Thiều Văn Vĩ,

Luận văn thạc sỹ kinh tế, 2010. Công trình “Thực trạng và một số giải pháp

nâng cao sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng các công trình thuỷ lợi nhỏ trên địa bàn huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương” của tác giả Lê Cao Sơn, Luận văn thạc sỹ kinh tế, 2005, và rất nhiều các công trình khác đã đưa ra lý luận, thực trạng và giải pháp thúc đẩy cộng đồng tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng và nhiều hạng mục khác tuy nhiên chưa có công trình nào có giải pháp cụ thể huy động cộng đồng các dân tộc tham gia PTKT.

Các công trình này rất đa dạng về khái niệm, cách tiếp cận, giải pháp phát triển cộng đồng, hay PTKT, văn hóa … dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên chưa có công trình nào đề cập đến sự tham gia của cộng đồng các dân tộc về các hoạt động PTKT trong các chương trình giảm nghèo. Nhất là nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp cụ thể về phát huy sức mạnh cộng đồng các dân tộc vùng núi phía Bắc vào các hoạt động PTKT chưa có công trình nào đề cập cụ thể.

Một phần của tài liệu nghiên cưu sự tham gia của dân tộc (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w