Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thông tin

Một phần của tài liệu nghiên cưu sự tham gia của dân tộc (Trang 62)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN XÍN MẦN, HUYỆN ĐÀ BẮC

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thông tin

3.2.3.1 Công cụ xử lý số liệu và thông tin

Số liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS.

3.2.3.2 Phân tích thông tin

- Sử dụng các công cụ của PRD như: Thảo luận chung, cây vấn đề, cây mục tiêu,… để phân tích sự tham gia vào các hoạt động PTKT nhằm XĐGN của thành viên và cộng đồng, qua đó nhận định các giải pháp tháo gỡ phù hợp.

- Sử dụng phương pháp thống kê miêu tả, thống kê kinh tế trong phân tích số liệu về các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, diện tích đất đai, khí hậu, tình hình sản xuất kinh doanh, tăng trưởng, thu nhập, thoát nghèo, kết quả sản xuất cũng như các chỉ tiêu về sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động PTKT, bao gồm: tỷ lệ hộ tham gia, tần suất tham gia các hoạt động… của từng cá nhân, xã, huyện.

- Phương pháp phân tích so sánh phân tích sự khác biệt trong tham gia về các hoạt đông PTKT giữa các cộng đồng, các dân tộc, các vùng, mỗi gia đình, cá nhân.

- Sử dụng khung phân tích đa chiều phân tích nguyện vọng của dân tộc, địa phương, cộng đồng trong hoạt động phát triển kinh tế để giảm nghèo.

- Phương pháp chuyên khảo để đi sâu đánh giá điển hình về các cách thức thực hiện, giải pháp đang thực hiện để huy động sự tham gia các hoạt động PTKT trong các chương trình giảm nghèo đã và đang thực hiện. Đánh giá các giải pháp mới, tiên tiến, các giải pháp cũ, các giải pháp hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân, các vấn đề tồn tại và vấn đề nổi cộm cần giải quyết, các vấn đề hạn chế sự tham gia của cộng đồng từ đó tìm các tháo gỡ và đề xuất giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng mỗi dân tộc vào các hoạt động PTKT trong các chương trình giảm nghèo phù hợp hơn với thực tế từng địa phương, từng dân tộc, từng hoạt động PTKT trong mỗi chương trình giảm nghèo cụ thể.

Một phần của tài liệu nghiên cưu sự tham gia của dân tộc (Trang 62)